Đề thi bán kì 2 – Ngữ văn lớp 11

Đề đọc hiểu Đây thôn Vĩ Dạ. phân tích thái độ sống tích cực của một cái Tôi ham sống đến cuồng nhiệt qua đoạn thơ  Vội Vàng- Xuân Diệu

BÀI VIẾT SỐ 6

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II LỚP 11 MÔN NGỮ VĂN

Thời gian: 90 phút

Phần I. Đọc – hiểu (4 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

(Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11 tập hai, NXB Giáo dục 2006, trang 39)

Câu 1. Câu thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” gợi cho anh/chị những cách hiểu nào? (1.5 đ)
Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ. (0.5 đ)
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong câu thơ “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. (1 đ)
Câu 4. Đặt tiêu đề cho đoạn thơ? (1 đ)
Phần II. Làm văn (6 điểm)
Anh/chị hãy phân tích thái độ sống tích cực của một cái Tôi ham sống đến cuồng nhiệt qua đoạn thơ sau:

“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng

Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

(Vội vàng – Xuân Diệu, Ngữ văn 11 tập hai, NXB Giáo dục, 2006, trang 23)

________________________________Hết_____________________________________________

 

HƯỚNG DẪN CHẤM 

Phần I: Đọc hiểu (4 điểm)

Ý chính cần có Điểm
Câu 1: Câu thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” mở đầu bài thơ mang hình thức là một câu hỏi gợi nên nhiều cách hiểu:  
– Là lời cô gái xứ Huế gửi tới nhân vật trữ tình (nhà thơ) vừa là lời mời cũng vừa là lời trách cứ nhẹ nhàng 0.5
– Là lời tác giả tự phân thân tự hỏi mình, tự trách mình 0.5
– Là cái cớ khơi nguồn cảm xúc của nhân vật trữ tình hồi tưởng về thôn Vĩ 0.5
Câu 2: Phương thức biểu cảm/ Biểu cảm 0.5
Câu 3. Các biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng: so sánh
– Hình ảnh so sánh “Xanh như ngọc” giàu sức tạo hình và biểu cảm, gợi cho người đọc liên tưởng về hình ảnh khu vườn xanh non, giàu sức sống với vẻ đẹp tinh khôi, trong trẻo
 
1.0
Câu 4: Thiên nhiên và con người Vĩ Dạ lúc bình minh, Cảnh và người thôn Vĩ…. (Học sinh có thể đặt nhiều tiêu đề khác nhau tuy nhiên tiêu đề cần thể hiện được nội dung của đoạn thơ) 1.0

 
Phần II: Làm văn (6 điểm)

Nội dung Điểm
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, biết tách đoạn trong phần thân bài, kết bài kết luận được vấn đề.
 
0,75
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Thái độ sống tích cực của một cái Tôi ham sống đến cuồng nhiệt
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng-
+ Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
+ Cảm nhận khái quát về bài thơ: Vội vàng là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây từng phút của cuộc đời mình nhất là những năm tháng tuổi trẻ của một hòn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt.
+ Cảm nhận và phân tích đoạn thơ: Là đoạn thơ cuối, tiếp nối mạch cảm xúc mãnh liệt, dào dạt tuôn trào của một hồn thơ khát khao giao cảm với đời, say mê với vẻ đẹp của cuộc sống trần thế nhưng cũng chất chứa nhiều băn khoăn và lo âu về sự trôi chảy của thời gian; là lời giục giã cuống quýt chạy đua với thời gian.
 
+ Đoạn thơ thể hiện một cái Tôi cá nhân táo bạo và bản lĩnh (đại từ nhân xưng Ta, lặp lại cụm từ Ta muốn, hệ thống các động từ và tính từ mạnh)
+ Đánh giá thành công về mặt nghệ thuật: Hệ thống từ ngữ, giọng điệu, nhịp điệu thơ
+ Đoạn thơ thể hiện triết lí sống tích cực, cuồng nhiệt, say mê, chạy đua với thời gian quý trọng từng giây phút cuộc đời tuổi trẻ của Xuân Diệu khác với quan niệm “sống gấp” tiêu cực của một bộ phận giới trẻ hiện nay.
4.0
 
0.5
 
1.0
 
 
1.0
 
 
0.5
 
0.5
 
0.5
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,75

Xem thêm :

  1. Tuyển tập đề thi Ngữ văn khối 10
  2. Tuyển tập đề thi Ngữ văn khối 11
  3. Tuyển tập đề thi Ngữ văn khối 12
  4. Tuyển tập đề thi , soạn bài Vội vàng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *