PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
GIỚI THIỆU TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 2018
Ngữ văn là môn học bắt buộc được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn. Môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển kĩ năng sử dụng tiếng Việt, làm công cụ để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là môn học quan trọng giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,…
Về nội dung giáo dục:
Điểm khác biệt nhất so với các chương trình trước đây là chương trình môn Ngữ văn 2018 được xây dựng xuất phát từ các phẩm chất và năng lực cần có của người học để lựa chọn nội dung dạy học.
Chương trình lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp học, lớp học. Các yêu cầu cần đạt của mỗi lớp tập trung vào bốn kĩ năng: đọc, viết, nói và nghe. Đọc bao gồm yêu cầu đọc đúng và đọc hiểu. Yêu cầu về đọc hiểu bao gồm các yêu cầu hiểu văn bản (trong đó có cả đọc thẩm mĩ, cảm thụ, thưởng thức và đánh giá) và hiểu chính mình (người đọc). Viết không chỉ yêu cầu học sinh biết viết chữ, viết câu, viết đoạn mà còn tạo ra được các kiểu loại văn bản, trước hết là các kiểu loại văn bản thông dụng, sau đó là một số kiểu loại văn bản phức tạp hơn. Nói và nghe căn cứ vào nội dung của đọc và viết để luyện tập cho học sinh trình bày, nói và nghe tự tin, có hiệu quả; từ nói đúng đến nói hay.
Hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về tiếng Việt và văn học được tích hợp vào hoạt động dạy đọc, viết, nói và nghe, bao gồm: Kiến thức tiếng Việt: Ngữ âm và chữ viết; Từ vựng; Ngữ pháp; Hoạt động giao tiếp; Sự phát triển của ngôn ngữ; Kiến thức văn học: Những vấn đề chung về văn học; Thể loại văn học; Các yếu tố của tác phẩm văn học; Một số hiểu biết sơ giản về lịch sử văn học Việt Nam.
Về phương pháp giáo dục:
Do yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực nên chương trình nhấn mạnh việc chú ý hình thành cho học sinh cách học, tự học, từ phương pháp tiếp cận, phương pháp đọc hiểu đến cách thức tạo lập văn bản và nghe-nói; thực hành, luyện tập và vận dụng nhiều kiểu loại văn bản khác nhau để sau khi rời nhà trường các em có thể tiếp tục học suốt đời và có khả năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Nhiệm vụ của giáo viên là tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh; khơi gợi, vận dụng kinh nghiệm và vốn hiểu biết đã có của học sinh về vấn đề đang học, từ đó tìm hiểu, khám phá để tự mình bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện những hiểu biết ấy; khuyến khích học sinh trao đổi và tranh luận, đặt câu hỏi cho mình và cho người khác khi đọc, viết, nói và nghe.
Các phương tiện giáo dục:
Để thực hiện chương trình môn Ngữ văn, cần có thiết bị dạy học tối thiểu là tủ sách sách tham khảo có đủ các kiểu loại văn bản lớn là văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin; có các loại văn bản đa phương tiện (chữ, chữ kết hợp tranh ảnh,…). Những trường có điều kiện cần nối mạng Internet, máy tính, màn hình và đầu chiếu; trang bị thêm một số phần mềm dạy học
tiếng Việt; các CD, video clip; một số bộ phim hoạt hình, phim truyện được chuyển thể từ các tác phẩm văn học; băng, đĩa CD; sách giáo khoa và tài liệu giáo dục văn học dạng điện tử.
(Theo https://gesd.edu.vn) Thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản? (0,5 điểm)
Câu 2. Xác định các yếu tố hình thức được sử dụng trong văn bản? (0,5 điểm)
Câu 3. Văn bản trên có thể được chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần? (1,0 điểm)
Câu 4. Tác giả viết văn bản trên nhằm mục đích gì? Căn cứ vào đâu để anh/ chị nhận ra điều đó? (1,0 điểm)
Câu 5. Từ văn bản trên, anh/ chị có suy nghĩ gì về lợi ích của môn Ngữ văn đối với bản thân? (1,0 điểm)
PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về thực trạng học môn Ngữ văn của học sinh hiện nay.
Câu 2. (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích hình tượng nhân vật Đăm Noi trong văn bản sau:
(Tóm tắt: Ngày xưa, có bok16 Drang Hạ – Drang Hơm có sức mạnh khủng khiếp. Lão thường đi khắp các nẻo đường để bắt người về ăn thịt. Bok Kei Đei trên trời ngó xuống, động lòng thương dân chúng, bèn cho con út là bia nàng Răk xuống cùng Set giữ đất nước. Set và Răk ăn ở với nhau sinh liền một lúc năm con trai Yung, Yol-ngoi, Hmen, Dê-hrit, Noi, trong đó thằng út Noi là khỏe nhất. Dù còn nhỏ tuổi, nhưng Noi đã rủ các anh em cùng đi đánh Drang Hạ – Drang Hơm để báo thù cho những người đã bị Drang Hạ – Drang Hơm ăn thịt. Hai bên quần nhau suốt mấy năm trời, đem ra không biết bao nhiêu tài phép. Bok Drang Hạ – Drang Hơm ngày một già yếu, trong khi Noi càng đánh càng khỏe. Sau cùng, Noi cũng hạ được Drang Hạ – Drang Hơm.
Tưởng đã yên, năm anh em hăm hở về nhà. Nhưng giữa đường, họ bị bok Prao chặn đánh để phục thù cho Drang Hạ – Drang Hơm. Bok Prao giở mọi tà thuật ra hại Noi mà không thành, sau rốt bị Noi giáng kiếm tiêu diệt. Noi cùng các anh về đoàn tụ cha mẹ. Cuộc sống buôn làng lại đầm ấm như xưa).
ĐĂM NOI: Ơ bôk Prao, đó, ông đã biết thế nào là Noi, con cháu của bôk Kei Đei chưa? BÔK PRAO: Này Noi, sao mày lại tài hơn thần, giỏi hơn trời? Nhà rông của ta đã hóa thành
tro bụi mất rồi.
CÁC CON CỦA BÔK PRAO: Ơ, bố ơi, bố đừng đánh nhau nữa, bố không biết Noi có sức mạnh như thế nào ư?
BÔK PRAO: Sợ gì thằng Noi nhỏ bằng sợi chỉ, bé bằng cái kim, đập và nuốt nó dễ như đập quả trứng, có khó gì đâu! Ta cũng tài giỏi kém gì. Nghe tên ta, cá cũng phải chui xuống đất, trăn cũng phải giật mình, rồng cũng phải nhổm dậy ngó xem. (…) Này Noi, mày hãy chờ xem, ta sẽ đánh bằng búa thần của Drang Hạ – Drang Hơm đây này.
16 Bôk: dành gọi những người già được vị nể trong cộng đồng. 28
Bôk Prao vung tay lên, búa thần chạm núi, núi đá vỡ tan, lông tua tủa như lông nhím, lão hạ tay xuống trong chiếc khiên của Noi, các mảnh khiên to bằng núi con bắn ra tung tóe. Lão tưởng đã đánh trúng Noi rồi, không ngờ Noi vẫn ngồi đó ung dung hút thuốc. Thuốc của chàng vàng nhỏ như sợi thuốc người Doăn, thơm như mùi ruột cây kơ lâu, ngọt như mật con ong rừng.
Bôk Prao tức lắm, lão chửi:
– Mày tài giỏi thật. Mày hãy chờ ta làm một lần nữa. Chắc chắn mày sẽ chết.
Lại một lần nữa, búa cắm sâu xuống đất, bôk Prao nhổ búa lên, vẫn thấy khói bay mù mịt. Noi vẫn ngồi hút thuốc ung dung.
Bôk Prao đã bảy lần đánh, bàn tay lão bị phồng lên như người ta nướng da heo, nhưng vẫn không trúng Noi.
ĐĂM NOI: Ông ơi, đánh đi, đánh nữa đi. Ông nói ta nhỏ bằng sợi chỉ, bé như cái kim. Vậy ông hãy đánh nữa đi.
Noi vẫn đứng hiên ngang, người chàng hừng hực lửa, nói tiếp:
– Ơ Prao, lão không biết tên ta sao? Nghe tên ta, con cá chình sông Ba phải chui xuống đất, con trăn lớn phải giật mình, con rồng trời phải nhỏm dậy ngó xem. Ơ Prao, bây giờ ta muốn hỏi thăm sức khỏe của lão!
Noi rút gươm có bôi thuốc Kleng klong chém một nhát vào Prao. Prao liền lấy chiếc khiên ngăn trời ra, làm cho trời đất mù mịt không nhìn thấy gì. Noi liền quay khiên Lôn lang và Tia chớp mặt trời. Bỗng nhiên nắng chói chang chiếu sáng núi rừng, trời đất. Noi nhìn thấy Prao nằm co quắp trong chiếc khiên của lão, giữa nước biển mênh mông, không ai có thể chém được. Chàng gọi Prao:
– Ông ơi, hãy chờ xem!
Rồi chàng lấy thuốc bôi vào gươm và chỉ cần vung lên một nhát, mây đã tản đi tan tác, lão Prao bị đứt làm đôi, lão cố sức nối lại mà không được, lão liền bị rơi xuống biển…
(Trích Đăm Noi, sử thi Ba na, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 39, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, Tr.597-600)
ĐÁP ÁN
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 4,0 | |
1 | Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Thuyết minh. | 0,5 | |
2 | Các yếu tố hình thức được sử dụng trong văn bản là: Nhan đề, sapo, các
tiêu đề in đậm. |
0,5 | |
3 | Văn bản trên được chia làm 3 phần:
– Phần 1: Nói về nội dung của môn học Ngữ văn trong chương trình 2018. – Phần 2: Nói về phương pháp giáo dục của môn Ngữ văn trong chương trình 2018. – Phần 3: Nói về các phương tiện cần có để thực hiện hoạt động dạy và học môn Ngữ văn trong chương trình 2018. |
1,0 | |
4 | – Mục đích: cung cấp cho người đọc những hiểu biết cơ bản về môn Ngữ văn trong chương trình 2018.
– Căn cứ: + Căn cứ vào nhan đề và sapo + Căn cứ vào các thông tin chính trong văn bản. |
1,0 | |
5 | Suy nghĩ gì về lợi ích của môn Ngữ văn đối với bản thân:
– Môn Ngữ văn giúp bản thân trau dồi khả năng đọc hiểu và sử dụng tiếng Việt. – Giúp bản thân có công cụ ngôn ngữ để học tốt các môn học khác. – Giúp bản thân hiểu được cái hay cái đẹp của văn học, từ đó bồi dưỡng tâm hồn người học, hình thành các phẩm chất đạo đức tốt đẹp. |
1,0 | |
II | VIẾT | 6,0 | |
1 | Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về thực trạng học môn Ngữ văn của học sinh hiện nay. | 2,0 | |
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn
Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành. |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Suy nghĩ về thực trạng học môn Ngữ văn của học sinh hiện nay. |
0,25 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận
Sau đây là một số gợi ý: |
0,5 |
– Một bộ phận học sinh yêu thích môn học Ngữ văn, có nhiều tìm tòi, sáng tạo trong quá trình học tập, từ đó mà nâng cao được khả năng ngôn ngữ, tư duy và bồi dưỡng tâm hồn.
– Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận không nhỏ ngày càng thờ ơ với môn Ngữ văn: không chịu khó đọc văn bản, không chịu khó thực hành viết, sao chép văn mẫu,… dẫn đến khả năng tư duy và ngôn ngữ kém phát triển. – Nguyên nhân của tình trạng lười học môn Ngữ văn có thể là do bản thân người học, cũng có thể là do chương trình và cách dạy học chưa phù hợp. Chúng ta cần khắc phục những hạn chế này, để mọi học sinh đều cảm thấy hứng thú khi học môn Ngữ văn. |
|||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
0,5 | ||
đ. Diễn đạt:
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. |
0,25 | ||
e. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 | ||
2 | Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích hình tượng nhân vật Đăm Noi. | 4,0 | |
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài:
Nghị luận văn học. |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Phân tích hình tượng nhân vật Đăm Noi. |
0,5 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết
– Xác định được các ý chính của bài viết – Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: 1. Giới thiệu khái quát tác phẩm và nêu vấn đề nghị luận: – Giới thiệu tác phẩm: “Đăm Noi” là một trong những bộ sử thi nổi tiếng của người Ba na. Đoạn trích đã cho ở đề bài diễn tả lại cảnh Đăm Noi giao chiến và đánh thắng bok Prao. – Nêu vấn đề nghị luận: Phân tích hình tượng nhân vật Đăm Noi. 2. Phân tích hình tượng nhân vật Đăm Noi: – Đăm Noi là người anh hùng dũng cảm: dù đối mặt với bok Prao có sức mạnh và tài năng phi thường, nhưng chàng vẫn điềm tĩnh, ung dung (mấy lần bok Prao đánh, chàng vẫn ung dung ngồi hút thuốc). – Đăm Noi là người anh hùng có uy danh lừng lẫy (Nghe tên ta, con cá chình sông Ba phải chui xuống đất, con trăn lớn phải giật mình, con rồng trời phải nhỏm dậy ngó xem). – Đăm Noi là người anh hùng có tài năng phi thường: khi bok Prao làm cho đất trời tối mịt, chàng quay khiên để xua tan bóng tối, vung gươm khiến mây đen tan tác, và cuối cùng, chàng đã chém lão Prao đứt làm đôi, giành chiến thắng trong trận chiến cam go này. 3. Đánh giá khái quát vấn đề ở đề bài. |
1,0 | ||
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: | 1,5 |
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
|||
đ. Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn
bản. |
0,25 | ||
e. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,5 |