Đề minh hoạ môn văn theo cấu trúc thi tốt nghiệp 2025, đề số 117

Đề minh hoạ môn văn theo cấu trúc thi tốt nghiệp 2025, đề số 117

PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bn sau:

Tóm tắt: Xing Nhã là con trai của Gia Rơ Khốt – một vị tù trưởng giàu có và danh tiếng ở Tây Nguyên. Do bị Gia Rơ Bú, một vị tù trưởng khác ganh ghét, gây chiến, kéo người sang cướp phá buôn làng, giết chết Gia Rơ Khốt và bắt vợ Gia Rơ Khốt là nàng H’ Bia về làm nô lệ. Xing Nhã, lúc ấy còn nhỏ, may mắn trốn thoát, được vợ chồng Xing Yuê đưa về nuôi. Lớn lên, khi biết chuyện, chàng đã không quản ngại gian khó, thử thách đi tìm Gia Rơ Bú để báo thù cho cha, cứu mẹ khỏi cảnh đoạ đày, đưa buôn làng trở lại cảnh yên vui ngày trước.

 

XING NHÃ: Ơ giăng Gia Rơ Bú, đàn voi dữ của anh em ở đâu rồi, đưa ra đây ta thử sức chứ! Gia Rơ Bú đưa sáu con voi của sáu anh em ra trận đấu. Còn con voi của Pơ Rong Mưng, Gia

đ đưa ra cuối cùng.

Lần lượt sáu con voi đều bị Xing Nhã bẻ ngà, đâm thủng tim chết ngả nghiêng. Gia Rơ Bú càng tức giận, liền thả con voi đực của chàng Pơ Rong Mưng ra thử sức với chàng. Con voi này khi ra trận không sợ rụng đôi ngà vàng. Con voi đực được chủ cho đi trận liền hùng hục chạy tới, gió cuốn theo như bão, đầu đội đầy cành lá, mở lệch đôi ngà xông thẳng tới Xing Nhã. Xing Nhã lùi lại ba bước rồi nhảy múa đánh nhau với con voi đực dữ nhất của anh em Gia Rơ Bú. Nhưng chàng Xing Nhã quá mệt, nhảy lên cây cọ, con voi áp tới, chàng rơi vào đôi ngà của nó. Con voi đực liền đưa chàng về nhà cho chủ.

Trời hửng nắng, gió bão ngừng lại, bà Giỗn3 ra hiên phơi lúa nhìn xuống dưới trần thấy con voi đực của Pơ Rong Mưng đang đội chàng Xing Nhã về nhà Gia Rơ Bú, bà Giỗn về nhà báo cho ông Giỗn biết:

GIỖN: Ơ ông Giỗn, ông hãy nhìn xuống kia, cháu ta Xing Nhã đang bị con voi của Pơ Rong Mưng đội trên đôi ngà của nó mang đi khắp rừng thấp, đồi cao và sắp đến làng Gia Rơ Bú rồi!

Ông Giỗn đang ngủ say, vùng dậy lấy thuốc thiêng liệng xuống tiếp sức cho cháu. Xing Nhã chuyển mình, hai tay nắm chắc ngà voi, đu mình xuống đất. Hai chân dẫm chặt vòi nó, con voi bỗng dưng đứng im như cục đá. Chàng dằn mạnh đôi ngà của nó tuột khỏi miệng, con voi rống lên nghe rùng rợn núi đồi, ngã quỵ xuống. Chàng Xing Nhã giơ đôi ngà voi lên, chiếc ngà bên trái chàng ném cho nàng Hơ Bia Bơ Lao, chiếc ngà bên phải chàng vứt lên hiên nhà Gia Rơ Bú cho Gia Rơ Bú4.

GIA (hoảng hốt liền gọi các em): Ơ các em Xing Pú, Xing Pa, Xing Ala, Pơ Rong Pha, Pơ Rong Mtin, Pơ Rong Mưng! Con voi quý nhất của ta đã bị thằng chó Xing Nhã bẻ gãy đôi ngà rồi.

PƠ RONG MƯNG: Ơ anh Gia Rơ Bú chúng ta hãy chạy đi thôi.

GIA BÚ: Chẳng việc gì phải sợ con dê non ấy. Các em hãy cho khiên xoáy, luyện đường đao cho sắc, đánh diệt thằng bé con máu chưa khô trên đầu ấy.

Xing Ba múa khiên, cầm đao ra trận đánh nhau với chàng Xing Nhã. Nhưng mới chỉ chạy múa được ba đồi núi, Xing Ba đã bị Xing Nhã chém đứt nhượng chân và ngã quỵ. Đến lượt Xing Ala, Pơ Rong Pha, Pơ Rong Mtin đều bị Xing Nhã chém tại trận. Bây giờ đến lượt Gia Rơ Bú ra trận

Ông Giỗn và bà Giỗn là ông Trời và bà Trời, đứng về phía người anh hùng Xinh Nhã. 4 Người Ê đê quan niệm bên trái là siêng năng, bên phải là lười biếng, ghét bỏ.

đánh. Thấy Gia Rơ Bú, Xing Nhã hỏi:

XING NHÃ: Ơ Gia Rơ Bú, bây giờ ai chạy trước?

GIA BÚ: Hi con chim non mọc lông chưa kín cánh, mày hãy chạy trước đi, ta đuổi chém mày!

Xing Nhã quay khiên múa. Đất bụi bay mịt mù như mây trời tháng bảy. Xing Nhã nhảy qua trái núi, lượn qua con suối, băng qua đầu đèo, nhanh hơn bầy chim diều, chim ó. Gia Rơ Bú nhìn theo, tối mày tối mặt, không đoán được đường đao của Xing Nhã chĩa về hướng nào.

GIA BÚ: Được, bây giờ tao không giết mày, tao sẽ tìm cách phá sạch làng mày! Té ra đứa nào cũng là đầu đen, máu đỏ5 cả sao? Tao s v cắt cổ mẹ mày ở nhà thôi!

XING NHÃ (ngừng múa): Ơ Gia Rơ Bú! Ta đang đứng ở phía mặt trời mọc đây rồi. Bây giờ, ngươi múa đao đi, ta đuổi theo.

Gia Rơ Bú múa lung tung, múa loanh quanh như con gà mắc nước, như sao lạc đường đi. Đường đao chỉ đâm vào giữa trống không. Xing Nhã mới đi được một bước đã chém trúng ngay chân Gia Rơ Bú. Máu phọt lên trời, đỏ như chiếc dây mây lửa.

XING NHÃ: Ơ Gia Rơ Bú, máu gì chảy ở chân đấy? GIA RƠ BÚ: Máu con vắt ở núi Hơ mú cắn tao.

Gia Rơ Bú múa tiếp. Xing Nhã chém luôn cánh tay phải, đao và khiên của Gia Rơ Bú rơi xuống. XING NHÃ: Tại sao khiên đao ngươi rơi mất rồi?

GIA BÚ: Không phải! Đó là tiếng kêu của chiếc lục lạc trẻ con chơi, tiếng vù của con diều đói gió đấy.

Gia Rơ Bú cố sức múa nữa, nhưng lần này chưa kịp trở tay, chiếc khiên đã bị Xing Nhã đánh vỡ tung, rơi xuống đất.

[…]

Xing Nhã lên hiên nhà Gia Rơ Bú gọi dân làng.

XING NHÃ: Ơ chim nghiếc một ngàn, chim kơtrao một sườn đồi, hỡi tất cả dân làng đó đây. Các anh muốn về với chúng tôi hay ở lại đây?

DÂN LÀNG: Chúng tôi xin đi theo ông đấy. Cả đoàn người đông nghịt kéo về.

(Trích Xing Nhã, sử thi Ê đê, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 40, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, Tr.221-225)

Thực hin các yêu cu từ 1 đến 5 (trình bày ngắn gọn): Câu 1. Xác định nhân vật chính trong văn bản? (0,5 điểm) Câu 2. Văn bản trên viết về đề tài gì? (0,5 điểm)

Câu 3. Chỉ ra sự khác nhau của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu sau: (1,0 điểm)

Xing Nhã nhảy qua trái núi, lượn qua con suối, băng qua đầu đèo, nhanh hơn bầy chim diều, chim ó.

Gia Rơ Bú múa lung tung, múa loanh quanh như con gà mắc nước, như sao lạc đường đi. Câu 4. Nhận xét về một phẩm chất nổi bật của Xing Nhã được thể hiện trong văn bản. (1,0

điểm)

Câu 5. Qua văn bản, hãy nêu một ước mơ của cộng đồng người Ê đê thời xưa mà anh/chị thấy có ý nghĩa nhất đối với cuộc sống hôm nay và giải thích lí do. (1,0 điểm)

5 Ý nói bất trị.

PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) làm rõ đặc điểm của nhân vật, không gian và thời gian thần thoại trong văn bản sau:

Ngày xưa Nam Tào, Bắc Đẩu nguyên là người trần, hai anh em ruột sinh đôi. Bà mẹ của họ đã già nua mới bắt đầu có thai, đến 69 tháng mới sinh ra hai cục thịt dính máu không đầu, không có tay chân. Bà đã tính vứt đi, nhưng sau lại lấy cất ở một xó nhà. Một trăm ngày sau tự nhiên hai cục thịt hóa ra hai người trai mạnh khoẻ hết sức thông minh, trí nhớ phi thường, có thể nhớ đủ những chuyện nhỏ nhặt xảy ra ở khắp nơi.

Trời thấy vậy mới tuyển hai người cho làm thần, để ghi nhớ những việc sống, chết của loài người, Nam Tào giữ sổ sinh, Bắc Đẩu giữ sổ tử luôn luôn ở bên cạnh Trời. Nam Tào ở bên tả tức là phường nam, Bắc đẩu ở bên hữu tức là phương Bắc.

Người ta vẫn cho rằng hai ngôi sao mang tên Nam Tào – Bắc Đẩu chính là chỗ ở của hai thần. Hiện còn hai cái đồi ở Phả Lại tại miền Bắc Việt, tục gọi là đồi Nam Tào và đồi Bắc Đẩu, tương truyền rằng đó chính là nơi mà bà mẹ hai thần sau khi đẻ ra hai cục thịt đã đặt ở đây toan quẳng xuống sông.

Hai thần Nam Tào và Bắc Đẩu ngoài việc trông nom loài người, từ lúc sinh cho đến khi chết, còn qui định số mạng giầu nghèo, sang hèn, lành dữ của mỗi người, và sau khi chết phải đầu thai kiếp gì. Số kiếp các loài vật cũng do hai thần ghi chép.

(Truyện thần thoại “Thần Tử, thần Sinh”, trích từ Thần Thoại Việt Nam chọn lọc – Thu Nga, Việt Dũng, Hoàng Minh tuyển chọn, biên soạn, NXB Thanh Niên, Tp.HCM, 2018)

Câu 2. (4,0 đim)

Viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/ chị về vấn đề: sống không định hướng.

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4,0
  1 Nhân vật chính trong đoạn trích là: Xing Nhã 0,5
2 Đề tài: Chiến tranh giữa các cộng đồng 0,5
3 Sự khác nhau của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu:

–  Câu 1: Làm nổi bật tài năng, sức mạnh của Xing Nhã

–  Câu 2: Cho thấy sự bất tài, yếu kém của Gia Rơ Bú

1,0
4 Nhận xét một phẩm chất nổi bật của Xing Nhã:

Học sinh có thể chỉ ra một trong các phẩm chất như: tài năng, dũng cảm, nhân đạo,…

Tham khảo:

–  Dũng cảm (dám một mình tự tin đối đầu với anh em nhà Gia Rơ Bú)

–  Lòng dũng cảm ấy đã giúp cho Xing Nhã giành được chiến thắng, thu phục được cộng đồng Gia Rơ Bú.

–  Giúp cho bản thân thấy được cần có lòng dũng cảm trong cuộc sống.

1,0
5 –  Ước mơ về một cuộc sống hòa bình, cái xấu cái ác sẽ bị tiêu diệt.

–  Trong xã hội hôm nay, ước mơ về một cuộc sống hòa bình và tươi đẹp vẫn luôn là một ước mơ cháy bỏng, bởi chỉ có hòa bình, con người mới

có thể tạo dựng cho mình một cuộc sống no ấm và hạnh phúc.

1,0
II   VIẾT 6,0
  1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) làm rõ đặc điểm của nhân vật, không gian và thời gian thần thoại trong văn bản “Thần Tử,

thần Sinh”.

2,0
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ)

của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: làm rõ đặc điểm của nhân vật,

không gian và thời gian thần thoại trong văn bản “Thần Tử, thần Sinh”.

0,25
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận:

Sau đây là một số gợi ý:

–  Nhân vật: là thần linh, có xuất xứ kì lạ (mang thai 69 tháng mới sinh); có khả năng phi thường (mạnh khoẻ hết sức thông minh, trí nhớ phi thường, có thể nhớ đủ những chuyện nhỏ nhặt xảy ra ở khắp nơi).

–  Không gian: bao gồm nhiều cõi (cõi trời và cõi người).

–  Thời gian: cổ xưa, không xác định.

0,5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

–  Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

–  Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

–   Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

0,5
đ. Diễn đạt:

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0,25
e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25

 

 

  2 Viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/ chị về vấn đề: sống không định hướng. 4,0
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài:

Nghị luận xã hội.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: bày tỏ ý kiến về vấn đề: sống

không định hướng.

0,5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

–  Xác định được các ý chính của bài viết

–  Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề:

–  Nói về lối sống không định hướng.

–  Đây là một lối sống tiêu cực, cần loại bỏ.

2.  Triển khai vấn đề nghị luận:

2.1.  Giải thích:

Sống không định hướng là lối sống mà ở đó con người không xác định được mục đích và ý nghĩa của cuộc sống.

2.2.  Tác hại:

–  Không có động lực để rèn luyện và phấn đấu;

–  Không có động lực để vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống;

–   Không tìm thấy được niềm vui, niềm hạnh phúc đích thực trong cuộc sống;

–   Không xác lập được giá trị của bản thân, do đó thường bị người khác xem thường, xa lánh, ghét bỏ;…

2.3. Nguyên nhân:

–  Do giáo dục gia đình và nhà trường;

–   Do bản thân không có sự kiên trì và nỗ lực để thấu hiểu chính mình, lười biếng trong việc xác định và hoàn thành mục tiêu sống;…

2.4. Giải pháp:

–  Có những giải pháp giáo dục phù hợp với mỗi cá nhân, để phát hiện và khích lệ mỗi người sớm xác định được định hướng cho cuộc sống của bản thân họ;

–  Mỗi cá nhân cần kiên trì, nỗ lực tu dưỡng, nhằm hiểu được sở trường, sở đoản của bản thân, từ đó thấy được mục đích sống của mình;…

3.  Rút ra bài học cho bản thân:

–  Cần tránh xa lối sống không định hướng;

–   Cần sớm xác định cho mình mục tiêu sống, từ đó nỗ lực để đạt được mục tiêu đã đề ra;…

1,0
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

–  Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

–  Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

–   Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

1,5
đ. Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn

bản.

0,25
e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *