Đề minh hoạ môn văn theo cấu trúc thi tốt nghiệp 2025, thần thoại Hi Lạp

PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bn sau:

NGƯỜI THẦY THÀNH LẬP NGÔI TRƯỜNG ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI

Plato – nhà triết học thời Hy Lạp cổ đại – là người sáng lập Academy, nơi được coi là ngôi trường đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Ông cũng là người viết những tác phẩm triết học có ảnh hưởng lớn tới hệ tư tưởng phương Tây. Plato là người thành lập Academy ở Athens – một trong những ngôi trường đầu tiên của thế giới phương Tây. Ông qua đời tại Athens vào khoảng năm 348 TCN.

Thời trẻ

Khi còn trẻ, Plato trải qua 2 sựkiện lớn trong đời. Một là sựgặp gỡ với triết gia vĩ đại Socrates. Phương pháp đối thoại và tranh biện của Socrates khiến Plato ấn tượng đến mức không lâu sau ông trở thành một cộng sự thân thiết và dành cả cuộc đời mình cho các vấn đề về đức hạnh và sự hình thành nhân cách cao thượng. Một sự kiện quan trọng khác trong cuộc đời ông là cuộc chiến Peloponnesus giữa Athens và Sparta, mà Plato đã chiến đấu trong một thời gian ngắn từ năm 409-404 TCN. Sự thất bại của Athens chấm dứt chế độ dân chủ và bị Sparta thay thế bằng chế độ chuyên chế độc tài. Hai người thân của Plato là Charmides và Critias là những nhân vật nổi bật trong chính quyền mới.

Sau khi chính quyền độc tài bị lật đổ và chế độ dân chủ được khôi phục lại, Plato có một thời gian ngắn làm công việc chính trị. Tuy nhiên, bản án tử hình với người thầy Socrates vào năm 399 TCN khiến ông băn khoăn với công việc này và quay trở lại với cuộc sống nghiên cứu triết học.

Thành lập Academy

Vào khoảng năm 385 TCN, Plato thành lập một trường học được gọi là Academy – nơi mà ông là người chủ trì cho tới tận khi qua đời.

Academy hoạt động cho đến năm 529 sau Công Nguyên, khi nó bị đóng cửa bởi Hoàng đế La Mã Justinian I – người lo sợ rằng ngôi trường là nguồn gốc của chủ nghĩa ngoại giáo và là một mối đe dọa với Cơ đốc giáo.

Trong những năm hoạt động, chương trình giảng dạy của trường gồm có thiên văn học, sinh học, toán học, lý thuyết chính trị và triết học. Plato hy vọng rằng Academy sẽ là nơi để các nhà lãnh đạo tương lai khám phá ra cách xây dựng một chính quyền tốt hơn cho các thành bang Hy Lạp.

Vị trí của Plato trong lịch sử

Plato cùng với Academy đã tạo ra sự ảnh hưởng lâu dài tới bản chất con người, vượt ra phạm vi của Hy Lạp cổ đại. Niềm tin của ông về tầm quan trọng của toán học trong giáo dục đã được chứng minh là cần thiết cho việc hiểu về toàn bộ vũ trụ. Những tác phẩm của ông về việc sử dụng lý trí để phát triển một xã hội công bằng hơn, tập trung vào sự bình đẳng của các cá nhân đã thiết lập một nền tảng cho nền dân chủ hiện đại.

(Theo VietNamNet) Thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định thể loại của văn bản? (0,5 điểm)

Câu 2. Chỉ ra các yếu tố hình thức được sử dụng trong văn bản? (0,5 điểm)

Câu 3. Văn bản trên có thể được chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? (1,0 điểm) Câu 4. Phân tích mối liên hệ giữa các phần trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản?

(1,0 điểm)

Câu 5. Từ văn bản trên, anh/ chị có suy nghĩ gì về vai trò của trường học đối với mỗi con người? (1,0 điểm)

PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về sức mạnh của tri thức.

Câu 2. (4,0 đim)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích nhân vật thần tình yêu Eros trong văn bản sau:

Cậu con trai của nữ thần tình yêu và sắc đẹp Aphrodite tên là Eros, là sứ thần tin tưởng của mẹ. Nữ thần thường giao cho Eros thực hiện mọi việc. Eros là một cậu bé xinh đẹp, hồn nhiên, nhanh nhẹn và rất tinh nghịch, song có lúc cũng rất lạnh lùng tàn nhẫn. Eros bay trên đôi cánh bằng vàng, qua biển và các lục địa, nhanh như hơi gió. Tay cậu cầm cái cung bạc nhỏ xíu, vai mang bao tên. Về tài bắn tên, cậu không thua kém ai. Không ai có thể tránh khỏi những mũi tên vàng này, ngay cả vị thần Apollo nổi danh thiện xạ hay thần vương Zeus cũng vậy. Mũi tên vừa bắn đi, mắt Eros sáng lên. Cậu ngẩng cái đầu tóc quăn, cười ngạo nghễ. Những mũi tên tình yêu của Eros giúp cho những đôi trai gái yêu nhau, vượt mọi khó khăn, thử thách để đến với hạnh phúc. Nhưng có khi Eros đã bắn những mũi tên thần giết chết tình yêu, gây nỗi đau khổ, bất hạnh cho con người hoặc thần linh. Nhưng chính Eros cũng không thoát khỏi những mũi tên của mình. Mối tình của chàng với nàng Psyche kiều diễm cũng là một trong những thiên tình ca bất hủ.

Biết trước Eros sẽ mang đến cho thế giới nhiều điều éo le, ngang trái, khổ đau, thần vương Zeus đã muốn bóp chết cậu bé ngay từ khi vừa mới ra đời để ngăn trừ hậu họa. Nhưng nữ thần Aphrodite đã kịp giấu Eros trong rừng rậm. Eros được hai con sư tử nuôi bằng sữa của mình. Lớn lên, chàng thiếu niên xinh đẹp này bay khắp thế giới, bắn những mũi tên vàng tuy không giết chết ai, nhưng lại gieo cái dục vọng mãnh liệt vào tâm hồn của họ. Dù thần linh hay con người, không phân biệt giàu nghèo hay sang hèn, không ai có thể thờ ơ với tình yêu.

(Trích Thần thoại Hy Lạp15, tập 1, Huỳnh Phan Thanh Yên, Nguyễn Hoàng Oanh sưu tầm và biên soạn, Nxb Văn học, Hà Nội, 2022)

15 Thần thoại Hy Lạp là tập hợp những huyền thoại và truyền thuyết của người Hy Lạp cổ đại liên quan đến các vị thần, các anh hùng, bản chất của thế giới, và nguồn gốc cũng như ý nghĩa của các tín ngưỡng, các nghi lễ tôn giáo của họ.

ĐÁP ÁN 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4,0
  1 Văn bản trên thuộc thể loại: Thuyết minh tổng hợp. 0,5
2 Các yếu tố hình thức được sử dụng trong văn bản là: Nhan đề, sapo, các

dòng in đậm.

0,5
3 Văn bản được chia làm 3 phần:

–  Phần 1: hai biến cố lớn trong cuộc đời Plato khi ông còn trẻ

–  Phần 2: Plato thành lập ngôi trường Academy

–  Phần 3: Vị trí của Plato trong lịch sử

1,0
4 Phân tích mối liên hệ giữa các phần trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản:

Các phần trong văn bản có quan hệ chặt chẽ với nhau: Phần 1 cho ta thấy nguyên nhân dẫn tới việc thành lập ngôi trường Academy. Phần 2 làm rõ chương trình giáo dục ở ngôi trường Academy. Phần 3 đưa ra những đánh giá khái quát về vai trò của Plato và ngôi trường Academy đối với sự phát triển tư tưởng của nhân loại. Như vậy, cả 3 phần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản: đó là đều tập trung nói về ngôi trường đầu tiên trong lịch sử nhân loại.

1,0
5 Suy nghĩ gì về vai trò của trường học đối với mỗi con người:

–  Trường học là môi trường để con người được hướng dẫn học tập, phát triển trí tuệ.

–  Trường học là nơi con người được rèn luyện, tu dưỡng phẩm cách, đạo đức.

–  Trường học cũng là nơi tạo ra sự gắn kết về tình thầy trò, tình bạn.

1,0
II   VIẾT 6,0
  1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của

anh/ chị về sức mạnh của tri thức.

2,0
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch,

quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Suy nghĩ về sức mạnh của tri thức.

0,25
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

Sau đây là một số gợi ý:

– Tri thức là công cụ giúp con người giải quyết mọi công việc trong đời sống, từ các lĩnh vực thường thức cho tới chuyên sâu.

0,5

 

 

    –  Có tri thức, con người sẽ sống văn minh hơn, ứng xử có văn hóa hơn.

–   Có tri thức, con người sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu đề ra, tạo dựng được một cuộc sống no ấm, hạnh phúc.

–  Người có tri thức thường được người khác tín nhiệm, tôn trọng.

 
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

–  Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

–  Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

–   Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

0,5
đ. Diễn đạt:

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0,25
e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
2 Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích nhân vật thần tình yêu Eros trong văn bản. 4,0
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài:

Nghị luận văn học.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Phân tích nhân vật thần tình yêu Eros.

0,5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

–  Xác định được các ý chính của bài viết

–  Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:

1. Giới thiệu tác phẩm và nêu vấn đề cần nghị luận:

–   Giới thiệu tác phẩm: Thần thoại Hy Lạp là một trong những hệ thống thần thoại phong phú và đặc sắc của nhân loại. Đoạn trích đã cho ở đề bài là một trong những câu chuyện thi vị nói về một vị thần đặc biệt: thần tình yêu Eros.

–  Nêu vấn đề nghị luận: Phân tích nhân vật thần tình yêu Eros.

2. Phân tích:

–  Như thường thấy trong thần thoại, nhân vật Eros ở văn bản trên là một vị thần, với những đặc điểm kì lạ và khả năng phi thường:

+ Thần có đôi cánh bằng vàng, có thể bay đến mọi nơi nhanh như hơi gió.

+ Thần có tài bắn cung vô cùng thiện xạ, không bao giờ trật đích, cho dù cái đích đó là con người hay thần linh.

+ Thần có những mũi tên với chức năng kì lạ: những mũi tên khiến đôi lứa yêu nhau, và cũng có những mũi tên giết chết tình yêu, gây khổ đau, bất hạnh.

–   Với hình tượng thần tình yêu Eros, người Hy Lạp muốn đi vào lí giải nguồn gốc, bản chất của tình yêu, cũng như những đau khổ mà tình yêu đã gây ra cho loài người. Việc miêu tả thần tình yêu là một cậu bé đáng yêu, tinh nghịch, ta thấy được người Hy Lạp quan niệm tình yêu là một điều đẹp đẽ, đáng mơ ước, nó khiến con người trở nên trẻ trung, yêu đời; nhưng đồng thời tình yêu cũng ẩn chứa những thất thường, bồng bột, dại khờ,… như bản tính của một đứa trẻ.

–  Hình tượng thần tình yêu Eros cho ta thấy được trí tuệ thông minh, trí tưởng tượng phong phú của Hy Lạp cổ đại.

3. Đánh giá khái quát vấn đề ở đề bài.

1,0

 

 

    d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

–  Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

–  Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

–   Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

1,5
đ. Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn

bản.

0,25
e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *