Đề minh hoạ môn văn theo cấu trúc thi tốt nghiệp 2025, đề số 118

PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bn sau:

Thương thay phận gái cũng là người, Nỡ bỏ xuân xanh quá nửa đời.

Ông Nguyệt 6 nỡ nào trêu quải mãi, Chị Hằng 7 khéo lẽ éo le thôi.

Hoa còn phong nhuỵ ong ve vãn, Gió đã phai hương bướm tả tơi. Quá ngán thợ trời 8 ghê gớm bấy,

Xuân xanh được mấy chút thương ôi.

(Thương thay phận gái, Hồ Xuân Hương, in trong Thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Kiều Thu Hoạch biên soạn, NXB Văn học, Hà Nội, 2008)

Thực hin các yêu cu từ 1 đến 5 (trình bày ngắn gọn): Câu 1. Văn bản trên sử dụng thể thơ nào? (0,5 điểm)

Câu 2. Xác định phương thức xuất hiện của chủ thể trữ tình trong văn bản? (0,5 điểm) Câu 3. Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đối trong hai dòng thơ sau: (1,0 điểm)

Hoa còn phong nhuỵ ong ve vãn, Gió đã phai hương bướm tả tơi.

Câu 4. Trình bày chủ đề của văn bản? (1,0 điểm)

Câu 5. Từ văn bản, anh/chị có suy nghĩ gì về sự khác biệt giữa thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến và xã hội hiện nay. (1,0 điểm)

PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) làm rõ đặc điểm của nhân vật sử thi được thể hiện qua hình tượng Chiêm Tơ Mun trong văn bản sau:

 

(Tóm tắt: Xing Chơ Niếp là tù trưởng của một buôn làng giàu mạnh. Chàng lấy vợ là Hbra Lơ Tang, sinh được một người con trai đẹp lạ thường, đặt tên là Chiêm Tơ Mun. Hai vợ chồng làm lễ thổi tai cho con rất linh đình, nhưng quên không mời anh em nhà Đăm Chút. Đăm Chút lấy làm tức giận, bèn cùng hai em trai của mình là Đăm San và Đăm Chét kéo đến đánh buôn làng Xing Chơ Niếp, giết chết Xing Chơ Niếp và người anh trai của Xing Chơ Niếp, bắt vợ của Xing Chơ Niếp về làm nô lệ. Chiêm Tơ Mun may nhờ sự che chở của ông Trời nên đã thoát nạn, được vợ chồng người em gái của Xing Chơ Niếp nuôi dưỡng. Khi đã lớn khôn, biết được mối thù năm xưa, Chiêm Tơ Mun đã tìm đến buôn làng của Đăm Chút để báo thù).

 

Qua bảy ngày, bảy tháng, bảy năm đánh nhau, sức Đăm Chút đã tàn, lực hắn đã cạn, chân nặng như đeo chì, cột đá. Chiêm Tơ Mun dồn hắn vào núi lơtang, đẩy hắn sang núi jut, cuối cùng hắn ngã giúi, nằm ngả nghiêng.

ĐĂM CHÚT: Ơ làm sao đây? Ta đã hết sức mẹ cho, cha dưỡng rồi.

 

6 Ông Nguyệt: chỉ người se duyên đôi lứa (theo quan niệm xưa).

7 Chị Hằng: tức Hằng Nga, sống một mình trên cung trăng.

8 Thợ trời: chỉ tạo hóa, người sáng tạo ra vạn vật (theo quan niệm xưa).

9

Chiêm Tơ Mun giết chết Đăm Chút.

CHIÊM MUN: Ơ Đăm San! Mày hãy ra ngoài đi, ta đánh nhau sớm trước lúc sương chưa lên trời. Ta chỉ đánh chơi một ngày, một buổi, một chút thôi…

ĐĂM SAN: Ơ Chiêm Tơ Mun! Gan mày lớn bằng nào, mặt mày to bằng nào mà dám gọi tao? Hai người cùng nhảy lên trời. Mỗi lần Chiêm Tơ Mun vây bên trái, Đăm Săn bay qua phải. Đăm San vọt bên phải, Chiêm Tơ Mun vẫn đứng yên tại chỗ. Dao chạm nhau chan chát, tóe lửa.

Lửa bắn ra như tàn đuốc, như gió thổi đống tro tàn.

Sau năm ngày, năm tháng, năm năm, Đăm San hết sức mẹ cho, cha dưỡng. Hắn vượt qua mười đồi, tám suối, chín khe. Chiêm Tơ Mun rượt theo, đuổi bắt. Đến đồi ole, Đăm San kiệt sức, tàn hơi. Hắn chết cứng đờ như cá horong gặp cạn, như con cọp đói mồi, không kịp nói chuyện với Chiêm Tơ Mun.

Tới sân cây kơnia, Chiêm Tơ Mun hét vang, gọi đến Đăm Chét. CHIÊM TƠ MUN: – Ơ Đăm Chét! Mày hãy lên đây…

ĐĂM CHÉT: Cha m tao sinh ra tao là con trai để đánh giặc, mày với tao đi một lần, sinh cùng một nhịp trống, sao tao lại không lên?

Đăm Chét vừa nhảy lên trời, Chiêm Tơ Mun cũng nhảy theo ngay. Hắn muốn vượt cao hơn, nhưng Chiêm Tơ Mun cũng bay cao không kém. Hai bên xốc vào nhau, núi nhão ra, rừng tụm lại. Mưa giông ập tới. Dòng sông ngập nước. Cây cối gãy đôi. Cuối cùng Đăm Chét kéo đao chạy. Hắn chạy trốn vượt qua đồi jut, giẫm lên rừng le, nhào qua đầm lầy, chui qua lũng hẹp. Nhưng Chiêm Tơ Mun nắm được bả vai hắn, giật tóc, giúi hắn xuống đất, đẩy hắn xuống nước.

CHIÊM MUN: Ơ Đăm Chét! Mày mau đi mà làm nhà với Đăm Chút và Đăm San ngoài rừng nhé.

Không nghe thấy Đăm Chét trả lời, hắn đã chết từ lúc nào.

(Trích Xing Chơ Niếp, sử thi Ê đê, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 40, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, Tr.165-166)

Câu 2. (4,0 đim)

Viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/ chị về vấn đề bình đẳng giới.

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 4,0
1 Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật. 0,5
2 Phương thức xuất hiện của chủ thể trữ tình: Xuất hiện gián tiếp (ẩn danh). 0,5
3 Tác dụng của biện pháp tu từ đối trong hai dòng thơ:

Hoa còn phong nhuỵ ong ve vãn, Gió đã phai hương bướm tả tơi.

–  Tạo sự hài hòa, cân đối cho câu thơ

–  Cho thấy sự éo le, hẩm hiu của thân phận người phụ nữ: khi còn xuân

sắc thì bao người tìm đến, nhưng khi đã qua qua buổi xuân thì thì không còn có kẻ đoái hoài.

1,0
4 Chủ đề của văn bản:

–   Cho thấy thân phận hẩm hiu của người phụ nữ khi đã qua tuổi xuân xanh mà vẫn chưa tìm được hạnh phúc cho mình.

–  Bày tỏ thái độ thương cảm với số phận hẩm hiu ấy.

–  Ngầm lên án tạo hóa, cuộc đời đã sinh ra người phụ nữ “hồng nhan bạc phận”, “hồng nhan đa truân”.

1,0
5 Suy nghĩ gì về sự khác biệt giữa thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến và xã hội hiện nay:

–  Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến: do bị ràng buộc bởi lễ giáo phong kiến, họ không được làm chủ, tự quyết định số phận, hạnh phúc của mình, chỉ như loài hoa để bướm ong ve vãn, chán chường rồi lại bỏ đi.

–  Thân phận người phụ nữ trong xã hội ngày nay: do đã được giải phóng

khỏi những trói buộc của lễ giáo, họ có quyền chủ động trong việc tìm kiếm hạnh phúc, tự kiến tạo nên số phận của mình.

1,0
II VIẾT 6,0
1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) làm rõ đặc điểm của nhân vật sử thi được thể hiện qua hình tượng Chiêm Tơ Mun trong văn

bản “Xing Chơ Niếp”.

2,0
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ)

của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Làm rõ đặc điểm của nhân vật sử thi được thể hiện qua hình tượng Chiêm Tơ Mun trong văn bản “Xing Chơ Niếp”.

0,25
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

Sau đây là một số gợi ý:

–  Chiêm Tơ Mun là người anh hùng có sức mạnh phi thường: đánh nhau bảy ngày, bảy tháng, bảy năm với Đăm Chút; năm ngày, năm tháng, năm năm với Đăm Săn; rồi chàng lại tiếp tục đánh nhau với Đăm Chét nhưng sức lực vẫn tràn trề.

–  Chiêm Tơ Mun là người anh hùng có tài năng phi thường: nhờ tài năng ấy nên dù Đăm Chút, Đăm Săn, Đăm Chét đều là những kẻ thù có võ

0,5

 

 

nghệ cao cường, nhưng cuối cùng Chiêm Tơ Mun vẫn đánh đuổi và giết chết được kẻ thù.

– Chiêm Tơ Mun là hình ảnh đại diện cho sức mạnh cộng đồng, cho ước

mơ về một tù trưởng vĩ đại, người có thể lãnh đạo và bảo vệ cộng đồng trước mọi thế lực xấu xa.

d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

–  Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

–  Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

–   Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

0,5
đ. Diễn đạt:

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0,25
e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
2 Viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/ chị về vấn đề bình đẳng giới. 4,0
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài:

Nghị luận xã hội.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Bày tỏ ý kiến về vấn đề bình đẳng giới.

0,5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

–  Xác định được các ý chính của bài viết

–  Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề:

–  Vấn đề nghị luận: Bình đẳng giới.

–   Đây là vấn đề cho đến nay vẫn còn mang tính thời sự, cần phải được bàn luận, có cái nhìn thấu đáo và từ đó có các giải pháp để thực hiện một cách triệt để.

2.  Triển khai vấn đề nghị luận:

2.1.  Giải thích:

Bình đẳng giới là việc thực hiện các giải pháp để cho quyền lợi giữa nam và nữ phải được tôn trọng ngang bằng nhau về cả mặt đạo lí lẫn pháp luật.

2.2.  Thực trạng của việc bình đẳng giới:

Dù vấn đề bình đẳng giới đã được nêu ra từ lâu trong lịch sử, và đã có cả một cuộc đấu tranh lâu dài, tuy nhiên, cho đến ngày nay, xã hội vẫn còn hiện tượng “trọng nam khinh nữ”. Cụ thể:

–  Ở một số nơi, phụ nữ vẫn bị ép buộc trong hôn nhân;

–  Phụ nữ ở một số nơi, nhất là nông thôn và miền núi, vẫn bị ngược đãi, bạo hành;

–   Ở một số tổ chức kinh doanh, chính trị, phụ nữ vẫn phải làm những công việc kém quan trọng, với mức lương thấp hơn nam giới;…

2.3. Nguyên nhân:

–  Do việc tồn tại những quan niệm xưa cũ, lạc hậu về vai trò, vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội;

–   Do nam giới vẫn luôn tìm mọi cách để áp chế phụ nữ, nhằm giữ cho mình vị thế độc tôn;

1,0

 

 

–  Do các tổ chức bảo vệ phụ nữ, các văn bản pháp luật chưa thực sự chặt chẽ, sát sao trong việc bảo vệ phụ nữ;

–  Do một thiểu số phụ nữ vẫn chưa ý thức được đầy đủ quyền bình đẳng của mình; chưa mạnh mẽ lên tiếng đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng cho mình;…

2.4. Giải pháp:

–  Mỗi người phụ nữ cần ý thức được quyền bình đẳng của mình đã được pháp luật quy định và bảo vệ;

–   Cần tuyên truyền sâu rộng để mọi cá nhân, nhất là nam giới hiểu và thực hiện quyền bình đẳng giới;

–   Pháp luật cần có những hình phạt thích đáng đối với các cá nhân có hành vi xâm phạm quyền bình đẳng giới của phụ nữ;…

3.  Rút ra bài học cho bản thân:

–  Cần ý thức một cách sâu sắc và nghiêm túc về việc nam nữ bình quyền;

–  Cần nhận thức được vai trò quan trọng của người phụ nữ trong xã hội, nhất là xã hội hiện đại;

–  Cần có những ứng xử phù hợp, tôn trọng đối với người phụ nữ;…

d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

–  Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

–  Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

–   Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

1,5
đ. Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn

bản.

0,25
e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *