Đề minh hoạ môn văn theo cấu trúc thi tốt nghiệp 2025, đề số 116

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ – HÌNH THỨC TỰ LUẬN Môn: Ngữ Văn 10

(Thời gian: 120 phút, không kể thời gian phát đề)

 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bn sau:

(Tóm tắt: Do sự can thiệp của Trời, Đăm Săn phải khuất phục trước sức mạnh của tập tục hôn nhân nối dây và lấy hai chị em Hơ Nhị và Hơ Bhị. Đăm Săn tiếp tục có những hành động chống lại cuộc hôn nhân. Chàng chặt cây smuk, cây sinh ra Hơ Nhị và Hơ Bhị khiến Hơ Nhị và Hơ Bhị bị chết. Khi vợ chết, Đăm Săn lại khóc thương và cầu xin ông Trời cho vợ chàng sống lại. Đăm Săn đã lập nên nhiều kì tích. Trong đó, kì tích lẫy lừng hơn cả là những chiến công đánh thắng hai tù trưởng Mtao Grư và Mtao Mxây, hai tù trưởng đã cướp vợ chàng. Buôn làng Đăm Săn trở nên giàu mạnh. Thực hiện khát vọng siêu việt của mình, Đăm Săn đã đi cầu hôn với Nữ thần Mặt Trời nhưng thất bại và bị chết trong rừng sáp đen. Đăm Săn chết, cháu Đăm Săn lại tiếp tục con đường của cậu mình).

 

ĐĂM SĂN: A ha, các con ơi, rừng ta tìm phát đây rồi! Ai phát hãy phát đi! Ai đốn hãy đốn đi! Ơ này các con, cây này cây gì vậy?

TÔI TỚ: Cây smuk, cây smun đó ông ạ. Đó là những cây gốc không thấy, ngọn không có, những cây sinh ra Hơ Nhị, , Hơ Bhị1 đó, ông ạ. (…) Gốc cây người đi quanh phải một năm, cành cây chim chuyền phải một tháng, tán cây chim bay phải hết một hơi. Gốc cây trong suối, thân cây trong thung,… thân do Trời trồng, gốc do Trời vun, tự nó nó vực dậy, tự nó nó vươn lên… Cây thần đó, ông ạ.

ĐĂM SĂN: Bớ bọn ta, vậy thì hạ cây này đi! Ai gãy rìu hãy đi rèn rìu! Ai gãy chà gạc hãy đi rèn chà gạc!

(Lược một đoạn: Hơ Nhị và Hơ Bhị ở nhà đợi mãi không thấy Đăm Săn trở về, bèn gọi bạn bè, tôi tớ cùng vào rừng tìm Đăm Săn. Khi họ đến nơi thì thấy Đăm Săn đang chặt cây thần).

NHỊ: Ơ nuê2, ơ nuê, sao nuê làm như vậy? Đó là cây smuk ở phía đông nhà, cây smun ở phía tây hiên, những cây sinh ra bà xưa ông cũ. Nếu nuê cứ phăm phăm chặt cây như vậy, chúng tôi sẽ chết mất, nuê sẽ ăn gan bò trong thau, ăn gan trâu trong mâm, uống rượu ché tuk ché tang một mình một cần. Thôi, nuê ở lại, chúng tôi về đây!

Nhị, Hơ Bhị đứng nhìn Đăm Săn, chàng vẫn hăm hở chặt. Trông chàng cứ như đang trong ngày hội giết lợn giết trâu ăn đông uống vui mừng mùa khô năm mới vậy.

ĐĂM SĂN: Bớ các con, bớ các con, hãy dũi như lợn, báng như dê, hãy tới tấp vung tay rìu tay dao như chớp giật trong đêm tối!

TÔI TỚ: i ông ơi, ối ông ơi, gốc cây trong suối, thân cây trong thung, cây như muốn gãy! Gốc trong suối, thân trong khe, cây đang lung lay muốn gãy rồi, ông ạ!

ĐĂM SĂN: Cây lung lay muốn gãy, nhưng gốc chưa đứt. Bớ tất cả làng ta, hãy cứ dũi như lợn, báng như dê, hãy cứ tới tấp vung tay rìu tay dao như chớp giật trong đêm tối cho ta!

Dân làng chặt thì cầm đèn nến, Đăm Săn chặt thì cầm đuốc. Bóng cây tối như đêm. Cây đung

1 Hơ Nhị và Hơ Bhị là hai cô gái mà Đăm Săn đã phải lấy làm vợ theo tục nối dây. 2 Nuê: Anh.

đưa nhè nhẹ, rồi lắc lư từ gốc đến ngọn. Nó muốn gãy.

Nhị, Hơ Bhị thấy vậy bỏ chạy. Hai chị em sợ quýnh, muốn chạy ra xa, nhưng rồi cứ quấn lấy cây mà chạy. Cây sà xuống đầu hai người.

ĐĂM SĂN: Ơ Nhị, ơ Hơ Bhị, chạy tránh đi nhanh!

Nhị, Hơ Bhị chạy phía tây, cây ngả theo phía tây; chạy phía đông, cây ngả theo phía đông. Hai chị em chạy vào vùng Mnông, cây ngả theo vào vùng Mnông; chạy xuống vùng Bih, cây ngả theo xuống vùng Bih; chạy ra vùng Adham, cây cũng ngả theo ra vùng Adham.

ĐĂM SĂN: Ơ Nhị, ơ Hơ Bhị, chạy đường về làng.

Nhị, Hơ Bhị liền chạy theo đường về làng. (…) Nhưng rồi cây cũng lại ngả theo phía đường làng.

BHỊ: Em mt lắm rồi, chị ơi!

NHỊ: Thì đi vậy. Chúng ta nương nhau cùng bước vậy!

i trầu của Hơ Nhị, Hơ Bhị rơi vung vãi suốt dọc đường. Hai chị em về gần đến làng thì cây đã sà xuống đến gần đầu. Họ vào đến làng thì cây lao xuống. Họ bước vào nhà, khi vừa đến cửa thì cây ầm ầm ụp đổ, tiếng dội đến trời xanh. Cây cối khắp nơi đều gãy theo. Rừng gần rừng xa đều tan tác. Các cây cổ thụ cũng gãy, cành toác ra như bị bão giật, thân gục xuống như bị lốc xô. Hơ Nhị, Hơ Bhị bị vật lăn ra giữa nhà, bị quật ngửa ra gần buồng.

(Trích Đăm Săn, sử thi Ê Đê, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 39, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, Tr.502-505)

Thực hin các yêu cu từ 1 đến 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Văn bản trên sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ mấy? (0,5 điểm)

Câu 2. Dựa vào văn bản, hãy cho biết cây smuk và smun có quan hệ gì với Hơ Nhị và Hơ Bhị? (0,5 điểm)

Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói quá được sử dụng trong đoạn: Gốc cây người đi quanh phải một năm, cành cây chim chuyền phải một tháng, tán cây chim bay phải hết một hơi. (1,0 điểm)

Câu 4. Qua văn bản, anh/chị có nhận xét gì về nhân vật Đăm Săn? (1,0 điểm)

Câu 5. Người Ê Đê đã gửi gắm ước mơ gì thông qua sự kiện Đăm Săn chặt cây thần? Ước mơ đó có còn phù hợp với xã hội hôm nay không? Vì sao? (1,0 điểm)

PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) làm rõ đặc điểm của nhân vật thần thoại trong văn bản sau:

Ngày xưa, hai thần đực và cái thân hình hết sức to lớn, thần đực gọi là Tứ Tượng hay Khổng lồ, thần cái gọi là Nữ Oa.

Tứ Tượng muốn kết duyên với Nữ Oa, nữ thần bắt nam thần phải thi tài với mình, hẹn trong vòng ba ngày mỗi người xây một hòn núi thật cao, có thể đứng lên trên mà nhìn khắp cả mặt đất. Nếu núi của nam thần cao hơn thì nữ thần mới bằng lòng làm vợ chồng.

Nam thần ở Bắc, nữ thần ở Nam, hai bên đua nhau đắp núi. Tứ Tượng có một đôi thúng vĩ đại, có thể chứa được hàng nghìn đồi đất. Một chuyến thần đang gánh, thúng đứt dây làm đất đổ xuống thành chín cái đồi lớn.

Sau kỳ hạn làm xong, hai thần bèn trèo lên núi của nhau để xem núi nào cao hơn. Đứng trên núi của thần đực trông thấy được ra ngoài biển Đông xa đến các nước láng giềng. Còn đứng trên i của thần cái, thì thấy rõ cả bốn phía chân trời. Nam thần thua cuộc, nữ thần bèn đạp đổ núi của Tứ Tượng xuống mà bảo hãy làm lại núi khác.

i của nữ thần ngày nay tương truyền còn dấu tích là núi Nam Giới ở Hà Tĩnh.

Thần đực lại ra sức đắp nhiều núi khác cho nữ thần bằng lòng. Do đó mà nhiều ngọn núi mọc lên từ Bắc chí Nam. Có những dấu chân lớn còn lưu lại trên đá ở vài núi miền Bắc và miền Trung mà về sau người ta cho đó là dấu chân của nam thần Khổng lồ.

Trước sự theo đuổi chí tình của nam thần, rốt cuộc nữ thần cũng vui lòng kết hôn. […]

(Thần Nam, thần Nữ, trích từ Thần Thoại Việt Nam chọn lọc – Thu Nga, Việt Dũng, Hoàng Minh tuyển chọn, biên soạn, NXB Thanh Niên, Tp.HCM, 2018)

Câu 2. (4,0 đim)

Viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/ chị về vấn đề: thói ỷ lại trong cuộc sống.

ĐÁP ÁN 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4,0
  1 Văn bản trên sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ ba. 0,5
2 Cây smuk và smun có quan hệ gì với Hơ Nhị và Hơ Bhị: Đó là những

cây sinh ra Hơ Nhị, , Hơ Bhị.

0,5
3 Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá:

–  Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

–  Nhấn mạnh, làm nổi bật sự to lớn, kì vĩ khác thường của cây thần smuk và smun.

1,0
4 Nhận xét về nhân vật Đăm Săn:

–   Đăm Săn là một người tù trưởng có uy danh đối với các tôi tớ (chàng kêu gọi được các tôi tớ cùng mình đi đốn cây thần)

–  Đăm Săn là người dũng cảm, dám chống lại thần quyền (chặt cây smuk và smun, là hai cây thần sinh ra Hơ Nhị và Hơ Bhị. Đây chính là hình

ảnh ẩn dụ cho việc chống lại ông Trời, vì chính ông Trời đã bắt Đăm Săn phải lấy Hơ Nhị và Hơ Bhị theo tục nối dây).

1,0
5 –   Qua văn bản, người Ê đê gửi gắm ước mơ, khát vọng về sự tự do, tự chủ của con người: mong muốn con người dám đối mặt và chống lại thần quyền để tự tạo dựng số phận của mình.

–  Ước mơ đó vẫn còn phù hợp với xã hội hôm nay, vì:

+ Trong xã hội hiện nay, vẫn còn nhiều người mê muội, phó mặc số phận vào tay những đấng thần linh mà bỏ quên sự tự chủ, nỗ lực của bản thân.

+ Trong xã hội nào cũng vậy, con người vẫn luôn cần phải tự làm chủ, tự kiến tạo nên số phận của chính mình.

1,0
II   VIẾT 6,0
  1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) làm rõ đặc điểm của nhân vật

thần thoại trong văn bản “Thần Nam, thần Nữ”.

2,0
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ)

của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Làm rõ đặc điểm của nhân vật thần thoại trong văn bản “Thần Nam, thần Nữ”.

0,25
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

Sau đây là một số gợi ý:

–  Nhân vật là thần linh

–  Thân hình hết sức to lớn

–   Sức mạnh phi thường: Tứ Tượng có một đôi thúng vĩ đại, có thể chứa

được hàng nghìn đồi đất. Một chuyến thần đang gánh, thúng đứt dây làm đất đổ xuống thành chín cái đồi lớn…

0,5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

–  Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

–  Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

–   Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

0,5

 

 

    đ. Diễn đạt:

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0,25
e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
2 Viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/ chị về vấn đề: thói ỷ lại trong cuộc sống. 4,0
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài:

Nghị luận xã hội.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: bày tỏ ý kiến về vấn đề: thói ỷ

lại trong cuộc sống.

0,5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

1.   Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề:

–  Nói về lối sống ỷ lại.

–   Đây là một thói xấu, một lối sống tiêu cực, bản thân không đồng tình với lối sống này, và thấy cần phải lên án.

2.  Triển khai vấn đề cần nghị luận:

2.1.  Giải thích:

Ý lại là lối sống không độc lập, không tự chịu trách nhiệm về bản thân, trái lại, chỉ dựa dẫm, nhờ vả, phó mặc cuộc sống của mình cho người khác.

2.2.  Tác hại của thói ỷ lại:

–  Ỷ lại khiến con người đánh mất ý chí phấn đấu;

–  Ỷ lại khiến con người không hoàn thiện được bản thân;

–   Ỷ lại khiến con người đánh mất đi lòng tự trọng, bị người khác coi thường, ghét bỏ;…

2.3. Nguyên nhân:

–  Do sự hạn chế trong nhận thức của bản thân;

–  Do sự nuông chiều của gia đình;

–  Do sinh ra trong những hoàn cảnh quá thuận lợi;…

2.4. Giải pháp:

–  Nhận thức được tác hại của lối sống ỷ lại;

–  Thay đổi môi trường và cách thức giáo dục;

–  Có những biện pháp mạnh nếu cần thiết: răn đe, trừng phạt…

3. Rút ra bài học cho bản thân:

–  Tránh xa lối sống ỷ lại;

–  Hình thành cho mình lối sống độc lập, tự chủ.

1,0
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

–  Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

–  Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

–   Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

1,5
đ. Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn

bản.

0,25
e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *