Đề minh hoạ môn văn theo cấu trúc thi tốt nghiệp 2025, đề số 72

PHẦN ĐỌC HIỂU (0 điểm)

Đọc văn bản sau:

     (1)“…Không nhất thiết bạn phải tặng người khác những món quà đắt tiền hay mất quá nhiều thời gian hoặc công sức để đem lại niềm vui cho người khác. Có rất nhiều cách để khiến cho người khác cảm thấy vui. Một tấm thiệp xinh xắn được gửi đến một cách bất ngờ cho một người quen của bạn, một bình hoa hái trong vườn đặt lên bàn ăn của gia đình, hay đơn giản hơn, chỉ cần một nụ cười thân thiện của bạn với đồng nghiệp vào mỗi sáng đến công sở…Cũng có thể, những gì bạn làm cho người khác, tưởng chừng như đơn giản, lại chính là biểu hiện của một ứng xử văn hóa tốt đẹp, của một tinh thần vì cộng đồng: mang giúp hành lí nặng, nhường ghế trên xe buýt hay tham gia làm việc tình nguyện tại trại trẻ khuyết tật…

    (2) Chẳng có hành động nào trong số những hành động trên là tầm thường, nhỏ nhặt! Chính vì chúng quá đỗi bình thường nên chúng ta ít khi chịu để ý đến. Bạn cứ thử thực hành trong cuộc sống hàng ngày mà xem, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy hiệu quả tác động của chúng lên cuộc sống của bạn và của người khác kì diệu đến nhường nào. “Hạnh phúc như là nước hoa, bạn không thể vẩy lên người khác mà không làm vương vài giọt lên chính mình” (Bernard Shaw)”.

                                            (Trích “Hạnh phúc không khó tìm” – M.J.Ryan)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1 (0,5 điểm): Trong đoạn (1), có những hành động đơn giản nào có thể đem đến hạnh phúc?

Câu 2 (0,5 điểm): Anh/chị hãy đặt một nhan đề khác cho văn bản?

Câu 3 (1,0 điểm): Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Không nhất thiết bạn phải tặng người khác những món quà đắt tiền hay mất quá nhiều thời gian hoặc công sức để đem lại niềm vui cho người khác. Có rất nhiều cách để khiến cho người khác cảm thấy vui” hay không? Vì sao?

Câu 4 (1,0 điểm): Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong câu nói của Bernard Shaw: “Hạnh phúc như là nước hoa, bạn không thể vẩy lên người khác mà không làm vương vài giọt lên chính mình”?

Câu 5 (1,0 điểm): Anh/chị rút ra được bài học gì qua văn bản trên? Lý giải ngắn gọn cho bài học đó?

PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung của văn bản trong phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa to lớn của hạnh phúc?

Câu 2 (4,0 điểm): Viết bài văn nghịn luận (khoảng 600 chữ) cảm nhận về bi kịch giấc mộng văn chương của nhân vật Hộ trong đoạn văn sau:

Hộ vốn nghèo. Hắn là một nhà văn, trước kia, với cách viết thận trọng của hắn, hắn chỉ kiếm được vừa đủ để một mình hắn sống một cách eo hẹp, có thể nói là cực khổ. Nhưng bấy giờ hắn chỉ có một mình. Ðói rét không có nghĩa lý gì đối với gã trẻ tuổi say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp. Ðầu hắn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn ngày mỗi ngày một thêm nảy nở. Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán. Ðối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả; ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa. Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời… Thế rồi, khi đã ghép đời Từ vào cuộc đời của hắn, hắn có cả một gia đình phải chăm lo. Hắn hiểu thế nào là giá trị của đồng tiền; hắn hiểu những nỗi đau khổ của một kẻ đàn ông khi thấy vợ con mình đói rách. Những bận rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lý, nhưng không thể không nghĩ tới, ngốn một phần lớn thì giờ của hắn. Hắn phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng. Hắn phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc. Rồi mỗi lần đọc lại một cuốn sách hay một đoạn văn ký tên mình, hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng vò nát sách và mắng mình như một thằng khốn nạn… Khốn nạn! Khốn nạn! Khốn nạn thay cho hắn! Bởi vì chính hắn là một thằng khốn nạn! Hắn chính là một kẻ bất lương! Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.

Chao ôi! Hắn đã viết những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi. Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương. Thế nghĩa là hắn là một kẻ vô ích, một người thừa. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có… Hắn nghĩ thế và buồn lắm, buồn lắm! Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình? Còn gì đau đớn hơn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt?”.

(Trích Đời thừa – Nam Cao, Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao – tập I, NXB Văn học, Hà Nội, 2000)

(Tóm tắt cốt truyện: Hộ là một nhà văn trẻ có tài và tận tâm với nghề, luôn ôm ấp hoài bão về một tác phẩm lớn. Nhưng từ khi Hộ giang tay cứu vớt cuộc đời Từ – một cô gái bất hạnh bị người yêu bỏ rơi đúng lúc mang thai đứa con trong bụng – và sau đó xây dựng gia đình với Từ, miếng cơm manh áo đã bám riết Hộ, đeo đuổi Hộ, khiến Hộ phải viết nhanh, viết vội để có tiền mưu sinh cho một gia đình đông đúc. Bi kịch văn chương khiến Hộ nhiều lần uống say, và trong cơn say, Hộ về nhà chửi mắng Từ, đay nghiến Từ, nhiều lần còn đuổi cả Từ và đàn con ra khỏi nhà. Đến khi tỉnh rượu, Hộ vô cùng hối hận và tiếp tục rơi vào bi kịch tình thương. Truyện kết thúc ở lời tự dằn vặt của Hộ khi đã tỉnh táo sau một trận say túy lúy cùng lời an ủi, động viên của Từ: “Anh chỉ là một người khổ sở”).

—– HẾT —–

 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

PHẦN ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
1 Đoạn văn (1) đã chỉ ra những hành động sau có thể đem đến niềm hạnh phúc:

–         Một tấm thiệp xinh xắn được gửi đến một cách bất ngờ cho một người quen của bạn.

–         Một bình hoa hái trong vườn đặt lên bàn ăn của gia đình.

–         Một nụ cười thân thiện của bạn với đồng nghiệp vào mỗi sáng đến công sở.

–         Mang giúp hành lí nặng.

–         Nhường ghế trên xe buýt.

–         Tham gia làm việc tình nguyện tại trại trẻ khuyết tật.

è Học sinh trả lời được 3-4 ý đúng cho 0,25 điểm; trả lời được 5-6 ý đúng cho 0,5 điểm.

0,5
2 Đặt nhan đề khác cho văn bản:

–         Cần làm gì để hạnh phúc?

–         Tìm hạnh phúc nơi đâu?

–         ….

0,5
3 Học sinh có thể trả lời theo các cách khác nhau, miễn lý giải logic và hợp lý.

–         Bày tỏ quan điểm đồng tình/không đồng tình cho 0,25 điểm.

–         Lý giải hợp lý cho 0,75 điểm. Ví dụ: Đồng tình, vì mỗi người có cảm nhận về hạnh phúc khác nhau. Khi thực sự quan tâm, yêu thương, xuất phát từ tình cảm chân thành thì dù món quà đơn giản cũng mang lại niềm vui.

1,0
4 –         Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu nói của Bernard Shaw là so sánh: HẠNH PHÚC – NƯỚC HOA.

–         Nghệ thuật so sánh đã giúp câu nói của Bernard Shaw thêm gợi hình, gợi cảm, tăng sức hấp dẫn cho sự diễn đạt.

–         Ngoài ra, nghệ thuật so sánh còn khiến cho hạnh phúc – vốn là một cảm xúc của con người – trở nên cụ thể hơn, có tính chất thơm tho, quý giá, được người đời trân trọng, nâng niu. Qua đây, Berdnard Shaw muốn khẳng định sự lan tỏa mạnh mẽ của hạnh phúc mỗi khi chúng ta có hành động đẹp với người khác.

è Gọi đúng tên biện pháp cho 0,25 điểm; chỉ ra đúng biểu hiện cho 0,25 điểm; phân tích đúng tác dụng về nghệ thuật cho 0,25 điểm; phân tích đúng tác dụng về nội dung cho 0,25 điểm.

1,0
5 Học sinh có thể rút ra nhiều bài học khác nhau, miễn đưa ra lời lý giải hợp lý, ví dụ:

–         Hạnh phúc là điều quý giá vô cùng, ai ai cũng nên trân trọng và giữ gìn bởi hạnh phúc cũng rất mong manh và không tồn tại vĩnh viễn, một khi đã mất đi sẽ không thể lấy lại được.

è HS rút ra bài học: 0,5 điểm. HS lý giải cho bài học: 0,5 điểm.

1,0
  1. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1: Đoạn văn nghị luận xã hội (2,0 điểm)

Nội dung Điểm
a.     Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo theo cách diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành hoặc tổng – phân – hợp.

b.     Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Ý nghĩa to lớn của hạnh phúc trong cuộc sống mỗi người.

c.      Triển khai vấn đề nghị luận

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách, nhưng phải làm rõ ý nghĩa to lớn của hạnh phúc trong cuộc sống mỗi người.

Có thể triển khai theo hướng sau:

–         Niềm hạnh phúc xuất phát từ chỗ nhu cầu tinh thần của chúng ta được thỏa mãn nên nó sẽ giúp ta cảm thấy thoải mái, sung sướng, vui vẻ, từ đó có thêm năng lượng sống tích cực.

–         Hạnh phúc còn là một loại “mooc-phin tự nhiên” khiến ta lạc quan và yêu đời hơn, thấy cuộc sống này đáng sống hơn.

–         Niềm hạnh phúc xuất hiện trong những tình huống ngặt nghèo còn giúp ta có thêm động lực để vượt qua khó khăn, chiến thắng thử thách, đạt tới thành công.

–         Ở những quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao, dễ thấy người dân tại đó sống gắn kết với nhau hơn và tỉ lệ người dân phạm tội rất thấp. Hạnh phúc chính là nền tảng vững chắc cho một xã hội văn minh và phát triển.

è Mở rộng:

–         Hạnh phúc là điều đáng để mỗi người kiếm tìm những vẫn tồn tại nhiều cá nhân sống vô cảm với chính mình, bỏ mặc bản thân, buông xuôi số mệnh, sống nhạt nhòa và vô nghĩa trong đời. Những người này cần thay đổi nhận thức nếu không muốn trở thành những “hạt cơm nguội” lẻ loi bên lề của hạnh phúc.

–         Vì hạnh phúc là quý giá nên có nhiều kẻ chỉ vì muốn thỏa mãn nhu cầu tinh thần cá nhân mà sẵn sàng cướp đi hạnh phúc của người khác. Nên nhớ rằng, chúng ta chỉ thực sự hạnh phúc khi niềm vui sướng ấy không dựa trên sự đố kị, thủ đoạn và mưu mô.

è Rút ra bài học nhận thức và hành động:

d.     Chính tả, ngữ pháp, sáng tạo

–         Đảm bảo chuẩn chính tả và ngữ pháp tiếng Việt.

–         Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25

 

 

0,25

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

0,25

Câu 2: Bài văn nghị luận văn học (4,0 điểm)

Nội dung Điểm
a.     Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai vấn đề; Kết bài khái quát vấn đề.

0,5
b.     Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Bi kịch giấc mộng văn chương của nhân vật Hộ trong đoạn văn ở phần Đọc – hiểu.

0,5
c.      Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:

–         Giới thiệu khái quát về tác giả Nam Cao và bi kịch giấc mộng văn chương của nhân vật Hộ trong truyện ngắn “Đời thừa”.

–         Cảm nhận cụ thể về bi kịch giấc mộng văn chương của nhân vật Hộ:

+ Giải thích khái niệm: Bi kịch là thuật ngữ được sử dụng khi diễn ra mâu thuẫn không thể dung hòa giữa khát vọng chủ quanthực tế khách quan, dẫn đến sự đau khổ và bế tắc của người mang khát vọng” (Heghen).

+ “Khát vọng chủ quan”: Hộ là một nhà văn luôn ôm ấp một hoài bão lớn lao về một tác phẩm văn chương để đời và anh hoàn toàn có khả năng thực hiện được hoài bão đó bởi Hộ vừa có tài năng thực lực vừa giàu tâm huyết với nghề vừa mang nguồn đam mê bất tận với nghiệp viết.

+ “Thực tế khách quan”: Cuộc sống đói kém cùng gia đình ngày càng nhiều thành viên đã khiến cho gánh nặng áo cơm đè lên vai Hộ mỗi ngày mỗi nặng nề. Và “những bận rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lý, nhưng không thể không nghĩ tới, ngốn một phần lớn thì giờ của hắn” khiến Hộ phải viết nhanh, viết ẩu, cho ra đời nhưng trang viết nông cạn, rỗng tuếch; những tác phẩm thậm chí khiến hắn xấu hổ vô cùng mỗi lần đọc lại.

+ Kết quả: Hộ tự coi mình là kẻ “khốn nạn”, “cẩu thả”, “bất lương” trong nghề và tìm cách quên đi bao dằn vặt, bi kịch trong những lần uống rượu say túy lúy.

–         Đánh giá:

+ Bi kịch giấc mộng văn chương của văn sĩ Hộ chính là bi kịch tinh thần nói chung của một lớp thế hệ tri thức thời kì xã hội thực dân nửa phong kiến. Qua việc thể hiện tấn bi kịch tinh thần này, nhà văn Nam Cao vừa lớn tiếng tố cáo xã hội đã kìm kẹp sự phát triển của con người, vừa bộc lộ lòng đồng cảm với những trí thức dân tộc đã từng phải loay hoay đánh vật với cơm áo để duy trì hoài bão của con tim – trong đó có cả bản thân tác giả.

+ Để thể hiện tấn bi kịch giấc mộng văn chương của văn sĩ Hộ, nhà văn Nam Cao đã đi sâu vào khai thác và thể hiện diễn biến tâm lý nhân vật với nhiều nỗi dằn vặt, chua chát; sử dụng đầy tài tình lời độc thoại nội tâm của nhân vật để mở ra cánh cửa tâm lý nơi Hộ; kết hợp với ngôn ngữ văn chương mang đầy tính triết lý và giọng văn vừa lạnh lùng khách quan (với việc sử dụng đại từ hắn) vừa cảm thương, đau xót (với thán từ Ôi chao và các câu cảm thán). Đó cũng là những nét phong cách nghệ thuật tiêu biểu của Nam Cao.

2,5

 

 

 

(0,5)

 

(1,5)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(0,5)

 

d.     Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25
e.      Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; Có những cách diễn đạt mới mẻ, hiệu quả.

0,25

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *