ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm) THEO ĐÚNG MA TRẬN CỦA BỘ
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: (Tự luận)
Phần I. Đọc hiểu
Đọc bài thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu
CHIỀU XUÂN
Anh Thơ
Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.
Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm.
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Chỉ ra 02 PTBĐ được sử dụng trong bài thơ.
Câu 2. Xác định đề tài của bài thơ.
Câu 3. Cảnh xuân trong bài thơ được khắc hoạ trong thời gian và không gian nào? Câu 4. Những hình ảnh trong bức tranh chiều xuân ở bài thơ gợi nên điều gì?
Câu 5: Đặc điểm về cách sử dụng từ ngữ trong bài thơ?
Câu 6. Nhận xét về nhịp điệu của bài thơ.
Câu 7. Qua bức tranh chiều xuân, hãy cảm nhận về tâm hồn của nhà thơ?
Câu 8: Bức tranh quen thuộc của làng quê đồng bằng Bắc Bộ được gợi ra trong đoạn thơ đủ sức lay động lòng người khi chúng ta đang sống trong bối cảnh quá trình đô thi hoá nông thôn diễn ra mạnh mẽ. Anh/chị hãy nêu một tác động tích cực và một tác động tiêu cực của quá trình đô thị hoá đến việc giữ gìn bản sắc văn hoá làng quê. Hãy viết trong một đoạn văn từ 5- 7 câu
LÀM VĂN (4,0 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của văn bản trên.
Hướng dẫn chi tiết
ĐỌC – HIỂU
Câu 1:
-Thể thơ: 8 chữ
– 02 PTBĐ được sử dung: Miêu tả và biểu cảm
Câu 2
– Đề tài: Mùa xuân- đề tài quen thuộc trong thơ ca
Câu 3:
– Thời gian: Buổi chiều -> gợi buồn, gợi nhớ
– Không gian: Làng quê với bến vắng, triền đê, cánh đồng -> bình dị, gần gũi
Câu 4.
– Hình ảnh chiều xuân trong bài thơ : bến vắng, con đò, nước sông, quán tranh , mưa đổ bụi, chòm hoa xoan hoa tím rụng tơi bời, đường đê cỏ non tràn cỏ biếc, đàn sáo đen, cánh bướm rập rờn trôi trước gió, trâu bò thong thả cúi ăn mưa, đồng lúa xanh rờn, ướt lặng, lũ cò con chốc chốc bay ra, cô nàng yếm thắm …
-> Những hình ảnh bình dị, thân thuộc mở ra khung cảnh êm đềm, tĩnh lặng, và rất đỗi thơ mộng, lãng mạn của bức tranh chiều xuân nơi làng quê. Hình ảnh đó cho thấy tình yêu sự gắn bó sâu nặng của tác giả với làng quê đồng thời gieo vào lòng người nỗi niềm làng mạc, quê hương để ta thêm yêu vẻ đẹp của làng quê.
Câu 5:
– Đặc điểm về cách sử dụng từ ngữ của tác giả
+ Sử dụng nhiều danh từ kết hợp với tính từ chỉ đặc điểm, trạng thái, tính chất : Mưa bụi êm êm, bến vắng, đò biếng lười, quán tranh im lìm, vắng lặng, trâu bỏ thong thả, cánh bướm rập rờn, đồng lúa xanh rờn, ướt lặng….
+ Sử dụng nhiều từ láy( Tương thanh, tượng hình ) như : êm êm, im lìm, vắng lặng, tơi bời, vu vơ, rập rờn, thong thả, chốc chốc
=>Tác dụng: Làm cho sự vật hiện lên cụ thể, sinh động, có hồn, người đọc có cảm giác như bức tranh chiều xuân với những hình ảnh thân thuộc đang hiển hiện trước mắt với bao cảm xúc yêu thương, gắn bó cùng sự sự thư thái trong tâm hồn.
Câu 6.
– Nhịp điệu : ngắt nhịp 3/5 từ đầu đến cuối bài
->âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng gợi tả được sự yên bình êm ả của buổi chiều xuân nơi làng quê
Câu 7: Cảm nhận về tâm hồn của nhà thơ
– Bức tranh chiều xuân: có nhiều hình ảnh đẹp, bình dị, lãng mạn mang nét đặc trưng của làng quê
– Tâm hồn nhà thơ:
+ Tinh tế, nhạy cảm
+ Yêu thiên nhiên, quê hương tha thiết
+ Gắn bó và có những rung rộng tinh tế với vẻ đẹp của làng quê
Câu 8
+ Đảm bảo hình thức đoạn văn từ 5-7 câu
+ Nội dung : có thể tham khảo gợi ý sau
– Nêu một tác động tích cực như quá trình đô thị hoá khiến nông thôn VN trở nên hiện đại hơn hoặc đời sống tinh thần cũng như vật chất của người nông dân được cải thiện …
– Nêu một tác động tiêu cực như một số nét đẹp mang tính bản sắc văn hoá làng quê dần trở nên mai một, ô nhiễm môi trường, môi trường sống không còn trong lành…
=> Mỗi chúng ta cần có ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá làng quê trong bối cảnh đô thị hoá nông thôn nói riêng và quá trình hội nhập nói chung.
LÀM VĂN (Đảm bảo các luận điểm cơ bản dưới đây)
Dàn ý
Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm.
– Nữ sĩ Anh Thơ xuất hiện trong phong trào Thơ mới với những bài thơ viết về đề tài nông thôn tràn ngập những hình ảnh gần gũi, quen thuộc, gợi nhớ những kỉ niệm êm đềm về làng mạc, quê hương trong tâm thức của mỗi con người. Thơ của bà mỗi bài là một bức tranh thiên nhiên tươi mát, hài hoà, gợi nên không khí và nhịp sống êm đềm ở miền quê Bắc Bộ.
– Chiều xuân được in trong tập Bức tranh quê (xuất bản năm 1941) là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Anh Thơ. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi mát, thơ mộng và khung cảnh làng quê tĩnh lặng, thanh bình khiến cho con người thêm gắn bó với quê hương 2. Thân bài: Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ:
* Phân tích, đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình:
(Chủ đề, mạch cảm xúc, hình ảnh, điểm nhìn…)
– Ý nghĩa nhan đề: – Chiều xuân – nhan đề ngắn gọn nhưng khái quát được nội dung của toàn bài thơ , hé mở cho người đọc thời điểm khơi gợi cảm xúc của nhà thơ – buổi chiều gợi nhớ, gợi thương. Đồng thời hé mở không gian nghệ thuật của bài thơ – bức tranh xuân vào thời điểm buổi chiều =>Chiều xuân ghi nhận thời điểm đặc biệt trên dòng chảy thời gian vừa diễn tả không gian.
– Chủ đề: Bài thơ là những cảm xúc tinh tế của Anh Thơ về vẻ đẹp của mùa xuân ở làng quê gắn với những không gian thân thuộc : bến đò, dòng sông, triền đê, cánh đồng .Qua đó thể hiện tình yêu , sự gắn bó với quê hương của tác giả
– Bài thơ mang đến cho chúng ta một thông điệp : hãy gắn bó, trân trọng những vẻ đẹp bình dị của quê hương, hãy bồi đắp tâm hồn để nó trở nên tinh tế hơn trước những biến thái tinh vi của sự vật
– Mạch cảm xúc: Bài thơ là dòng cảm nhận của nhà thơ về vẻ đẹp bình dị của quê hương vào mùa xuân lúc chiều tà . Ba khổ thơ là ba không gian khác nhau trong sự di chuyển điểm nhìn và những cảm nhận tinh tế của tác giả để cùng tạo nên một bức hoạ đồng quê gần gũi, thân thuộc mà rất đỗi nên thơ
– Hình ảnh: bến vắng, con đò, nước sông, quán tranh , mưa đổ bụi, chòm hoa xoan hoa tím rụng tơi bời, đường đê cỏ non tràn cỏ biếc, đàn sáo đen, cánh bướm rập rờn trôi trước gió, trâu bò thong thả cúi ăn mưa, đồng lúa xanh rờn, ướt lặng, lũ cò con chốc chốc bay ra, cô nàng yếm thắm …
-> Đều là những hình ảnh bình dị, thân thuộc mang nét đặc trưng của chiều xuân nơi làng quê. Từ đó mở ra khung cảnh êm đềm, tĩnh lặng, và rất đỗi thơ mộng, lãng mạn của bức tranh chiều xuân nơi làng quê. Hình ảnh đó cho thấy tình yêu sự gắn bó sâu nặng của tác giả với làng quê đồng thời gieo vào lòng người nỗi niềm làng mạc, quê hương để ta thêm yêu vẻ đẹp của làng quê.
– Điểm nhìn: có sự dịch chuyển, vận động, linh hoạt trong nhiều không gian: có điểm nhìn từ bến vắng, ngoài đường đê, đồng lúa.
-> quan sát, miêu tả chiều xuân trong nhiều không gian khiến cảnh vật được hiện lên cụ thể, sinh động
* Phân tích đánh giá sự phát triển của hình tượng chính và tính độc đáo của các phương diện ngôn từ.
– Sự phát triển của hình tượng chính
- Khổ 1: Cảnh bến sông
– Không gian mở ra trên bến đò xưa cũ và bức tranh mùa xuân hiên lên có sự có cả âm thanh, màu sắc, hình ảnh. Tứ thơ mùa xuân lan toả trong từng hình ảnh từng chi tiết, từng lời thơ. Đó là những hình ảnh đặc trưng của mùa xuân xứ Bắc: mưa bụi êm đềm, chùm hoa xoan tím rụng trên quán nhỏ… hình ảnh cơn mưa bụi gợi lên sự êm đềm phảng phất của những hạt mưa xuân nhỏ nhẹ êm êm.
– Chiều xuân cũng vắng như những buổi chiều, con đò được nhân hoá như biết lười biếng để mặc cho nước trôi lững lờ cong mình thì nằm im lìm trên bến vắng đó. Trước mắt ta là một cảnh tượng hữu tình sông nước bến vắng với con đò. Anh Thơ không phải tìm đâu xa mà những hình ảnh bình thường nhưng lại nên thơ ấy đã như phô trước mắt chỉ cần một tâm hồn biết cảm nhận là toát lên những lời thơ tuyệt vời. Quán nước cũng lim lìm trong sự vắng lặng ấy, chòm xoan hoa tím rụng tơi bời. Mùa chiều vốn tàn tạ nhưng mùa xuân thì nảy nở sinh sôi. Vậy Anh Thơ đã cho ta biết thêm một vẻ đẹp nhẹ nhàng lững lờ của mùa xuân nữa.
– Bức tranh thứ nhất tả cảnh một chiều mưa bụi với hình ảnh bến sông vắng khách, con đò nằm gần như bất động, quán tranh xơ xác bên chòm xoan rụng đầy hoa tím- những hình ảnh đặc trưng của mùa xuân xứ Bắc
“Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi …
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.”
– Nữ sĩ quan sát, thưởng thức bằng cái nhìn tâm tưởng nên đã cảm nhận được cái hồn của cảnh vật thân quen. Trong chiều mưa lạnh, quang cảnh bến sông ven làng càng tiêu điều, vắng vẻ. Một bức tranh dường như thiếu sắc màu và ánh sáng. Trong sự tĩnh lặng gần như tuyệt đối của không gian vẫn có sự hoạt động của cảnh vật, dù là nhẹ đến mức như có như không: Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng mở ra không gian hư ảo. Con đò thường ngày tất bật chở khách sang sông, giờ đây dường như mệt mỏi, biếng lười nằm mặc nước sông trôi. con đò được nhân hoá trở nên có hồn, mang nét tâm trạng như con người. Còn quán tranh cũng như thu mình lại, đứng im lìm trong vắng lặng bởi không còn khách vào ra với tiếng cười, tiếng nói rộn ràng. Chòm xoan hoa tím rụng tơi bời trước ngọn gió xuân còn vương hơi lạnh của buổi tàn đông. Mọi thứ đều hoạt động một cách nhẹ nhàng phảng phất buồn trong sự vắng lặng của con người và dường sau cảnh ẩn chứa một nỗi buồn man mác mà sâu lắng khó nói thành lời.
Khổ 2: Cảnh xuân trên triền đê
– Sang khổ thơ thứ hai lại là một phiên cảnh khác, không phải là cảnh bến vắng con đò lười nữa mà là cảnh mùa xuân trên những triền đê:
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió.
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.
– Hình ảnh triền đê trong buổi chiều xuân qua cảm nhận của nữ sĩ thật thân thương và bình yên. So với cảnh bến vắng đìu hiu ở trên thì cảnh đường đê vui hơn và nhiều sức sống hơn. Màu xanh biếc của cỏ non mơn mởn trải dài hút tầm mắt. Màu sắc của cỏ cũng trở nên thật dịu nhẹ làm sao, sắc cỏ dịu dàng tràn biếc cỏ. Sắc màu ấy không rực rỡ không chói chang không nổi sóng như bài xuân chín của Hàn Mặc Tử, cũng không bàng bạc thời gian như trong thơ Quách Tấn, mà sắc màu ấy là gam màu của cuộc sống được khúc xạ qua một tâm trạng ngẩn ngơ một chút buồn vu vơ của thi sĩ. Trên cái phông nền xanh mát mắt và mát cả hồn người ấy điểm xuyết vài nét chấm phá của Đàn sáo đen và Mấy cánh bướm .Những con sáo đen sà xuống mổ vu vơ, mấy cánh bướm thì rập rờn trong gió, những đàn trâu thong thả ăn những búi cỏ ướt đẫm mưa xuân.
– Ở đây ta cảm thấy được nghệ thuật ngôn từ của nhà thơ quả thật rất hay. Những con số như “đàn”, “mấy”, “những” thể hiện sự nhiều, sự đầy đủ nhưng cũng không quá đông của những con vật làm đẹp cho bức tranh chiều mùa xuân ấy. Và đặc biệt là hình ảnh cánh bướm thì trôi trước gió, đàn trâu thì ăn mưa. Người ta chỉ hay nói rằng trôi theo nước, ăn cỏ hay uống mưa chứ không ai nói như thi sĩ cả. Những cái vô lý ấy lại trở thành cái có lý thành những hình ảnh nghệ thuật vô cùng đẹp. Nó nhằm thể hiện lên sự dập dìu của thiên nhiên cảnh vật, cánh bướm mỏng manh bay trong gió tựa như đang trôi theo những làn gió nhẹ nhàng ấy. Đàn trâu gặm những búi cỏ ướt đẫm những hạt mưa xuân như đang ăn mưa vậy.
=>Đoạn thơ có nhiều nét tươi mát và thơ mộng, chứng tỏ tác giả có tài quan sát và có sự rung động tinh tế nên nhận thấy cảnh vừa thực lại vừa ảo, vừa quen, vừa lạ.
Khổ 3: Cảnh xuân ở cánh đồng
Sang khổ 3, tác giả đưa người đọc đến với cảnh xuân trên trong ruộng lúa nước thân quen:
Trong đồng hoa lúa xanh rờn và ướt lặng,
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm.
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.
– Cơn mưa xuân êm êm kia cũng làm cho những cây lúa trên đồng ướt lặng. Cái chữ lặng kia làm cho chúng ta thấy được sự lặng lẽ êm đềm của cảnh vật xuân nơi làng quê. Giữa cánh đồng lúa xanh rờn nổi bật lên hình ảnh một cô nàng yếm thắm tràn đầy sức sống của tuổi xuân. Hình ảnh đáng yêu ấy thể hiện chất trữ tình lãng mạn đậm đà trong tâm hồn nữ thi sĩ nổi tiếng của phong trào Thơ mới. Tiếng động bất ngờ của Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra khiến cô gái giật mình ngơ ngác là một điểm nhấn nghệ thuật. Hình ảnh cô thôn nữ với cái dáng cắm cúi, chuyên cần làm việc giữa khung cảnh chiều xuân êm đềm như thế quả đã làm xúc động lòng người, vẻ đẹp của cô thôn nữ bên cạnh vẻ đẹp của thiên nhiên khiến cho cảnh sắc bình thường, thân quen bỗng trở nên đẹp đẽ lạ thường. Thủ pháp lấy động tả tĩnh đã làm nổi bật vẻ thanh bình, vắng lặng của chiều xuân chốn đồng quê.
– Đặc biệt câu thơ cuối với bốn từ liền nhau đều mang âm đầu là “c”: “cúi cuốc cào cỏ” vừa làm nổi bật đươc sự sự chăm chỉ, chịu khó nết na trong công việc cảu cô gái vừa thể hiện sự nhịp nhàng trùng điệp trong ý thơ.. Con người xuất hiện làm cho bức tranh thiên nhiên trở thành bức tranh sinh hoạt gần gũi, ấm áp.
=>Như vậy có thể nói ba cảnh ấy hợp lại thành một bức tranh chiều xuân đẹp một vẻ đẹp giản dị mà không kém chất thơ mộng, lãng mạn. Bưc tranh ấy đẹp trong sự hài hoà màu sắc, đẹp ở sự êm đềm, yên ả, thanh bình gieo vào lòng người bao nỗi niềm làng mạc, quê hương xứ sở.
– Tính độc đáo của các phương diện ngôn từ:
+ Sử dụng nhiều danh từ kết hợp với tính từ chỉ đặc điểm, trạng thái, tính chất : Mưa bụi êm êm, bến vắng, đò biếng lười, quán tranh im lìm, vắng lặng, trâu bỏ thong thả, cánh bướm rập rờn, đồng lúa xanh rờn, ướt lặng….
+ Sử dụng nhiều từ láy( Tương thanh, tượng hình ) như : êm êm, im lìm, vắng lặng, tơi bời, vu vơ, rập rờn, thong thả, chốc chốc
=>Tác dụng: Làm cho sự vật hiện lên cụ thể, sinh động, có hồn, người đọc có cảm giác như bức tranh chiều xuân với những hình ảnh thân thuộc đang hiển hiện trước mắt với bao cảm xúc yêu thương, gắn bó cùng sự sự thư thái trong tâm hồn.
– Nhịp điệu : ngắt nhịp 3/5 từ đầu đến cuối bài
->âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng gợi tả được sự yên bình êm ả của buổi chiều xuân nơi làng quê
* Phân tích, đánh giá nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác khác cùng đề tài, chủ đề, thể loại
- Viết về mùa xuân quen thuộc nhưng bài thơ tạo được ấn tượng riêng
+ Mùa xuân ở làng quê Bắc Bộ với những hình ảnh gần gũi , giản dị mang nét đặc trưng
+ Không tươi vui , rộn rã, mà êm đềm, nhẹ nhàng, sự sống ko mãnh liệt nhưng vẫn sinh sối nảy nở trong sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ
+ Cách sử dụng từ ngữ độc đáo : nhiều từ láy, nhiều tính từ chỉ trạng thái tính chất…làm nổi bật cảnh vật
Nếu như đa số những nhà thơ nói đến cái màu sắc yêu kiều tinh khôi của xuân vào buổi sáng bình mình cây xanh nắng dội thì Anh Thơ lại chọn riêng cho mình tả mùa xuân vào buổi chiều. Ba bức tranh vẽ ba khung cảnh khác nhau nhưng trong cùng một thời điểm. Nữ sĩ Anh Thơ tìm cảm hứng từ những khung cảnh binh dị, quen thuộc xung quanh và tỏ ra có thế mạnh ở lối miêu tả tỉ mỉ, chi tiết, thâu tóm được cái hồn của cảnh vật thiên nhiên. Mặc khác, Anh Thơ còn đóng góp cho Thơ mới ở cách dùng từ độc đáo, mới lạ chưa từng có trong thi ca. Đó là những cụm từ mưa đổ bụi, đò biếng lười; rụng tơi bời, mổ vu vơ; Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa… Những nét độc đáo, mới lạ ấy được thể hiện qua sự duyên dáng, mềm mại của các câu thơ càng làm nổi bật phong cách lãng mạn của tác giả. Bức tranh tổng thể về buổi chiều xuân yên ả, thanh bình vừa hoà hợp với tâm hồn nữ sĩ vừa gợi nên tình cảm làng mạc, quê hương sâu sắc trong lòng mỗi con người.)
Vẻ đẹp tâm hồn tác giả: Tinh tế, nhạy cảm; yêu thiên nhiên
Gắn bó sâu sắc với làng quê
- Kết bài: Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ.
Đóng góp của nhà thơ vào đề tài quen thuộc – mùa xuân
– Tấm lòng, tài năng của nhà thơ
– Sự tác động của bài thơ đến tâm hồn bạn đọc
Bài viết tham khảo
Nữ sĩ Anh Thơ xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học. Tuy chưa học hết tiểu học nhưng vốn có khiếu văn chương nên bà rất thích đọc sách và làm thơ. Bút danh Anh Thơ xuất hiện trong phong trào Thơ mới với những bài thơ viết về đề tài nông thôn tràn ngập những hình ảnh gần gũi, quen thuộc, gợi nhớ những ki niệm êm đềm về làng mạc, quê hương trong tâm thức của mỗi con người. Thơ của bà mỗi bài là một bức tranh thiên nhiên tươi mát, hài hoà, gợi nên không khí và nhịp sống êm đềm ở miền quê Bắc Bộ. Nữ sĩ Anh Thơ được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2007.Chiều xuân được in trong tập Bức tranh quê (xuất bản năm 1941) là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Anh Thơ. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi mát, thơ mộng và khung cảnh làng quê tĩnh lặng, thanh bình khiến cho con người thêm gắn bó với quê hương.
Chiều xuân – nhan đề ngắn gọn nhưng khái quát được nội dung của toàn bài thơ hé mở cho người đọc thời điểm khơi gợi cảm xúc của nhà thơ – buổi chiều gợi nhớ, gợi thương. Đồng thời hé mở không gian nghệ thuật của bài thơ – bức tranh xuân vào thời điểm buổi chiều. Chiều xuân ghi nhận thời điểm đặc biệt trên dòng chảy thời gian vừa diễn tả không gian.
Về chủ đề: Bài thơ là những cảm xúc tinh tế của Anh Thơ về vẻ đẹp của mùa xuân ở làng quê gắn với những không gian thân thuộc: bến đò, dòng sông, triền đê, cánh đồng .Qua đó thể hiện tình yêu , sự gắn bó với quê hương của tác giả. Bài thơ mang đến cho chúng ta một thông điệp: hãy gắn bó, trân trọng những vẻ đẹp bình dị của quê hương, hãy bồi đắp tâm hồn để nó trở nên tinh tế hơn trước những biến thái tinh vi của sự vật
Mạch cảm xúc, bài thơ là dòng cảm nhận của nhà thơ về vẻ đẹp bình dị của quê hương vào mùa xuân lúc chiều tà. Ba khổ thơ là ba không gian khác nhau trong sự di chuyển điểm nhìn và những cảm nhận tinh tế của tác giả để cùng tạo nên một bức hoạ đồng quê gần gũi, thân thuộc mà rất đỗi nên thơ
Bài thơ có nhiều hình ảnh: bến vắng, con đò, nước sông, quán tranh , mưa đổ bụi, chòm hoa xoan hoa tím rụng tơi bời, đường đê cỏ non tràn cỏ biếc, đàn sáo đen, cánh bướm rập rờn trôi trước gió, trâu bò thong thả cúi ăn mưa, đồng lúa xanh rờn, ướt lặng, lũ cò con chốc chốc bay ra, cô nàng yếm thắm …Đó đều là những hình ảnh bình dị, thân thuộc mang nét đặc trưng của chiều xuân nơi làng quê. Từ đó mở ra khung cảnh êm đềm, tĩnh lặng, và rất đỗi thơ mộng, lãng mạn của bức tranh chiều xuân nơi làng quê. Hình ảnh đó cho thấy tình yêu sự gắn bó sâu nặng của tác giả với làng quê đồng thời gieo vào lòng người nỗi niềm làng mạc, quê hương để ta thêm yêu vẻ đẹp của làng quê.
Về điểm nhìn: có sự dịch chuyển, vận động, linh hoạt trong nhiều không gian: có điểm nhìn từ bến vắng, ngoài đường đê, đồng lúa. Từ đó giúp nhà thơ quan sát, miêu tả chiều xuân trong nhiều không gian khiến cảnh vật được hiện lên cụ thể, sinh động
Khổ 1 là cảnh bến sông. Không gian mở ra trên bến đò xưa cũ và bức tranh mùa xuân hiên lên có sự có cả âm thanh, màu sắc, hình ảnh. Tứ thơ mùa xuân lan toả trong từng hình ảnh từng chi tiết, từng lời thơ. Đó là những hình ảnh đặc trưng của mùa xuân xứ Bắc: mưa bụi êm đềm, chùm hoa xoan tím rụng trên quán nhỏ… hình ảnh cơn mưa bụi gợi lên sự êm đềm phảng phất của những hạt mưa xuân nhỏ nhẹ êm êm. Chiều xuân cũng vắng như những buổi chiều, con đò được nhân hoá như biết lười biếng để mặc cho nước trôi lững lờ cong mình thì nằm im lìm trên bến vắng đó. Trước mắt ta là một cảnh tượng hữu tình sông nước bến vắng với con đò. Anh Thơ không phải tìm đâu xa mà những hình ảnh bình thường nhưng lại nên thơ ấy đã như phô trước mắt chỉ cần một tâm hồn biết cảm nhận là toát lên những lời thơ tuyệt vời. Quán nước cũng lim lìm trong sự vắng lặng ấy, chòm xoan hoa tím rụng tơi bời. Mùa chiều vốn tàn tạ nhưng mùa xuân thì nảy nở sinh sôi. Vậy Anh Thơ đã cho ta biết thêm một vẻ đẹp nhẹ nhàng lững lờ của mùa xuân nữa. Bức tranh thứ nhất tả cảnh một chiều mưa bụi với hình ảnh bến sông vắng khách, con đò nằm gần như bất động, quán tranh xơ xác bên chòm xoan rụng đầy hoa tím- những hình ảnh đặc trưng của mùa xuân xứ Bắc
“Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi …
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.”
Nữ sĩ quan sát, thưởng thức bằng cái nhìn tâm tưởng nên đã cảm nhận được cái hồn của cảnh vật thân quen. Trong chiều mưa lạnh, quang cảnh bến sông ven làng càng tiêu điều, vắng vẻ. Một bức tranh dường như thiếu sắc màu và ánh sáng. Trong sự tĩnh lặng gần như tuyệt đối của không gian vẫn có sự hoạt động của cảnh vật, dù là nhẹ đến mức như có như không: Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng mở ra không gian hư ảo. Con đò thường ngày tất bật chở khách sang sông, giờ đây dường như mệt mỏi, biếng lười nằm mặc nước sông trôi. con đò được nhân hoá trở nên có hồn, mang nét tâm trạng như con người. Còn quán tranh cũng như thu mình lại, đứng im lìm trong vắng lặng bởi không còn khách vào ra với tiếng cười, tiếng nói rộn ràng. Chòm xoan hoa tím rụng tơi bời trước ngọn gió xuân còn vương hơi lạnh của buổi tàn đông. Mọi thứ đều hoạt động một cách nhẹ nhàng phảng phất buồn trong sự vắng lặng của con người và dường sau cảnh ẩn chứa một nỗi buồn man mác mà sâu lắng khó nói thành lời.
Đến khổ 2 là cảnh xuân trên triền đê:
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió.
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.
Hình ảnh triền đê trong buổi chiều xuân qua cảm nhận của nữ sĩ thật thân thương và bình yên. So với cảnh bến vắng đìu hiu ở trên thì cảnh đường đê vui hơn và nhiều sức sống hơn. Màu xanh biếc của cỏ non mơn mởn trải dài hút tầm mắt. Màu sắc của cỏ cũng trở nên thật dịu nhẹ làm sao, sắc cỏ dịu dàng tràn biếc cỏ. Sắc màu ấy không rực rỡ không chói chang không nổi sóng như bài xuân chín của Hàn Mặc Tử, cũng không bàng bạc thời gian như trong thơ Quách Tấn, mà sắc màu ấy là gam màu của cuộc sống được khúc xạ qua một tâm trạng ngẩn ngơ một chút buồn vu vơ của thi sĩ. Trên cái phông nền xanh mát mắt và mát cả hồn người ấy điểm xuyết vài nét chấm phá của Đàn sáo đen và Mấy cánh bướm .Những con sáo đen sà xuống mổ vu vơ, mấy cánh bướm thì rập rờn trong gió, những đàn trâu thong thả ăn những búi cỏ ướt đẫm mưa xuân. Ở đây ta cảm thấy được nghệ thuật ngôn từ của nhà thơ quả thật rất hay. Những con số như “đàn”, “mấy”, “những” thể hiện sự nhiều, sự đầy đủ nhưng cũng không quá đông của những con vật làm đẹp cho bức tranh chiều mùa xuân ấy. Và đặc biệt là hình ảnh cánh bướm thì trôi trước gió, đàn trâu thì ăn mưa. Người ta chỉ hay nói rằng trôi theo nước, ăn cỏ hay uống mưa chứ không ai nói như thi sĩ cả. Những cái vô lý ấy lại trở thành cái có lý thành những hình ảnh nghệ thuật vô cùng đẹp. Nó nhằm thể hiện lên sự dập dìu của thiên nhiên cảnh vật, cánh bướm mỏng manh bay trong gió tựa như đang trôi theo những làn gió nhẹ nhàng ấy. Đàn trâu gặm những búi cỏ ướt đẫm những hạt mưa xuân như đang ăn mưa vậy. Đoạn thơ có nhiều nét tươi mát và thơ mộng, chứng tỏ tác giả có tài quan sát và có sự rung động tinh tế nên nhận thấy cảnh vừa thực lại vừa ảo, vừa quen, vừa lạ.
Sang khổ 3, tác giả đưa người đọc đến với cảnh xuân trên trong ruộng lúa nước thân quen:
Trong đồng hoa lúa xanh rờn và ướt lặng,
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm.
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.
Cơn mưa xuân êm êm kia cũng làm cho những cây lúa trên đồng ướt lặng. Cái chữ lặng kia làm cho chúng ta thấy được sự lặng lẽ êm đềm của cảnh vật xuân nơi làng quê. Giữa cánh đồng lúa xanh rờn nổi bật lên hình ảnh một cô nàng yếm thắm tràn đầy sức sống của tuổi xuân. Hình ảnh đáng yêu ấy thể hiện chất trữ tình lãng mạn đậm đà trong tâm hồn nữ thi sĩ nổi tiếng của phong trào Thơ mới. Tiếng động bất ngờ của Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra khiến cô gái giật mình ngơ ngác là một điểm nhấn nghệ thuật. Hình ảnh cô thôn nữ với cái dáng cắm cúi, chuyên cần làm việc giữa khung cảnh chiều xuân êm đềm như thế quả đã làm xúc động lòng người, vẻ đẹp của cô thôn nữ bên cạnh vẻ đẹp của thiên nhiên khiến cho cảnh sắc bình thường, thân quen bỗng trở nên đẹp đẽ lạ thường. Thủ pháp lấy động tả tĩnh đã làm nổi bật vẻ thanh bình, vắng lặng của chiều xuân chốn đồng quê. Đặc biệt câu thơ cuối với bốn từ liền nhau đều mang âm đầu là “c”: “cúi cuốc cào cỏ” vừa làm nổi bật đươc sự sự chăm chỉ, chịu khó nết na trong công việc cảu cô gái vừa thể hiện sự nhịp nhàng trùng điệp trong ý thơ.. Con người xuất hiện làm cho bức tranh thiên nhiên trở thành bức tranh sinh hoạt gần gũi, ấm áp. Như vậy có thể nói ba cảnh ấy hợp lại thành một bức tranh chiều xuân đẹp một vẻ đẹp giản dị mà không kém chất thơ mộng, lãng mạn. Bưc tranh ấy đẹp trong sự hài hoà màu sắc, đẹp ở sự êm đềm, yên ả, thanh bình gieo vào lòng người bao nỗi niềm làng mạc, quê hương xứ sở.
Bài thơ thành công trên phương diện ngôn từ. Tác giả sử dụng nhiều danh từ kết hợp với tính từ chỉ đặc điểm, trạng thái, tính chất : Mưa bụi êm êm, bến vắng, đò biếng lười, quán tranh im lìm, vắng lặng, trâu bỏ thong thả, cánh bướm rập rờn, đồng lúa xanh rờn, ướt lặng….Bên cạnh đó bài thơ còn sử dụng nhiều từ láy tương thanh, tượng hình như : êm êm, im lìm, vắng lặng, tơi bời, vu vơ, rập rờn, thong thả, chốc chốc. Từ đó làm cho sự vật hiện lên cụ thể, sinh động, có hồn, người đọc có cảm giác như bức tranh chiều xuân với những hình ảnh thân thuộc đang hiển hiện trước mắt với bao cảm xúc yêu thương, gắn bó cùng sự sự thư thái trong tâm hồn.Bài thơ có cách ngắt nhịp 3/5 từ đầu đến cuối bài tạo âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng gợi tả được sự yên bình êm ả của buổi chiều xuân nơi làng quê
Viết về mùa xuân quen thuộc nhưng bài thơ tạo được ấn tượng riêng. Mùa xuân ở làng quê Bắc Bộ với những hình ảnh gần gũi , giản dị mang nét đặc trưng. Không gian tươi vui , rộn rã, mà êm đềm, nhẹ nhàng, sự sống ko mãnh liệt nhưng vẫn sinh sối nảy nở trong sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ. Cách sử dụng từ ngữ độc đáo : nhiều từ láy, nhiều tính từ chỉ trạng thái tính chất…làm nổi bật cảnh vật. Nếu như đa số những nhà thơ nói đến cái màu sắc yêu kiều tinh khôi của xuân vào buổi sáng bình mình cây xanh nắng dội thì Anh Thơ lại chọn riêng cho mình tả mùa xuân vào buổi chiều. Ba bức tranh vẽ ba khung cảnh khác nhau nhưng trong cùng một thời điểm. Nữ sĩ Anh Thơ tìm cảm hứng từ những khung cảnh binh dị, quen thuộc xung quanh và tỏ ra có thế mạnh ở lối miêu tả tỉ mỉ, chi tiết, thâu tóm được cái hồn của cảnh vật thiên nhiên. Mặc khác, Anh Thơ còn đóng góp cho Thơ mới ở cách dùng từ độc đáo, mới lạ chưa từng có trong thi ca. Đó là những cụm từ mưa đổ bụi, đò biếng lười; rụng tơi bời, mổ vu vơ; Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa… Những nét độc đáo, mới lạ ấy được thể hiện qua sự duyên dáng, mềm mại của các câu thơ càng làm nổi bật phong cách lãng mạn của tác giả. Bức tranh tổng thể về buổi chiều xuân yên ả, thanh bình vừa hoà hợp với tâm hồn nữ sĩ vừa gợi nên tình cảm làng mạc, quê hương sâu sắc trong lòng mỗi con người.)
Bài thơ khép lại nhưng những vẫn vẹn nguyên trong lòng độc giả về một bức tranh xuân nơi làng quê yên bình, lãng mạn. Bài thơ là đóng góp của nhà thơ vào đề tài quen thuộc – mùa xuân nhưng đã tạo ra những nét riêng đặc trưgn của một buổi chiều quê nơi đồng bằng bắc bộ. Qua đó, bài thơ cho thấy tấm lòng, tài năng của nhà thơ: một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, có tình yêu thiên nhiên, quê hương tha thiết, luôn gắn bó và có những rung rộng tinh tế với vẻ đẹp của làng quê.