Đề tham khảo theo cấu trúc mới 2025 của Bộ -đề số 20

PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Dời bến

Bà con của một người bà con dẫn cô lên giúp việc nhà họ vào một bữa trời mưa. Cô vắt đôi tà áo ướt đẫm nước, tròn con mắt phân trần, “Xứ gì ngộ quá, đâu cũng có nhà mà không có chỗ đụt mưa. Ở đâu cũng tường rào kín mít, kiếm đỏ con mắt mới gặp được mái hiên, tui mới đứng chút xíu đã bị kêu tránh ra cho người ta buôn bán. Phải ở dưới quê bà con còn đem ghế cho ngồi…”.

Ngay cái ngày đầu tiên đó cô đã mang một chuẩn mực mới đến với gia đình họ, tạm gọi là “phải ở dưới quê… ”. Ngó mấy con cá rô nằm cạnh rổ cải bắp, cô thẫn thờ, “Trời ơi, phải ở dưới quê, mình nấu cá rô với bông so đũa, ngọt nước dữ lắm”. Bông so đũa mùa này trổ trắng trên mấy bờ kinh, mật ơi là mật. Hàng xóm cãi nhau, cô ngó qua rào, “Phải ở dưới quê thể nào cũng có người chạy tới can, người ngoài nói tiếng ngọt tiếng lạt, cũng đỡ căng lắm…”. Sau mỗi bữa ăn, cô tần ngần, “Phải ở dưới quê, đồ ăn dư như vầy là nuôi được mấy con heo…”.

Mỗi ngày qua, cô lại đưa ra một vài kiểu so sánh mới, chi tiết và tinh tế đến mức cô đặt cả bụi và cỏ lên bàn cân. Cỏ ở thị thành cũng vô duyên, phải ở quê, cỏ phơi khô, đem đốt, lấy tro trồng đậu, trồng dưa. Chủ nhà quen dần, thấy mến cái cách nói thẳng thừng, gọn lỏn, ngỏn ngoẻn, tỉnh bơ như thể cái xóm nhỏ heo hút kia mới chính là thiên đường. Và cô, dù đã xa mảnh thiên đường đó mà lòng còn cắm sào ở bến sông, níu mãi bụi ô rô, đọt nhãn lồng, hàng lơn nước xanh rêu, con gà mái quýnh quáng gọi đàn con đến bên ổ mối. Cô hòa nhập chậm, bởi bước chân cô kéo theo hàng hàng ký ức, lớp lớp nỗi nhớ. Dễ gì…

Mỗi người có một chuẩn mực của riêng mình để vịn vào, đối chiếu, so sánh. Chủ nhà từng nghĩ cuộc sống hiện đại, sung túc là thiên đường. Nhưng bây giờ thì họ hoang mang, thế giới mơ ước của họ có nguy cơ đổ vỡ trước cô giúp việc ương bướng, bởi cô không nghĩ vậy, gì chớ, quê cô là nhất. Cô là người không dễ bị thuyết phục, kể cả lúc buộc phải đồng tình, ừ cái bếp này không khói, khỏi bị chảy nước mắt, nhưng không khói thì không thơm mùi củi ướt, mùi những con mối nhỏ, trứng kiến bị cháy vàng, mùi khoai lang vùi trong than. Mỗi khi cô “nhưng” nhà chủ thót tim, vì thấy mình thua là cái chắc. Nhiều lúc nằm nhìn cái máy điều hòa thấy mặc cảm dễ sợ, mặc cảm với những ngọn gió phóng khoáng thổi nước chảy tràn lên những bờ sông quê cô. Và việc có nhiều tiền cũng đôi khi làm nhà chủ bẽn lẽn, họ không bao giờ mua được cái chốn nhớ cho mình, với khói đốt đồng, bông khế rụng, mấy con ong bầu vo ve đục kèo nhà làm tổ.

Sáu tháng, cô chỉ có cái lý duy nhất “phải ở dưới quê…” mà xiêu lạc cả nhà chủ. Họ bắt đầu cảm thấy cái nơi mà họ chưa từng đặt chân đến mới là thiên đường. Bữa cô về quê dự đám giỗ, họ nôn nao như chính mình trở về, đám trẻ con dậy sớm, lăng xăng dặn, “Chị Hai về nhớ đi câu thác lác, bứt bông súng, hái chùm ruột đem lên cho tụi em ăn nghen”. Người lớn rảo qua rảo lại, ngó cô giúp việc nháo nhác bên cái giỏ, chỉ mấy hộp bánh tây, trà lài mà cô nhét vào, xổ ra, rồi lại nhét vào, mắc tức. Chút nữa thôi, chuyến tàu trưa sẽ đưa cô về lại thiên đường riêng mình. Nhà chủ ngó cái lưng cô giúp việc khuất dần và nghĩ thầm, mình đã từng có thiên đường, nhưng giờ nó không còn nữa.

Cô trở lại nhà chủ cũng một bữa mưa rào. Dường như mưa cuối mùa. Lui cui rửa đôi dép, cô cằn nhằn, “Rầu quá, dưới quê bước ra là gặp sình lầy, dơ muốn chết, phải ở thành phố…”.Chủ nhà hơi khựng lại, ngỡ ngàng. Cô vẫn hồn nhiên, “Đám giỗ làm bánh lủ khủ, phải ở thành phố, chạy ra chợ mua cho gọn…”. Lòng cô đã không còn buộc dây nơi bến cũ, thiên đường của cô cũng tan biến mất rồi. Rốt cuộc không có thiên đường nào hết. Chuyện bình thường thôi, cô đã được tiện nghi thành thị nuông chiều, nhận ra một chuẩn mực mới. Một trò chơi nhỏ của thời gian, nhưng mà chơi ác. Biết vậy, nhưng nhà chủ vẫn buồn, vì lòng họ đã neo vào một cô giúp việc quê mùa, hồn nhiên, chân chất của mưa xưa.

(Theo Nguyễn Ngọc Tư, Bánh trái mùa xưa)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (Trình bày ngắn gọn):

Câu 1: Xác định ngôi kể của người kể chuyện.

Câu 2: Chỉ ra những điều rất đỗi bình dị của chốn quê nhưng người chủ nhà không thể mua được dù có nhiều tiền.

Câu 3: Điệp ngữ “phải ở dưới quê” được lặp lại nhằm có tác dụng gì?

Câu 4: Vì sao tác giả lại cho rằng tiện nghi thành thị lại là trò chơi ác với người miền quê?

Câu 5:  Anh, chị có đồng cảm với nỗi buồn nhân vật người chủ nhà khi “lòng họ đã neo vào một cô giúp việc quê mùa, hồn nhiên, chân chất của mưa xưa” không? Vì sao?

PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1: (2, 0 điểm)

     Viết đoạn văn nghị luận ( Khoảng 200 chữ) làm rõ cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau:

Chiến sĩ từng đoàn dưới nắng tươi
Bên hoa ngồi kể chuyện, nô cười
– Xuân sau ăn tết nơi đâu nhỉ?
– Tuỳ bóng cờ kia sẽ trả lời!

Phấp phới cờ bay với gió xuân
Quân ca từng khúc, nhịp xa gần
Từng đoàn chiến sĩ đi ra trận
Có bướm, chim đưa tận cuối rừng.

(Trích Xuân chiến khu, Huỳnh Văn Nghệ, thivien.net)

Câu 2. ( 4,0 điểm)

            Mỗi người đều có một quê hương: tuổi trẻ nhất định phải xây dựng và phát triển quê hương.

Viết bài văn nghị luận ( khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/ chị về trách nhiệm của tuổi trẻ với quê hương.

ĐÁP ÁN

(HDC gồm 03 trang)                                                       

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4.0
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 – Ngôi kể của người kể chuyện: Ngôi thứ ba 0.5
2 – Những điều rất đỗi bình dị của chốn quê nhưng người chủ nhà không thể mua được dù có nhiều tiền:

-Họ không bao giờ mua được cái chốn nhớ cho mình, với khói đốt đồng, bông khế rụng, mấy con ong bầu vo ve đục kèo nhà làm tổ.

 

0.5
3 – Phép điệp ngữ:  “phải ở dưới quê”

– Tác dụng:

+ Nhấn mạnh kí ức, sự tiện lợi ở miền quê, chốn thiên đường của cô giúp việc.

+ Tạo giọng điệu, nhịp điệu thiết tha, sâu lắng, bồi hồi và khát khao, xúc cảm cho người đọc về vẻ đẹp của cảnh quê, người miền quê.

1.0
4 Vì sao tác giả lại cho rằng tiện nghi thành thị lại là trò chơi ác với người miền quê?

– Tiện nghi thành thị hiện đại và thuận tiện hơn khiến người miền quê dần thích nghi và lãng quên những điều chân chất, mộc mạc, xưa cũ.

– Một chuẩn mực mới để họ hoà nhập vào cuộc sống mưu sinh nơi thị thành. Những  kí ức, thói quen sinh hoạt, giá trị truyền thống thuần khiết của người dân quê dần mai một bởi sự tiện lợi mà họ được thụ hưởng nơi phố thị phồn hoa.

1.0
5 Anh, chị có đồng cảm với nỗi buồn nhân vật người chủ nhà khi “lòng họ đã neo vào một cô giúp việc quê mùa, hồn nhiên, chân chất của mưa xưa” không? Vì sao?

-HS có thể lí giải đồng cảm hoặc không đồng cảm. Có thể theo hướng:

  + Cô giúp việc mất đi cái chân chất, hồn hậu vốn có, lãng quên mảnh đất quê bình dị, chuộng lối sống thị thành.

  + Mãi chạy theo nhịp sống hiện đại, tiện nghi nên chính người chủ đã mất một bến quê trong tim mình và giờ đây lại càng xa xôi trước cuộc sống mưu sinh khắc nghiệt nơi thị thành.

– HS có lí giải hợp lí đều đạt trọn điểm.

1.0
II   VIẾT 6,0
 

 

1 Viết đoạn văn nghị luận ( Khoảng 200 chữ) làm rõ đặc điểm về cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn trích Xuân Chiến Khu_ Huỳnh Văn Nghệ 2.0
a. Xác định được về hình thức, dung lượng của đoạn văn ( khoảng 200 chữ). Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp; song hành hoặc móc xích. 0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: về cảm xúc của nhân vật trữ tình 0.25
c.Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận.

Xác định được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận, sau đây là một số gợi ý: Niềm hi vọng, phấn khởi vui tươi, hạnh phúc trước mùa xuân chiến khu; Nét hào hùng, hào hoa của đoàn quân trong mùa xuân ra trận và tình yêu quê hương đất nước thiết tha của chủ thể trữ tình.

Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.

0.5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được thao tác lập luận, phương thức biểu đạt hợp lý để triển khai được cảm xúc của nhân vật trữ tình qua đoạn thơ.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng,  bằng chứng hợp lý.

0.5
e. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0.25
g. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. 0.25
2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

            Mỗi người đều có một quê hương: tuổi trẻ nhất định phải xây dựng và phát triển quê hương.

            Viết bài văn nghị luận ( khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/ chị về trách nhiệm của tuổi trẻ với quê hương.

 

4.0
a. Đảm bảo đúng kiểu bài văn nghị luận xã hội 0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương. 0.5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận.

– Xác định được ý chính của bài viết.

– Xác định các ý theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận:

* Giới thiệu được vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề nghị luận.

* Triển khai vấn đề cần nghị luận:

– Giải thích: Trách nhiệm là ý thức kết hợp cùng hành động thể hiện tình yêu quê hương trong mỗi người.

– Bày tỏ quan điểm của người viết, có thể theo hướng sau:

+ Tự tôi luyện chính bản thân trở thành người có kiến thức, bản lĩnh, trí tuệ để xây dựng quê hương.

+ Biết phân định đúng sai, chọn lọc các thông tin thực hữu ích về những đổi mới tích cực để xây dựng, phát triển gia đình, cộng đồng

+Tham gia tích cực các hoạt động tình nguyện vì tuổi trẻ, vì sự phát triển cho quê hương bằng cả vật chất, tinh thần.

+ Cần phải thật tỉnh táo trước những luận điệu xuyên tạc, những hành động gây bất lợi cho cá nhân, cộng đồng và địa phương.

– Lấy được dẫn chứng và phân tích dẫn chứng từ các tấm gương người tốt việc tốt, giàu tình cảm, trách nhiệm đã làm rạng danh quê hương.

* Khẳng định lại quan điểm cá nhân và rút ra bài học cho bản thân.

 

1.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d.  Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

Học sinh lựa chọn được 2 luận điểm để bày tỏ được quan điểm của cá nhân.

– Lựa chọn được thao tác lập luận, phương thức biểu đạt hợp lý để triển khai vấn đề.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng,  bằng chứng hợp lý.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ quan điểm của cá nhân nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1.5
e. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt, liên kết bài văn

0.25

 

g Sáng tạo: Bài viết có suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. 0.5

 

Tổng điểm 10.0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *