Đề minh hoạ môn văn theo cấu trúc thi tốt nghiệp 2025,Khúc hát sông quê, Lê Huy Mậu

PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bn sau:

THỜ CÚNG TỔ TIÊN NÉT ĐẸP VĂN HÓA CỦA NGƯỜI VIỆT

Thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa của người Việt xưa và nay. Bàn thờ tổ tiên là một phần không thể thiếu trong mỗi gia đình, không kể giàu nghèo hay địa vị xã hội.

Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt có nguồn gốc từ nền kinh tế nông nghiệp trong xã hội phụ quyền xưa. Khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam, chữ hiếu được đề cao, đã làm cho tục thờ cúng tổ tiên có một nền tảng triết lý sâu sắc. Gia đình, gia tộc, và vấn đề “dương danh hiển gia” được đề cao.

Không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, chỉ cần một nén hương (nhang) lên bàn thờ tổ tiên trong ngày lễ, Tết, hay ngày giỗ, con cháu trong gia đình cũng thể hiện được tấm lòng thành kính, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người thân đã khuất.

Từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người; đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Dân Việt trọng lễ nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ và có hiếu với ông bà tổ tiên, với nguồn gốc của mình.

Trên bàn thờ tổ tiên, ở chính giữa đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ); ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn (hoặc nến) tượng trưng cho Mặt Trời ở bên trái và Mặt Trăng ở bên phải. Khi cần giao tiếp với tổ tiên (có lúc thỉnh cầu, có khi sám hối…) người ta thường đốt nến (đèn dầu) và thắp hương. Mọi nguyện cầu theo các vòng khói hương chuyển đến ông bà tổ tiên.

Đặc trưng của văn hóa nông nghiệp cũng được thể hiện ở trên bàn thờ tổ tiên của người Việt. Thông thường, ở ngay sau bát hương thường có một cái đỉnh ba chân, nắp đỉnh được vẽ hình con lân với ý nghĩa sức mạnh bề trên kiểm soát tinh thần con cháu khi đứng trước bàn thờ.

Bàn thờ tổ tiên luôn cần được thanh tịnh. Vì thế, đồ tế lễ chỉ có thể là hương, hoa, trà, quả… Những ngày giỗ, Tết, con cháu muốn dâng cúng cỗ mặn phải đặt ở một chiếc bàn phụ phía trước và thấp hơn bàn thờ chính.

Hướng bàn thờ cũng được người Việt rất quan tâm. Thông thường hướng nhà theo đạo Phật thì hướng Nam là nơi của bát nhã, tức trí tuệ, hướng của sự sáng tạo, của sinh lực tràn trề, đầy dương khí.

Nhiều khi cũng đặt bàn thờ hướng Tây vì người ta nghĩ hướng này hợp với sự đối đãi của âm dương, nên yên ổn và phát triển, nghĩa là vị thần được an tọa.

(Theo Thúy Hằng, nguồn: https://melinh.hanoi.gov.vn/) Thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? (0,5 điểm)

Câu 2. Chỉ ra các yếu tố hình thức được sử dụng trong văn bản? (0,5 điểm) Câu 3. Anh/ chị có nhận xét gì về cách đặt nhan đề của tác giả? (1,0 điểm) Câu 4. Nêu khái quát nội dung của văn bản? (1,0 điểm)

Câu 5. Theo anh/ chị, tục thờ cúng tổ tiên có còn phù hợp với xã hội hiện đại không? Lí giải vì sao? (1,0 điểm)

PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tuổi trẻ trong việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Câu 2. (4,0 đim)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ sau:

[…]

tuổi thơ ơi!

quá nửa đời phiêu dạt

ta lại về úp mặt vào sông quê như thuở nhỏ

úp mặt vào lòng mẹ để tìm sự chở che… […]

tháng Ba phù sa sóng đỏ

mương đớp ngọn lúa đòng đòng tháng Năm

ta lặn bắt cá ngạnh nguồn tháng Chín

lòng bong

ta thả câu bằng mồi con giun vạc tháng Chạp

ta nếm vị heo may trên má em hồng…

 

Để rồi ta đi khắp núi sông ta lại gặp

tháng Ba… tháng Năm… tháng Chạp trong vị cá sông

trên má em hồng

 

Này dòng sông!

ngươi còn nhớ nơi ta ngồi ngóng mẹ phiên chợ Lường vời vợi tuổi thơ ta sao ngày ấy ta dễ ngoan đến thế

mẹ cho ta một xu bánh đa vừng ta ngoan hết một ngày

ta ngoan suốt cả năm

ta thương mẹ ta đến trọn đời ta sống

 

Quê hương ta nghèo lắm

ta rửa rau bến sông cho con cá cùng ăn ta mổ lợn

con quạ khoang cũng ngồi chờ chia thịt cá dưới sông cũng có tết như người

 

trên bãi sông

ta trồng cây cải tươi

ta ăn lá còn bướm ong thì hút mật lúa gặt rồi- còn lại rơm thơm

trâu đủng đỉnh nhai cả mùa đông lạnh…

Cùng mt bến sông phía dưới trâu đằm phía trên ta tắm… Trong kí ức ta

sao ngày xưa yên n quá chừng

một dòng xanh trong chảy mãi đến vô cùng!…

(Khúc t sông quê, Lê Huy Mậu14, trích trường ca Thời gian khắc khoải)

14 Nhà thơ Lê Huy Mậu sinh ngày 5.9.1949, quê Thanh Tiên, Thanh Chương (Nghệ An). Ông có nhiều tác phẩm: Đêm trăng non (thơ, 1990), Thiếu nữ và mùa đông (thơ, 1997), Những bước chân (thơ, 1999), Cám ơn mưa phùn (thơ, 2002), Giá người (tập truyện ngắn).

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4,0
  1 Phương thức biểu đạt chính: Thuyết minh. 0,5
2 Yếu tố hình thức được sử dụng trong văn bản: Nhan đề, sapo. 0,5
3 Nhận xét về cách đặt nhan đề của tác giả:

– Nhan đề đã nêu bật được thông tin chính của văn bản: tục thờ cúng tổ tiên của người Việt.

1,0

 

 

    – Thể hiện được sự đánh giá của người viết về thông tin chính trong văn

bản: khẳng định tục thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp văn hóa của người Việt.

 
4 Nội dung khái quát của văn bản: Nói về nguồn gốc, ý nghĩa của tục thờ

cúng tổ tiên; các đồ lễ cúng và hướng đặt bản thờ cúng tổ tiên của người Việt.

1,0
5 Học sinh được tự do bày tỏ quan điểm, miễn là có lí giải thuyết phục. Tham khảo:

–  Tục thờ cúng tổ tiên vẫn còn phù hợp với xã hội hiện đại.

–  Lí giải:

+ Bởi vì dù trong thời đại nào, đối với người Việt, tổ tiên vẫn luôn cần được thành kính tưởng nhớ.

+ Tuy nhiên, để phù hợp xã hội hiện đại, tục thờ cúng tổ tiên cũng nên bớt đi những thủ tục quá rườm rà, nhiêu khê, gây lãng phí. Chúng ta chỉ

nên giữ lại những cái tinh túy, điều đã làm nên nét đẹp của tục thờ cúng tổ tiên: đó là tấm lòng thành kính tri ân hướng về nguồn cội.

1,0
II   VIẾT 6,0
  1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tuổi trẻ trong việc giữ gìn những nét đẹp văn

hóa truyền thống của dân tộc.

2,0
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ)

của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Suy nghĩ về vai trò của tuổi trẻ trong việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

0,25
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

Sau đây là một số gợi ý:

–   Văn hóa truyền thống là những di sản tinh thần quý báu mà ông cha bao đời nay đã tốn bao công sức và xương máu để sáng tạo, gìn giữ và truyền lại cho thế hệ mai sau. Bởi vậy, mọi người đều có phải có trách nhiệm gìn giữ.

–  Tuổi trẻ là thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, vì vậy có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

–  Tuổi trẻ cần ý thức được giá trị của văn hóa truyền thống, có ý thức bảo

vệ, phát huy, quảng bá,… để làm cho các giá trị văn hóa truyền thống tồn tại lâu bền.

0,5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

–  Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

–  Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

–   Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

0,5
đ. Diễn đạt:

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0,25
e. Sáng tạo: 0,25

 

 

    Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.  
2 Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) mạch cảm xúc của nhân vật

trữ tình trong bài thơ “Khúc hát sông quê”.

4,0
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài:

Nghị luận văn học.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Phân tích mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Khúc hát sông quê”.

0,5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

–  Xác định được các ý chính của bài viết

–  Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận:

–   Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Lê Huy Mậu sinh ngày 5.9.1949, quê Thanh Tiên, Thanh Chương (Nghệ An). Ông có nhiều tác phẩm: Đêm trăng non (thơ, 1990), Thiếu nữ và mùa đông (thơ, 1997), Những bước chân (thơ, 1999), Cám ơn mưa phùn (thơ, 2002). Khúc hát sông quê có thể được xem là bài thơ hay nhất của ông.

–  Giới thiệu vấn đề nghị luận: Phân tích mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Khúc hát sông quê”.

2.  Triển khai vấn đề nghị luận:

Phân tích mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình:

–   Bao trùm bài thơ là tình yêu thương da diết đối với dòng sông quê hương, nơi gắn liền với những kỉ niệm tươi đẹp thuở thiếu thời.

–   Khởi đầu bài thơ là niềm vui, nỗi xúc động nghẹn ngào khi được trở về, được gặp lại, hòa mình, úp mặt vào dòng sông quê hương. Cuộc tái ngộ ấy khiến nhân vật trữ tình bồi hồi nhớ lại tuổi thơ, nhớ về mẹ. Dòng sông cũng là quê hương, cũng giống như người mẹ, đã chở che cho con qua bao sóng gió cuộc đời. Bên cạnh niềm vui, nỗi xúc động, lắng kĩ, ta còn thấy được trong những câu thơ này một sự biết ơn đối với dòng sông, đối với quê hương, đối với người mẹ của mình.

–  Tiếp sau đó, dòng kí ức tuổi thơ ùa về, những kí ức gắn với dòng sông quê hương:

+ Đó là những kỉ niệm đi bắt cá, thả câu trên dòng sông.

+ Kỉ niệm về tình yêu đầu đời dịu ngọt bên dòng sông.

+ Kỉ niệm ngồi bên bến sông chờ mẹ đi chợ về, với vị bánh đa vừng còn thơm mãi.

+ Kỉ niệm về những công việc của thuở thiếu thời gắn liền với dòng sông: rửa rau, mổ lợn, trồng rau, gặt lúa, chăn trâu.

+ Kỉ niệm tuổi nhỏ tắm mát trên dòng sông quê hương.

–  Việc nhớ lại những kỉ niệm thuở thiếu thời gắn với dòng sông đã khiến cho nhân vật trữ tình cảm thấy nuối tiếc, nuối tiếc vì cái thời tươi đẹp ấy, cái thời yên ổn quá chừng ấy đã trôi đi không bao giờ trở lại. Thế nhưng, những kỉ niệm về tuổi thơ, về mẹ, về quê hương, về dòng sông sẽ không bao giờ mất đi, không bao giờ phai nhạt. Nó là một dòng sông khác, một dòng sông chảy trong kí ức, luôn trong xanh vời vợi, và sẽ mãi mãi còn lưu chuyển: Một dòng xanh trong chảy mãi đến vô cùng!.

3. Đánh giá khái quát vấn đề ở đề bài.

1,0
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

1,5

 

    –  Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

–   Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

 
đ. Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn

bản.

0,25
e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *