PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
(Tóm tắt vở kịch: Dương Lễ và Lưu Bình là hai người bạn thân từ thuở thiếu thời. Hai người cùng dùi mài kinh sử và cùng đi thi, nhưng chỉ Dương Lễ đỗ đạt. Lưu Bình sinh ra buồn chán. Dương Lễ muốn giúp bạn thi lại, nên đã dùng kế khích tướng, ngoài mặt tỏ ra khinh bỉ Lưu Bình, nhưng bên trong bí mật sai vợ của mình là Châu Long đi theo giúp Lưu Bình để chàng có thời gian và tiền bạc để ôn thi. Năm đó Lưu Bình đỗ làm quan. Dương Lễ cho mời Lưu Bình đến chơi. Trong buổi gặp mặt này, Lưu Bình mới biết Châu Long là vợ của Dương Lễ. Lưu Bình vô cùng cảm động và kính phục trước tấm lòng của hai người dành cho mình).
DƯƠNG LỄ: – Ta có người bạn thiết Tên gọi Lưu Bình
Nghĩa trong phế phủ
Ta cũng có của giúp anh em no đủ Nhưng đủ no lại nhãng việc học hành Âu là ta giả cách vô hình
Chịu tiếng bạc cho anh em càng tủi cực Anh em có giận ta, mới học hành ra sức
Trong ba nàng, cậy một nàng thân tín đi nuôi Nàng nào khả đỡ anh việc ấy?
BÀ CẢ: – Bẩm lạy quan,
Thiếu chi điều cho bạn được nhờ Cổ kim nay có thế bao giờ
Đi nuôi bạn thật điều rất khó
Số bạn quan còn muộn mằn vất vả Có lẽ đâu nuôi mãi được ru
Thế gian nay nam nữ đồng cư9 Tiếng tăm ấy rửa sao cho sạch Như điều ấy thì tôi xin khước Có nên ra mặc ý hai dì…
DƯƠNG LỄ: – Nàng cả đã nói vậy, nàng hai ý thế nào? BÀ HAI: – Trình lạy quan,
Phận tiểu tinh10 bên gối, ngoài màn Có lẽ nào sửa vượt qua đăng
Lời em nói cũng như lời chị cả.
DƯƠNG LỄ: – Nàng cả, nàng hai đã từ nan trước Châu Long em,
Nàng có đi thì nàng cũng nói Để cho anh đành dạ cậy trông Sách có câu: nữ hữu tam tòng
9 Nam nữ đồng cư: nam nữ ở chung một nhà.
10 Tiểu tinh: vợ bé
Còn bé nhỏ tại gia tòng phụ Khi lớn khôn xuất giá tòng phu.
CHÂU LONG (nói sử): – Trăm lạy chàng, Chàng dạy đi dặm liễu đường cù
Thiếp chẳng quản công phu khó nhọc Thiếp vâng lời chàng đi nuôi bạn học Nhưng đi làm sao, về lại làm sao? Thiếp sợ chàng quân tử chí cao
Dạ như bể dò sao cho xiết
Thiếp sợ mình: lửa gần rơm lâu ngày cũng bén Uổng công chàng mà lỗi đạo tào khang11
Đục pha trong, thau lẫn với vàng
Đành phận thiếp, hổ mặt chàng quân tử. DƯƠNG LỄ: – Việc nàng đi ta đà tính trước Nếu hồ nghi ta đã chẳng sai đi
Người quân tử có nghĩ chi chuyện ấy Ba nén vàng nàng thời nhận lấy Nuôi bạn anh cho cơm áo no lòng Rồi sau sẽ tìm đường trở lại… CHÂU LONG: – Bẩm lạy quan, Quan đã hết lòng cùng bạn
Thiếp đây xin gắng sức cùng chồng Dẫu kíp chầy12 thiếp chẳng ngại công Lòng thiếp có đôi vầng nhật nguyệt Nỗi riêng tây kể sao cho xiết
Tâm là lòng, ý cũng là lòng
Thiếp xin trở về tiết giá sạch trong Danh thơm để lưu hương thiên cổ.
(Trích vở chèo Lưu Bình Dương Lễ, Hà Văn Cầu sưu tầm và chú thích, NXB Văn Hóa, Hà Nội, 1976)
Thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1. Ghi lại lời chỉ dẫn sân khấu được sử dụng trong văn bản trên? (0,5 điểm)
Câu 2. Dựa vào văn bản, hãy cho biết Dương Lễ nhờ Châu Long đi làm việc gì? (0,5 điểm) Câu 3. Qua đoạn lời thoại:
Ta có người bạn thiết Tên gọi Lưu Bình Nghĩa trong phế phủ
Ta cũng có của giúp anh em no đủ Nhưng đủ no lại nhãng việc học hành Âu là ta giả cách vô hình
Chịu tiếng bạc cho anh em càng tủi cực
11 Đạo tào khang: đạo vợ chồng.
12 Kíp chầy: mau lâu
Anh em có giận ta, mới học hành ra sức
Anh/ chị có nhận xét gì về nhân vật Dương Lễ? (1,0 điểm)
Câu 4. Với việc nhận lời đi nuôi bạn chồng, anh/ chị thấy Châu Long là người như thế nào? (1,0 điểm)
Câu 5. Từ văn bản trên, anh/ chị có suy nghĩ gì về vẻ đẹp của tình bạn? (1,0 điểm) II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích ngắn gọn chủ đề của bài thơ sau: Từ ngày cha mất đi rồi
Mẹ như một giọt nắng rơi bậc thềm Gậy tre đỡ trái chín mềm
Mắt nhìn xa thẳm một miền khói sương
Ba gian loang lổ quanh tường
Rộng thênh một khoảng mấy phương gió lùa Vườn nhà thả giữa nắng mưa
Hàng cau nghẹn bẹ mấy mùa không hoa
Các con mấy đứa ở xa
Vội vàng thăm mẹ tháng ba bốn lần Đứa gần dẫu có ân cần
Bù sao cho đủ lặng thầm cha trao
Anh em mấy giọt máu đào
Vắng cha giông gió tác tao ít nhiều Mái trầm ngói cũ phong rêu
Dấu xưa còn được bao nhiêu sum vầy
Từ ngày cha mất đến nay
Con đi như một cụm mây luân hồi Hợp tan qua mấy vòng đời
Vẫn đau đáu một phương trời có cha.
(Từ ngày cha mất, Nguyễn Văn Song, giải B cuộc thi thơ của Báo Văn nghệ, 2019-2020)
Câu 2. (4,0 điểm)
Ý chí là sức mạnh.
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về nhận định trên.
ĐÁP ÁN
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 4,0 | |
1 | Lời chỉ dẫn sân khấu được sử dụng trong văn bản: (nói sử) | 0,5 | |
2 | Dương Lễ nhờ Châu Long đi nuôi bạn mình là Lưu Bình ăn học thành
tài. |
0,5 | |
3 | Nhận xét về nhân vật Dương Lễ:
– Là một người hết lòng vì bạn bè; – Là một người biết suy xét, tính toán hợp tình hợp lẽ: chịu mang tiếng bội bạc để khích lệ tinh thần của bạn, để cho bạn vì giận mà sẽ quyết tâm học hành đỗ đạt. |
1,0 | |
4 | Nhận xét về nhân vật Châu Long:
– Là người vợ hiền, chịu hy sinh vì chồng; – Là một người sâu sắc: khi nhận lời đi nuôi bạn chồng, nàng đã suy xét cặn kẽ mọi bề và bày tỏ điều đó với Dương Lễ: sợ không giữ được danh tiếng, sợ sau này chồng vì nghi ngờ mà hắt hủi. – Là một người phụ nữ trung trinh: Lòng thiếp có đôi vầng nhật nguyệt. |
1,0 | |
5 | Suy nghĩ về vẻ đẹp của tình bạn:
– Tình bạn là một trong những thứ tình cảm bình đẳng và cao đẹp; – Tình bạn giúp con người có chỗ dựa, có động lực để vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống; – Tình bạn giúp con người hoàn thiện bản thân, trở nên cao thượng hơn. |
1,0 | |
II | VIẾT | 6,0 |
1 | Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích chủ đề của bài
thơ “Từ ngày cha mất”. |
2,0 | |
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn
Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành. |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Phân tích chủ đề của bài thơ “Từ ngày cha mất”. |
0,25 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận
Sau đây là một số gợi ý: – Chủ đề: bài thơ thể hiện nỗi buồn đau, nhung nhớ của người con đối với người cha đã mất của mình. – Phân tích: + Cha mất đi để lại cho mẹ một nỗi buồn khôn khỏa lấp, dù các con có bên cạnh thì cũng không thể thay thế được cha. + Cha mất đi làm cho ngôi nhà trở nên trống vắng, tiêu điều: căn nhà trở nên tàn tạ, vườn tược xác xơ, mái ngói rêu phong. + Cha mất đi khiến cho ngôi nhà cũng mất đi sự sum vầy, ấm cúng: những đứa con mỗi người mỗi ngả. ð Bài thơ cho ta thấy được vai trò không gì có thể thay thế được của người cha đối với mỗi gia đình, từ đó giúp ta thêm trân trọng, yêu quý cha mẹ của mình hơn. |
0,5 | ||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
0,5 | ||
đ. Diễn đạt:
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. |
0,25 | ||
e. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 | ||
2 | Ý chí là sức mạnh.
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về nhận định trên. |
4,0 | |
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài:
Nghị luận xã hội. |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Suy nghĩ về nhận định: Ý chí là sức mạnh. |
0,5 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết
– Xác định được các ý chính của bài viết – Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: 1. Giới thiệu vấn đề nghị luận về nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề: – Nghị luận về nhận định: Ý chí là sức mạnh. – Đây là một nhận định đúng đắn, có nhiều ý nghĩa. 2. Triển khai vấn đề nghị luận: 2.1. Giải thích: |
1,0 |
Phép so sánh Ý chí là sức mạnh cho ta thấy được vai trò quan trọng của ý chí, nó là điều kiện, là yếu tố tạo nên động lực để con người đạt được mục đích của mình.
2.2. Bàn luận về tính đúng đắn của nhận định: Ý chí là sức mạnh, quả thực như vậy, bởi: – Khi cón ý chí, ta có đủ can đảm để khắc phục những nhược điểm, phát huy, trau dồi tài năng, từ đó hoàn thiện bản thân; – Khi có ý chí, ta sẽ đủ bền bỉ và kiên trì để vượt qua mọi thử thách, khó khăn, hoàn thành mục tiêu đã đề ra trong công việc; – Khi có ý chí, ta sẽ đủ dũng cảm để tránh xa những thứ vô bổ, những tệ nạn xã hội, tập trung mọi nguồn lực tinh thần và vật chất vào những việc làm có ích; – Khi có ý chí, ta sẽ được mọi người kính trọng, mến yêu, kết bạn, giúp đỡ;… 2.3. Phê phán những biểu hiện sai lệch: – Phê phán những con người dùng ý chí của mình vào những mục đích tiêu cực. – Phê phán những con người có ý chí nhưng thiếu kế hoạch, phương pháp; – Phê phán những con người thiếu ý chí;… 3. Rút ra bài học cho bản thân: – Cần ý thức được vai trò quan trọng của ý chí; – Cần rèn luyện cho mình một ý chí bền bỉ, sắt đá cộng với cách làm việc khoa học để có được thành công trong cuộc sống. |
|||
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
1,5 | ||
đ. Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn
bản. |
0,25 | ||
e. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,5 |