Đề minh hoạ môn văn theo cấu trúc thi tốt nghiệp 2025, chèo Trương Viên

PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bn sau:

(Tóm tắt vở kịch: Trương Viên quê đất Võ Lăng, nhờ mẹ sang hỏi cưới Thị Phương, người con gái của Tể tướng đã hồi hưu. Thấy chàng học giỏi, cha Thị Phương đồng ý và cho đôi ngọc lưu ly làm của hồi môn. Giữa lúc chàng đang dùi mài kinh sử thì được chiếu đòi đi dẹp giặc, chàng từ biệt mẹ già, vợ trẻ để ra chiến trường. Trong cảnh chạy giặc, Thị Phương đã dắt mẹ chồng lưu lạc suốt mười tám năm. Hai người bị quỷ dữ trong rừng sâu đòi ăn thịt, song may nhờ người vợ quỷ nhận làm chị em xin tha rồi cho vàng. Tiếp đó họ lại bị hổ dữ đòi ăn thịt. Thị Phương tình nguyện dâng miếng thịt nơi cánh tay để cứu mẹ chồng. Hổ tha mạng cho cả hai mẹ con. Mẹ ốm, nàng dâng đôi mắt mình để Sơn Thần làm thuốc chữa cho mẹ. Cảm động trước tấm lòng của Thị Phương, Ngọc Hoàng sai Chúa Tiên xuống dạy nàng nghề đàn hát. Thắng trận trở về, Trương Viên được phong quan. Chàng trở về quê cũ tìm mẹ già và vợ nhưng không thấy. Rồi chàng gặp hai mẹ con bà hát xẩm, bèn mời họ vào phủ để hát cho mình nghe. Qua bài trần tình, chàng đã nhận ra mẹ và vợ. Nhờ ngọc lưu ly, đôi mắt của Thị Phương sáng lại như xưa, gia đình được đoàn tụ sum vầy).

THỊ PHƯƠNG (hát trần tình): – Trương Viên, Trương Viên Người chồng tôi tên gọi Trương Viên

Vua sai dẹp giặc nước Xiêm khơi chừng Bởi vì đâu chếch nón ả Hằng

Thờ chồng giữ tiết khăng khăng chẳng rời Bởi vì đâu binh lửa tơi bời

Xa miền quê quán, ngụ nơi lâm tuyền Một mình tôi nuôi mẹ truân chuyên

Quyết liều phận bạc chẳng dám quên nghĩa chàng Gặp những loài ác thú hổ lang

Người rắp làm hại, khấn kêu van lại lành Trở ra về qua miếu thần linh

Thần đòi khoét mắt, lòng thành tôi kính dâng Vậy nên mù mịt tối tăm

Được tiên dạy hát kiếm ăn qua tháng ngày Sự tình này trời đất có thấu hay

Chàng Trương Viên có biết nông nỗi này cho chăng? TRƯƠNG VIÊN: – Nghe tiếng đàn cùng tiếng hát Chuyển động tâm thần…

THỊ PHƯƠNG (i sử): – Tiền ông thưởng tôi còn để đó Tôi chẳng hề tiêu đụng một phân

Xin ông đừng nói chuyện tần ngần

tôi mang tiếng không thanh danh tiết.

(Lược một đoạn: Trương Viên nghe lời hát, nhận ra vợ mình, nhưng Thị Phương vì bị mù nên chưa dám nhận Trương Viên, đòi chàng phải đưa ra bằng chứng để chứng minh).

THỊ PHƯƠNG (nói sử):

Nào trước khi phu phụ hợp hôn

Những của ấy đưa ra làn chứng.

MỤ: Ơi này con, vợ con nói: ngày xưa quan Thừa tướng có cho cái gì làm lễ vật không, con đưa cho vợ nó xem để nó nhận.

TRƯƠNG VIÊN: Anh khá khen em mười tám năm nay chẳng có đơn sai Lòng thương em nhớ mẹ ngậm ngùi

Đây, ngọc lưu ly giao em nhận tích.

Thị Phương cầm ngọc, ngọc nhảy lên mắt, mắt sáng trở lại. THỊ PHƯƠNG: – Quả lòng trời đưa lại

Ngọc nhảy vào, mt được phong quang Mẹ ơi giờ con trông được rõ ràng Chồng con đây đã tỏ.

MỤ: M mừng con đã yên lành như cũ Lại thêm mẫu tử đoàn viên

Trời có đâu nỡ phụ người hiền Thế mới biết bĩ rồi lại thái. TRƯƠNG VIÊN: – Trăm lạy mẹ

Con vâng lệnh trên ra dẹp giặc đã yên Mười tám năm binh mạnh tướng bền Giờ được chức làm quan Thái tể

Trời xui nên mẹ con gặp gỡ Mời mẹ về cho tới gia trang Khi đó sẽ hồi quỳnh khánh hạ (hát vãn trò):

Tạo hóa xoay vần

Hết cơn bĩ cực đến tuần thái lai Trời chung, trời chẳng riêng ai Vun trồng cây đức ắt dài nền nhân Hễ ai có phúc, có phần

Giàu nghèo tại số, gian truân bởi trời Phương ngôn dạy đủ mọi lời.

(Trích vở chèo Trương Viên, Hà Văn Cầu sưu tầm và chú thích, NXB Văn Hóa, Hà Nội, 1976)

Thực hin các yêu cu từ 1 đến 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Những chữ in nghiêng để trong dấu ngoặc đơn được gọi là gì? (0,5 điểm) Câu 2. Chỉ ra những nhân vật xuất hiện trong văn bản? (0,5 điểm)

Câu 3. Xác định chủ đề của văn bản? (1,0 điểm)

Câu 4. Nêu ngắn gọn cảm nhận của anh/chị về nhân vật Thị Phương? (1,0 điểm)

Câu 5. Thông điệp nào từ đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Lí giải vì sao? (1,0 điểm)

I. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nghệ thuật sử dụng hình ảnh trong bài thơ sau:

Nõn sương ngọc quanh thềm đậu;

Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì. Hư vô bóng khói trên đầu hạnh; Cành biếc run run chân ý nhi.

Gió thầm, mây lặng, dáng thu xa, Mới tạnh mưa trưa, chiều đã tà. Buồn ở sông xanh nghe đã lại, Mơ hồ trong một tiếng chim qua.

Bên cửa ngừng kim thêu bức gấm, Hây hây thục nữ mắt như thuyền. Gió thu hoa cúc vàng lưng giậu,

Sắc mạnh huy hoàng áo trạng nguyên.

(Thu, Xuân Diệu, in trong tập Gửi hương cho gió, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1992) Câu 2. (4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 600 chữ) giúp người khác thay đổi thói quen suy nghĩ tiêu cực.

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4,0
  1 Những chữ in nghiêng để trong dấu ngoặc đơn được gọi là: chỉ dẫn sân

khấu.

0,5
2 Những nhât vật xuất hiện trong văn bản:

–  Thị Phương

–  Trương Viên

–  Mụ (mẹ của Trương Viên)

0,5
3 Chủ đề của văn bản:

–  Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của Thị Phương: một người con dâu hiếu thảo, một người vợ chung thủy sắt son.

–   Gửi gắm khát vọng về việc con người khi ăn ở có đạo đức sẽ gặp dữ hóa lành, có kết cục viên mãn, hạnh phúc.

1,0
4 Cảm nhận ngắn gọn về Thị Phương:

–   Người con dâu hiếu thảo: chịu mọi khổ cực để nuôi mẹ, sẵn sàng cắt thịt mình, khoét mắt mình để cứu mẹ chồng.

–   Người vợ trọn lòng chung thủy với chồng: khi chưa nhận ra Trương Viên, Thị Phương quyết không lấy tiền công đàn hát, không chấp nhận

những lời tình cảm; đòi Trương Viên phải đưa ra được bằng chứng mới nhận chàng là chồng mình.

1,0
5 Học sinh được tự do lựa chọn thông điệp, miễn là có lí giải thuyết phục. Tham khảo:

–  Thông điệp: ở hiền gặp lành.

–  Khi ăn ở có nhân có đức, con người sẽ thanh thản trong tâm hồn, được nhiều người yêu mến, và cuối cùng, hạnh phúc sẽ đến với ta.

1,0
II   VIẾT 6,0
  1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nghệ thuật sử

dụng hình ảnh trong bài thơ “Thu” của Xuân Diệu.

2,0
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ)

của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Phân tích nghệ thuật sử dụng hình ảnh trong bài thơ “Thu” của Xuân Diệu.

0,25
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

Sau đây là một số gợi ý:

– Hình ảnh thiên nhiên mùa thu:

+ Sử dụng những hình ảnh thiên nhiên như: sương, nắng, khói, cành biếc, gió, mây, mưa, tiếng chim, hoa cúc vàng.

+ Những hình ảnh đó được miêu tả một cách đặc sắc, gợi lên không khí đặc trưng của mùa thu: đó là một mùa thu thơ mộng, yên tĩnh và buồn man mác: sương thì trong vắt (nõn nà sương ngọc), nắng thì dịu nhẹ (nắng nhỏ bâng khuâng), không gian mờ ảo huyền hoặc (hư vô bóng

khói), cành cây lay động nhẹ nhàng (cành biếc run run), gió nhẹ (gió

0,5

 

 

    thầm), mây tựa hồ đứng yên (mây lặng), tiếng chim cũng xa xăm vô định (mơ hồ trong một tiếng chim qua), ngày trở nên ngắn ngủi hơn (mới tạnh mưa trưa đã chiều tà), hoa cúc thì nở rộ (sắc mạnh huy hoàng).

–  Hình ảnh con người mùa thu:

Mùa thu được miêu tả gắn với hình ảnh người thục nữ. Hòa mình vào thiên nhiên mùa thu, người con gái ấy cũng toát lên vẻ trầm lặng (ngừng thêu bức gấm), mơ mộng xa xăm (mắt như thuyền). Có lẽ cái lạnh của mùa thu khiến nàng đang mơ tưởng về hạnh phúc lứa đôi, về chàng trạng nguyên trong tưởng tượng của mình.

–  Hình ảnh thiên nhiên và con người đã làm cho bức tranh thu vừa mang phong vị cổ điển, vừa có vẻ đẹp lãng mạn hiện đại.

 
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

–  Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

–  Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

–   Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

0,5
đ. Diễn đạt:

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0,25
e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
2 Viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 600 chữ) giúp người khác thay đổi thói quen suy nghĩ tiêu cực. 4,0
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài:

Nghị luận xã hội.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Giúp người khác thay đổi thói quen suy nghĩ tiêu cực.

0,5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

–  Xác định được các ý chính của bài viết

–  Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề:

–  Vấn đề nghị luận: thói quen suy nghĩ tiêu cực.

–  Đây là một thói quen xấu, cần khắc phục.

2.  Triển khai vấn đề nghị luận:

2.1.  Giải thích:

Thói quen suy nghĩ tiêu cực là việc một người thường hay suy nghĩ, nhìn nhận mọi vấn đề trong cuộc sống theo hướng bất lợi, từ đó dẫn đến tâm lí bi quan, chán nản.

2.2.  Tác hại của thói quen suy nghĩ tiêu cực:

–  Hình thành nên cái nhìn bi quan, yếm thế về cuộc sống, không còn tin tưởng vào những điều tốt đẹp ở cuộc đời và con người;

–  Không thể xác lập hoặc duy trì các mối quan hệ lành mạnh;

–  Làm nhụt ý chí, đánh mất động lực phấn đấu để cải thiện tình hình;

–  Dễ sa vào các tệ nạn xã hội;…

2.3. Lợi ích của việc thay đổi thói quen suy nghĩ tiêu cực:

–  Khiến bản thân trở nên vui vẻ, yêu đời, từ đó tạo nên động lực để phấn đấu;

–  Dám dũng cảm dấn thân để thay đổi hoàn cảnh;

1,0

 

 

    –  Xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp;

–  Mở ra những cơ hội tốt đẹp cho tương lai;…

2.4. Giải pháp để thay đổi thói quen suy nghĩ tiêu cực:

–  Nhận thức được tác hại của thói quen suy nghĩ tiêu cực cũng như những lợi ích có được khi từ bỏ thói quen đó;

–   Chấp nhận mặt tiêu cực của cuộc sống như là một sự hiển nhiên mà cuộc sống này phải có, đồng thời xoay chuyển cái nhìn sang hướng tích cực;

–  Tham gia tích cực vào những hoạt động vì cộng đồng;

–  Kết bạn với những người có suy nghĩ tiêu cực;…

3. Rút ra bài học cho bản thân:

–  Tránh xa thói quen suy nghĩ tiêu cực

–  Tập thói quen suy nghĩ tích cực trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời.

 
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

–  Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

–  Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

–   Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

1,5
đ. Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn

bản.

0,25
e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *