Đề tham khảo theo cấu trúc mới 2025 của Bộ -đề số 22

PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Trong mỗi người chúng ta có chứa đựng hai phần đối lập – bóng tối và ánh sáng. Để hạnh phúc luôn mỉm cười, ta cần phát huy mặt tốt và không phủ nhận mặt xấu trong con người mình. Khi không dám đối diện với nỗi sợ hãi và cơn ác mộng giày vò tâm trí ta sẽ gián tiếp khước từ những cảm xúc tốt đẹp đang hiện hữu trong trái tim mình. Và cứ thế bóng tối dần xâm chiếm và bao phủ lên những điều tuyệt vời ta đang có. Ngược lại, nếu ta can đảm đương đầu và chiếu rọi ánh sáng vào những vùng tối tăm, bóng tối sẽ lùi lại và tan biến.

Thật vậy; sự trưởng thành của mỗi người phụ thuộc vào sự dũng cảm đối mặt với thử thách – những thử thách không chỉ ở thế giới bên ngoải mà cả ở thế giới nội tâm. Bóng tối sẽ không thể tồn tại nếu ta phơi bày nó trước ánh sáng của sự thiện tâm, lòng nhân hậu và sự khoan dung, bởi chẳng có bóng tối nào trên thế gian này có sức mạnh và quyển nâng to lớn bằng tình yêu.

(Tian Daỵton, Ph. D, Quên hôm qua, sống cho ngày mai, NXB Tống hợp TP. HCM, tr. 129)

Thực hiện những yêu cầu:

Câu 1.  Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết để hạnh phúc luôn mỉm cười ta cần phải làm gì?

Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về lời khuyên: Ta cần không phủ nhận mặt xấu trong con người mình?

Câu 4. Dựa vào đoạn trích, hãy lí giải vì sao “sự trưởng thành của mỗi người phụ thuộc vào sự dũng cảm đối mặt với thử thách”?

Câu 5. Anh/ chị hãy nhận xét về quan điểm tác giả thể hiện trong đoạn trích?

PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ để trả lời câu hỏi: Làm thế nào để vượt qua thử thách ở ngay trong chính bản thân mình?

Câu 2. (4,0 điểm)

Anh (chị) hãy viết một bài luận (khoảng 600 chữ) trình bày cảm nhận của bản thân về bài thơ

Vòm nhà thờ cao nghi ngút khói

                                  Tiếng đàn oóc vang trầm

                                  Dàn đồng ca khóc than

                                  Hoa hồng rụng trên bàn như máu úa

                                  Tôi không tin

                                  Lỗ đinh trong tay tượng Chúa

                                  Chúa của tôi ngồi ở bên đường

                                  Ngủ gục trên nắp hầm trú ẩn

                                  Chúa của tôi bom thiêu cháy xém

                                  Chúa của tôi hát xẩm trên tàu điện

                                  Chúa của tôi bới gạch vụn tìm con

                                  Chúa của tôi đêm nay lang thang

                                  Không cửa không nhà vật vờ đói rét

                                  Tôi lớn lên giữa thời bạo ngược

                                  Biết trông đợi gì biết tin tưởng vào đâu.

                                                           

                                  Giê-su

                                  Tình thương không thể ngăn tội ác

                                  Đêm nay kẻ giết người

                                  Ngồi quanh bàn ăn mừng Chúa ra đời

                                  Đêm nay những vĩ nhân nâng cốc

                                  Cò kè mặc cả với nhau.

 

                                  Nói cho các người biết:

                                  Tôi không quên gì đâu

                                  Tôi nhớ hết và tôi không tha thứ

                                  Phố nghèo hút gió

                                  Dưới vòm cây run rẩy tối đen

                                  Tôi thì thầm lời cầu nguyện của mình

                                  Sao cho máu đừng chảy nữa

                                  Sao cho người lính trở về

                                  Lũ trẻ ngủ ngon

                                  Cái chết không cắt ngang giấc ngủ

                                  Nguyện cho phố tôi

                                  Không ai phải quanh năm túng đói

                                  Không còn ai bị mỏi mòn sỉ nhục

                                  Nguyện cho kẻ ốm mau lành

                                  Nguyện cho người tôi thương không phải khóc

                                  Nguyện cho lòng tôi đừng sợ hãi

                                  Nguyện cho lòng tôi đừng nguội lạnh tình yêu.

Đêm Nô-en 1972

(Cầu nguyện (trích), Lưu Quang Vũ – thơ tình, NXB Văn học, 2002)

Chú thích:

  1. Tác giả: Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) quê gốc ở Quảng Nam, sinh tại Phú Thọ. Anh làm thơ từ thuở học cấp ba, rời ghế trường trung học, vào bộ đội anh viết nhiều hơn và bắt đầu đăng báo. Nhà thơ đã trải qua những năm tháng lao đao ngay ở tuổi thanh niên, chiến tranh đang ở thời kỳ ác liệt, cuộc sống khó khăn,… Tình cảnh đó đã được diễn đạt chân thành bằng một nghệ thuật thơ thuần chín, trong khoảng hai năm 1971, 1972. Giai đoạn này thơ Lưu Quang Vũ giai đoạn này rất nhiều suy tư, chiêm nghiệm.
  2. Tác phẩm Cầu nguyện nằm trong tập Di cảo (2008), được sáng tác trong thời điểm chiến tranh ác liệt, miền Bắc bị bắn phá dữ dội, với trận bom dội Điện Biên Phủ trên không bắt đầu từ 16 giờ 30 phút ngày 14 tháng 12 năm 1972.

===HẾT===

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần Câu Nội dung Điểm
 

 

I

ĐỌC HIỂU

(4.0 điểm)

 

 

 

 

ĐỌC HIỂU 4.0đ
1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– HS không trả lời được hoặc trả lời sai: 0 điểm

0.5đ
2 Để hạnh phúc luôn mỉm cười, ta cần phát huy mặt tốt và không phủ nhận mặt xấu trong con người mình.

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– HS không trả lời được hoặc trả lời sai: 0 điểm

0.5đ
3 Lời khuyên: Ta cần không phủ nhận mặt xấu trong con người mình có thể được hiểu là:

-Ta không nên né tránh, chối bỏ mặt xấu đã và đang hiện hữu trong con người mình.

– Việc đối diện với mặt xấu trong mỗi con người sẽ giúp ta có nhận thức đúng về sai lầm, khiếm khuyết của bản thân để tìm cách khắc phục.

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời như đáp án : 1,0 điểm

* Lưu ý: Học sinh diễn đạt theo cách khác nhưng thuyết phục, hợp lý vẫn cho điểm tối đa

1.0 đ

 

 

4 – “Sự trưởng thành của mỗi người phụ thuộc vào sự dũng cảm đối mặt với thử thách” vì: Cuộc đời của mỗi con người đều gắn liền với những thử thách khó nhằn, chỉ vì yếu đuối, không tin tưởng vào năng lực bản thân, sợ thất bại mà không dám nhìn vào thử thách rồi đối mặt với chúng. Qua những thử thách, ta sẽ càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết, nói đúng hơn, thử thách chính là những đà tiến để ta trưởng thành hơn từng ngày.

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời như đáp án: 1,0 điểm

* Lưu ý: Học sinh diễn đạt theo cách khác nhưng thuyết phục, hợp lý vẫn cho điểm tối đa

1.0 đ

 

   5 -Quan điểm mà tác giả thể hiện trong đoạn trích là: Để trưởng thành, mỗi người cần dũng cảm đối diện với cái xấu ở ngay trong chính con người mình.

-Nhận xét: Đây là quan điểm đúng đắn, có ý nghĩa cảnh tỉnh, động viên, khích lệ mỗi người…

Hướng dẫn chấm:

Nêu được quan điểm của tác giả cho 0,25 điểm;

Nêu nhận xét phù hợp cho 0,75 điểm;

Nêu nhận xét đúng hướng nhưng sơ sài cho 0,5 điểm.

 

 

 

1.0đ

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Viết đoạn văn để trả lời câu hỏi: Làm thế nào để vượt qua thử thách ở ngay trong chính bản thân mình 2.0 điểm
a.     Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn 0.25đ
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Làm thế nào để vượt qua thử thách ở ngay trong chính bản thân mình? 0.25đ
II.

PHẦN VIẾT

(6.0 điểm)

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa của việc thay đổi chính mình. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:

– Để vượt qua thử thách ngay trong chính bản thân mình:

+ Mỗi người cần bắt đầu bằng việc không né tránh, dũng cảm đối diện với chính thử thách – sự hèn nhát, thói ích kỉ, lòng tham, sự đố kị…

+ Không dễ dãi thỏa hiệp với thói xấu, đấu tranh với chính mình để loại trừ những thói xấu…

+ Lắng nghe góp ý, phê bình thẳng thắn từ người khác để khắc phục nhược điểm…

+ Dẹp bỏ cái tôi hẹp hòi, nông cạn và quyết tâm chiến thắng những thử thách của bản thân…

1.0 đ

 

 

 

c. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp 0.25đ
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị luận 0.25đ
2 Anh (chị) hãy viết một bài luận (khoảng 500 chữ) trình bày cảm nhận của bản thân về bài thơ Cầu nguyện của Lưu Quang Vũ. 4,0 điểm
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. 0,25đ
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Cầu nguyện của Lưu Quang Vũ. 0,25đ
c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được những luận điểm lớn sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:

– Tác giả Lưu Quang Vũ

– Tác phẩm: Tiếng kêu đau đớn trước bi kịch chiến tranh trong giờ khắc đêm Giáng sinh, trước Chúa và nỗi đau của cả một dân tộc đang quằn quại dưới làn bom đạn của kẻ thù. Chúa đã bất lực, cũng đã bị chiến tranh hủy diệt như thân phận nhỏ nhoi của kiếp con người.

* Đoạn trích đưa đến những nhận thức sâu sắc về chiến tranh, một phần của nỗi đau, tinh thần phản chiến mạnh mẽ của nhà thơ, từ đó thắp lên khát vọng và niềm tin vào một tương lai hòa bình, no ấm.

– Ý nghĩa: Bài thơ như lời nguyện cầu cất lên trong đêm đông Giáng sinh, khi lũ giặc trong hình hài B52 như cánh tử thần lượn trên đầu dân ta, rằng mong cho con người sẽ được bao bọc, chở che, để họ được sống. Trên hết, đó còn là lời nguyện cho chính tình yêu trong lòng nhân vật trữ tình, xin đừng nguội lạnh, xin đừng quay lưng với nỗi thống khổ của loài người.

àTác phẩm khơi dậy tình yêu thương, đồng cảm giữa con người với con người, căm ghét chiến tranh và khao khát được sống mãnh liệt.

Giá trị nghệ thuật

+ Thể thơ tự do, tạo sự phóng khoáng rộng mở cho không gian nghệ thuật và xúc cảm của nhân vật trữ tình.

+ Ngôn từ mộc mạc giản dị nhưng giàu giá trị nghệ thuật, gợi hình gợi cảm, gợi liên tưởng và rung động sâu xa.

+ Giọng điệu nhắn nhủ tâm tình giàu chất trữ tình

+ Những biện pháp tư từ được sử dụng linh hoạt tạo giá trị biểu hiện hiệu quả: điệp cấu trúc, điệp từ, ẩn dụ, so sánh, …

Giá trị tư tưởng:

+ Xúc động, xót xa trước nỗi đau của dân tộc trong kháng chiến chống Mỹ

+ Thế hệ mình phải sống cống hiến, sống có trách nhiệm, sống xứng đáng với máu xương của cha ông.

3.0 điểm
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt 0,25đ
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề  nghị luận. 0,25đ

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *