Đề minh hoạ môn văn theo cấu trúc thi tốt nghiệp 2025, đề số 67

I.PHẦN ĐỌC HIỂU ( 4.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

ĐÓI

( Thạch Lam)

“Một cơn gió lọt vào làm Sinh tỉnh giấc. Anh ta thấy cái hơi lạnh của mùa đông thấm qua lần chăn mỏng, và thấy người mệt mỏi vì suốt đêm đã co quắp trên chiếc phản gỗ cứng.Sinh cuốn chăn ngồi dậy. Thế là, cũng như những buổi sáng khác, một cái buồn rầu chán nản, nặng nề ở đâu đến đè nén lấy tâm hồn.

Những đồ vật quanh mình ẩn hiện trong bóng tối lờ mờ khiến Sinh lại nghĩ đến cái cảnh nghèo nàn khốn khó của chàng. Một cái bàn con xiêu vẹo bên góc tường, một cái chõng tre đã gẫy dăm ba nan, một cái ấm tích mất bông và mấy cái chén mẻ, nước cáu vàng… Trong cùng, một cái hòm da, dấu vết còn lại, của cái đời phong lưu độ trước…

Tất cả đồ đạc trong căn phòng chỉ có thế. Mà đã lâu lắm, quanh mình Sinh vẫn chỉ có những thứ đồ tồi tàn ấy, đã lâu lắm chàng đến ở cái căn phòng tối tăm, ẩm thấp này. Những ngày đói rét không thể đếm được nữa. Tiếng gió vi vút qua khe cửa ban đêm chàng nghe đã quen, cả đến cái mệt mỏi lả đi vì đói, chàng cũng đã chịu qua nhiều lần rồi.Sinh thở dài. Chàng nhớ lại cái ngày bị thải ở sở chàng làm, cái giọng nói quả quyết và lạnh lùng của ông chủ, cái nét mặt chán nản, thất vọng của mấy người anh em cùng một cảnh ngộ với chàng… Từ lúc đó, bắt đầu những sự thiếu thốn, khổ sở, cho đến bây giờ…

Một tiếng guốc ngoài hè làm cho Sinh ngẩn lên trông ra phía cửa: vợ chàng về. Nàng vén cái màn đỏ treo ở cửa bước vào. Sinh thoáng trông cái thân hình của vợ in rõ trên nền sáng, một cái thân thể mảnh giẻ, gầy gò trong chiếc áo the mỏng phong phanh. Cảnh tượng ấy làm cho chàng xót thương…

Vợ chàng đi lại cạnh giường, yên lặnh nhìn Sinh không nói gì.

Sinh với  lấy tay nàng kéo xuống bên mình, âu yếm hỏi :

– Em đi đâu mà sớm thế?

– Em lại đằng bà Ba ở cuối phố vay tiền.

Thế có được không?

Vợ Sinh nhìn chồng, thở dài lắc đầu :

– Ai cho chúng mình vay bây giờ. Bà ấy còn nhớ đâu đến khi trước vẫn nhờ vả mình.

Sinh buồn rầu, nói một cách chán nản:

– Thói đời vẫn thế, trách làm gì. Nhưng bây giờ làm thế nào?

Chàng nghĩ đến cái thạp gạo đã hết, mà trong túi không còn được một đồng xu nhỏ… Đã hai hôm nay, chàng và vợ chàng thổi ăn bữa gạo cuối cùng, đã hai hôm, cái đói làm cho chàng khốn khổ…

…..

Tuy vậy, sự khổ sở chàng nhận thấy không làm cho vợ chàng bớt tình yêu đối với chàng. Cũng vẫn nồng nàn, đằm thắm như xưa, cái ái tình của đôi bên chỉ có thêm màu cay đắng vì xót thương nhau.”

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 ( Trình bày ngắn gọn)

Câu 1. Xác định ngôi kể trong đoạn trích trên?

Câu 2: Chỉ ra các nhân vật được nhắc đến trong đoạn trích và cuộc sống hiện tại của các nhân vật?

Câu 3: Nêu chủ đề của văn bản ?

Câu 4: Phân tích thái độ của tác giả đối với nhân vật Sinh trong đoạn truyện ?

Câu 5: Từ nội dung của văn bản hãy hãy viết đoạn văn 5-7 dòng bày tỏ suy nghĩ của mình về cách để vượt lên trên nghịch cảnh trong cuộc sống con người ?

PHẦN VIẾT ( 6 điểm)

Câu 1. ( 2 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận “khoảng 200 chữ” làm rõ hiệu quả của việc thay đổi điểm nhìn được thể hiện trong văn bản sau:

 

NHÀ MẸ LÊ

( Thạch Lam)

Cuộc đời của gia đình bác Lê cứ như thế mà lặng lẽ qua ngày nọ rồi lại đến ngày kia. Tuy vậy cũng có những ngày vui vẻ. Những ngày nắng ấm trong năm, hay những buổi chiều mùa hạ, mẹ con bác Lê cùng nhau ngôì chơi ở trước cửa nhà. Các người hàng xóm cũng làm như thế, các bà mẹ ngồi rủ rỉ với nhau những câu chuyện kín đáo; các trẻ con nô đùa dưới quán chợ, còn các bà già thì ngồi giũ tóc cho chúng và gọt tóc chúng bằng mảnh chai sắc. Thằng cả ngồi đan lại cái lờ. Còn những đứa khác chơi quanh gần đấỵ Trong những ngày hè nóng bức, con bác Lê đứa nào cũng lở đầu. Bác ta bảo là một cái bệnh gia truyền từ đời ông tam đại nên bác lấy phẩm xanh bôi cho chúng nó. Trông mẹ con bác lại càng giống mẹ con một đàn gà, mà những con gà con người ta bôi xanh lên đầu cho khỏi lẫn. Người phố chợ thường nói đùa bác Lê về đàn con đông đúc ấỵ Bác Đối kéo xe, người vui tánh nhất xóm, không lần nào đi qua nhà bác Lê mà không bảo:

– Bác phải nhớ thỉnh thoảng đếm lại con không quên mất.

Bác Lê bao giờ cũng trả lời một câu:

– Mất bớt đi cho nó đỡ tội.

Nhưng mọi người biết bác Lê quí con lắm. Tuy bác hết sức công bằng, người ta cũng thấy bác yêu thằng Hy hơn cả. Nó là con thứ chín, ốm yếu, xanh xao nhất trong nhà. Bác thường bế nó lên hôn hít, rồi khoe với hàng xóm, nội cả nhà chỉ có nó là giống thầy cháu như đúc. Rồi bác lại ôm con ngồi lặng yên một lát, như để nhớ lại chuyện gì đã lâu lắm.

Câu 2. ( 4.0 điểm)

Khiêm nhường, một yếu tố cần thiết để tạo nên một di sản đẹp rạng ngời.

Viết bài văn nghị luận ( khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/ chị về giá trị của lối sống khiêm nhường.

 ĐÁP ÁN

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4,0
  1

 

Ngôi kể: ngôi thứ ba 0,5
2

 

Các nhân vật được nhắc đến trong đoạn trích và đặc điểm của mỗi nhân vật:

+ Sinh: Nhân vật người chồng, đang sống trong cảnh mệt mỏi, đói khát, rất xót thương khi chứng kiến nỗi vất vả của vợ

+ Vợ của Sinh: Gầy gò, mỏng manh, hết mực yêu thương chồng

0,5
3

 

Chủ đề của văn bản:

Câu chuyện tập trung phản ánh cuộc sống nghèo khổ, bế tắc của người tri thức thiểu tư sản trước Cách mạng tháng Tám cùng với nỗi niềm cảm thông, thương xót của nhà văn Thạch Lam

1,0
  4 Phân tích thái độ của tác giả đối với nhân vật Sinh trong đoạn truyện :

+ Nhà văn đồng cảm sâu sắc với sự thay đổi trong cuộc sống của Sinh và đặc biệt là sự nghèo khó, khổ sở, bế tắc  trong hiện tại.

-> Tâm trạng của nhân vật là tâm trạng của chính nhà văn: buồn rầu, chán nản, thất vọng.

+ Tin tưởng vào khát vọng sống và tình yêu thương cùng phẩm chất cao đẹp của nhân vật  thương vợ , lo cho cuộc sống tương lai.

è Tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn trong tác phẩm .

1,0
  5

 

Cách để vượt lên nghịch cảnh:

– Từ tình cảm yêu thương, sẻ chia của vợ chồng Sinh dành cho nhau, cùng nhau vượt qua hoàn cảnh nghiệt ngã, học sinh đưa ra cách để có thể vượt lên nghịch cảnh ( biết yêu thương, thấu hiểu và sẻ chia, dũng cảm vượt qua khó khăn, chăm chỉ lao động, luôn có niềm tin vào chính mình và mọi người….)

– HS lí giải một cách hợp lý và thuyết phục

1,0

 

 

 

 

 

 

II   VIẾT 6,0
  1

 

Viết đoạn văn nghị luận “khoảng 200 chữ” làm rõ hiệu quả của việc thay đổi điểm nhìn được thể hiện trong văn bản Nhà mẹ Lê. 2,0
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu vê hình thức và dung lượng ( khoảng 200 cữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: hiệu quả của việc thay đổi điểm nhìn được thể hiện trong văn bản Nhà mẹ Lê.

0,25
c. Đề xuất được hệ thống ý để làm rõ vấn đề nghị luận

Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:

+ Trong văn bản có điểm nhìn của người kể chuyện ( tác giả), điểm nhìn của những người hàng xóm nhà bác Lê.

+ Văn bản có cả điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong ( điểm nhìn bên ngoài cho thấy cuộc sống sinh hoạt thường ngày của mẹ Lê và các con cùng những người hàng xóm); điểm nhìn bên trong giúp ta thấy được chiều sâu tâm hồn, lòng trắc ẩn của mẹ Lê, tình cảm đặc biệt của mẹ dành cho thằng Hy và niềm thương nhớ khôn nguôi dành cho người chồng đã mất.

=> Sự đa dạng trong điểm nhìn trong vưn bản tạo nên tính sinh động hấp dẫn cho lời kể và góp phần thể hiện được tư tương tình cảm của tác giả. Đó cũng là yếu tố quan trọng làm nên sức sống cho tác phẩm….

– Sắp xếp được hệ thống ý hơp lý theo đặc điểm bố cục của kiểu  đoạn văn

0,5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: hiệu quả của việc thay đổi điểm nhìn được thể hiện trong văn bản Nhà mẹ Lê

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

 

 

0,5

đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết các câu trong đoạn văn.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
   2

 

Khiêm nhường, một yếu tố cần thiết để tạo nên một di sản đẹp rạng ngời.

Viết bài văn nghị luận ( khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/ chị về giá trị của lối sống khiêm nhường.

4,0
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội

0,25
b. Xác định đung vấn đề cần nghị luận: giá trị của lối sống khiêm nhường. 0,5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

– Xác định được các ý chính của bài viết

– Sắp xếp đuọc các ý hợp lí theo bố cục của bài văn nghị luận:

* Giới thiệu vấn đề cần nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề

* Triển khai vấn đề cần nghị luận:

– Giải thích vấn đề nghị luận:

Khiêm nhường là đức tính tốt, nó là không khoa khoang, quá tự tin vào bản thân và luông biết nhường nhịn người khác vì lợi ích.

– Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau:

– Người có đức tính khiêm nhường là người luôn hiểu mình, biết người, do vậy thường có thái độ nhã nhặn, hay lắng nghe ý kiến của người khác; Luôn khiêm tốn học hỏi, có tinh thần cầu tiến, tự nỗ lực để tiến bộ; Không tự đề cao mình, không khoe khoang bản thân mình với những người xung quanh.

– Khiêm nhường sẽ giúp mỗi cá nhân tiến bộ hơn trong cách cư xử, lối sống, trong việc rèn luyện, tu dưỡng. Sự khiêm tốn, thái độ cầu tiến, ham học hỏi sẽ giúp ta tiến bộ, thành công trên đường đời. Đó là cơ sở để mỗi người tự hoàn thiện nhân cách; Khiêm nhường sẽ giúp cho việc giao tiếp, đối xử giữa người với người trong xã hội trở nên tốt đẹp hơn; Khiêm nhường là phẩm chất cần có của mỗi con người trong tập thể, trong xã hội. Người có đức tính khiêm nhường được mọi người yêu quý, nể phục.

….

– Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện,…

* Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.

1,0
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Lập luận chặt chẽ, thuyêt phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, liên kết chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý:  Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực, đạo đức và pháp luật.

1,5
đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5
Tổng điểm 10,0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *