Đề minh hoạ môn văn theo cấu trúc thi tốt nghiệp 2025, đề số 111

ĐỀ THAM KHẢO THEO CẤU TRÚC CỦA BỘ GD&ĐT

PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

 Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

Câu 2. Liệt kê những từ ngữ, hình ảnh gợi vùng đất Quảng Trị?

Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào về ý nghĩa của câu thơ sau:

                           Mỗi tấc đất là một cuộc đời có thật

Câu 4. Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau:

                           Bạn nằm lại nơi này, nơi nao?

                           Phía đông thành, tây thành hay dưới dòng Thạch Hãn

                           Tám mươi mốt ngày đêm đất trời ken dày bom đạn

                           Cát trắng rang vàng, nghiêng lệch cả dòng sông

Câu 5. Qua bài thơ trên, anh/chị rút ra bài học sâu sắc nhất đối với bản thân và giải thích lí do.

 PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm): Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) làm rõ đặc điểm của nhân vật truyện ngắn trong văn bản sau:

Bài học quét nhà

(Tóm lược đoạn trước: Hồng đang thẩn thơ chơi một mình ở trong vườn… Hồng chỉ chơi có một mình. Chị Thảo về rồi. (Thảo là con ở trước kia vẫn giữ em Hồng). Hồng thấy thầy u dạo này hay gắt quá. Trước đó không như vậy. Hồng không hiểu vì sao. U hay mắng. Thầy hay đăm chiêu. Có lần thầy chán nản bảo u: “Tình hình nguy lắm rồi, mình ạ. Tôi sợ khó mà được hết năm nay”. Rồi thầy u cho chị Thảo về quê và nói Hồng đã gần 5 tuổi, có thể trông được em. Một lần mẹ sai Hồng quét nhà. Hồng lóng ngóng. Mẹ quát mắng và còn định tát Hồng. Hồng càng sợ, càng lóng ngóng thế là nhận một cái tát từ mẹ. Hồng nước mắt giàn giụa nhìn thầy cầu cứu mà không được. Hồng thẩn thơ, buồn bã trong một góc vườn.)

                                                                      * * *

Tối hôm ấy, sau khi đã uể oải ăn xong bữa cơm nguội rắc vừng, Hồng uống nước rồi lẳng lặng vào giường ngủ. Một lát sau, người bố vào, nằm bên con, quạt cho con. Một bàn tay y vuốt ve những sợi tóc mềm như tơ. Con bé nhắm nghiền đôi mắt, không dẫy dọn. Nhưng nó chưa ngủ hẳn… Bỗng nó nghe thấy mẹ khẽ bảo:

– Hôm nay, tôi tức quá, tát cái Hồng một cái, rồi thương đứt ruột. Suốt hôm, nghĩ đến lúc nào, tôi lại khóc. Không biết tôi điên hay sao ấy.

Thầy Hồng bảo:

– Đấy là mình lo lắng quá. Tôi cũng vậy: lắm lúc tôi biết mình mắng nó bất công mà cứ mắng; tại ruột mình lúc nào cũng nóng như lửa đốt; hơi một tí là mình cáu.

– Ấy tôi cũng thế…

– Nhưng chúng mình phải coi chừng! Tôi thấy nó ít lâu nay chậm chạp và ngơ ngẩn lắm, không được nhanh nhẹn, ngộ nghĩnh như trước. Đừng mắng lắm, nó mụ người đi đấy. Mà mình bắt nó làm vừa chứ! Nó còn non tuổi lắm: Đến tháng chín này mới đầy năm tuổi. Đã làm, làm sao được?

– Thì ai chả biết! Hồng nó thì làm gì được? Có mà còn phải hầu nó chán.

– Thế sao mình cứ bắt làm? Mà nó làm không được thì lại đánh?

– Thì đã bảo: điên mà lại! Con bé thật có nết. Chỉ vì mình túng cho nên nó khổ… Mẹ nó! Ấy thế mà ngủ ù ỉ như lợn rồi đấy!…

Thật ra thì Hồng có ngủ đâu. Nó nghe thấy tất. Tự nhiên nó thấy nước mắt giàn giụa chảy ra đầy má. Nó không dám chùi, sợ thầy nó biết. Nhưng bỗng thầy nó quay vào, ôm lấy nó, áp môi vào má nó, ngạc nhiên một thoáng rồi bùi ngùi bảo:

– Tội nghiệp con tôi! Đang khóc mê đây này…

                      (Bài học quét nhà, Tuyển tập Nam Cao, NXB Văn học, trang 483,484 )

Câu 2. (4,0 điểm): Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày ý nghĩa của lối sống biết trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của thế hệ trẻ ngày nay.

===HẾT===

  • Thí sinh không được sử dụng tài liệu;
  • Giám thị không giải thích gì thêm.

 

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM – ĐỀ MINH HỌA

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4,0
  1 Nhân vật trữ tình trong bài thơ: Tôi

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

0,5
2 Liệt kê một số từ ngữ, hình ảnh gợi vùng đất Quảng Trị: Thành Cổ, dòng Thạch Hãn, tám mươi mốt ngày đêm, sông Bến Hải, trời Quảng Trị.

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời được 3 ý trở lên: 0,5 điểm

– Trả lời được 1 đến 2 ý: 0,25 điểm

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm

0,5
3 – Câu thơ với cấu trúc Mỗi … là một cùng với từ khẳng định có thật đã nhấn mạnh sự khốc liệt của chiến tranh. Nơi đây, để bảo vệ từng tấc đất đã có biết bao chiến sĩ đã ngã xuống. Đồng thời nhấn mạnh niềm xót xa của nhân vật trữ tình trước sự hi sinh của đồng đội, trước sự mất mát quá lớn của dân tộc.

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời như đáp án hoặc tương đương đáp án: 1,0 điểm

– Trả lời được 1 ý tương đương như đáp án: 0,5 điểm

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm

1,0
4 * Chỉ ra và nêu được biểu hiện của 1 biện pháp tu từ: Câu hỏi tu từ/Phóng đại…

* Phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ đã nêu ở trên:

– Câu hỏi tu từ: Tạo giọng điệu da diết cho những câu thơ; nhấn mạnh hiện thực khốc liệt của chiến tranh, biết bao chiến sĩ đã ngã xuống nơi đây, hoà bình lập lại rồi mà đồng đội chưa thể xác định được chỗ các anh nằm nghỉ; câu hỏi tu từ tô đậm nỗi xót xa, trăn trở, đau đáu của nhân vật trữ tình…

– Biện pháp phóng đại: Tạo giọng điệu xót xa cho những câu thơ; gợi những ngày tháng ác liệt – tám mươi mốt ngày đêm – giặc Mĩ rải bom dày đặc trên đất trời Thành Cổ, làm thay đổi cả thiên nhiên – những điều tưởng như bất biến, cát như được rang vàng, dòng sông như nghiêng lệch hẳn đi; nhân vật trữ tình thể hiện tâm trạng đau đớn trước những đau thương, mất mát mà cả thiên nhiên và con người phải gánh chịu, thể hiện niềm căm phẫn trước tội ác của giặc Mĩ.

Hướng dẫn chấm:

* Chỉ ra và nêu được biểu hiện của 1 biện pháp tu từ: 0,25 điểm

* Phần nêu tác dụng:

– Trả lời như đáp án hoặc tương đương đáp án: 0,75 điểm

– Trả lời được 2 ý: 0,5 điểm

– Trả lời được 1 ý: 0,25 điểm

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

1,0
5 – Nêu được bài học

– Giải thích lí do

Hướng dẫn chấm:

– Nêu được bài học rõ ràng nhưng không giải thích: 0,5 điểm

– Nêu được bài học rõ ràng, giải thích hợp lí: 1,0 điểm

– Nêu được bài học rõ ràng nhưng giải thích chung chung: 0,75 điểm

– Bài học chưa rõ, giải thích chung chung: 0,25 điểm

– Không nêu được bài học hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

(Lưu ý: HS có thể có cách diễn đạt khác, miễn là giải thích hợp lí, thuyết phục thì vẫn cho điểm)

1,0
II   VIẾT 6,0
  1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) 2,0
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Đặc điểm của nhân vật truyện ngắn trong văn bản Bài học quét nhà

0,25
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: nhân vật truyện ngắn là những con người đời thường; nhân vật thường được đặt vào tình huống cụ thể: sau việc quét nhà, Hồng đi ngủ, Hồng vô tình nghe được câu chuyện của thầy u về việc quét nhà trước đó; nhân vật bộc lộ tính cách qua những thay đổi về tâm lí, ứng xử trong quá trình phát triển của câu chuyện: sau khi nghe câu chuyện của thầy u, Hồng hiểu những thay đổi của thầy u là do cuộc sống quá khó khăn, thầy u rất yêu thương Hồng, Hồng ân hận, Hồng thương thầy u… tất cả cho thấy Hồng dù còn nhỏ nhưng có tâm hồn nhạy cảm, hiểu chuyện và giàu tình cảm…; góp phần thể hiện chủ đề của văn bản: hoàn cảnh khó khăn dễ làm con người tha hoá, rơi vào bi kịch, cho dù thế nào thì chúng ta luôn cần phải trân trọng, nâng niu trẻ thơ…

– Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.

0,5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: Đặc điểm của nhân vật truyện ngắn trong văn bản Bài học quét nhà

– Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Trình bày rõ quan điểm hệ thống các ý

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng.

0,5
đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
  2 Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh chị với chủ đề: ý nghĩa của lối sống biết trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của thế hệ trẻ ngày nay. 4,0
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội

0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: : ý nghĩa của lối sống biết trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của thế hệ trẻ ngày nay. 0,5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

– Xác định được các ý chính của bài viết

– Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.

* Triển khai vấn đề nghị luận:

– Giải thích: Trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp là trân trọng những giá trị vật chất, tinh thần tốt đẹp mà người đi trước sáng tạo ra và để lại cho những thế hệ sau.

– Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo gợi ý sau:

+ Lối sống biết trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của thế hệ trẻ thể hiện đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta,  đạo lí “uống nước nhớ nguồn”.

+ Lối sống biết trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp  của thế hệ trẻ tạo niềm tự hào cho thế hệ đi trước về những thành quả mà họ sáng tạo ra; tạo niềm tin ở họ rằng thế hệ sau sẽ nối tiếp sự nghiệp của mình.

+ Lối sống biết trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp là yếu tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách của mỗi con người.

+ Lối sống biết trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp  giúp thế hệ trẻ ý thức sâu sắc trách nhiệm của bản thân đối với cuộc đời, từ đó có thêm động lực để vượt qua khó khăn thử thách vươn tới thành công, tạo ra những giá trị tốt đẹp, tạo ra ý nghĩa cuộc sống, giá trị của bản thân… là tiền đề cho sự phát triển bền vững của đất nước.

+ Trong xã hội hiện nay có những bạn trẻ thờ ơ, quay lưng lại với công lao của cha ông, không trân trọng những điều tốt đẹp cha ông để lại, sống ỷ lại, thậm chí buông thả… làm cản trở sự phát triển của xã hội, thật đáng phê phán.

+ Trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp không có nghĩa là chỉ ôm khư khư những giá trị đó, không nhìn thấy những khả năng phát triển khác…

* Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân

1,0
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm cá nhân

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1,5
e. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5
Tổng điểm 10,0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *