Đề minh hoạ môn văn theo cấu trúc thi tốt nghiệp 2025, đề số 110

ĐỀ THAM KHẢO THEO CẤU TRÚC CỦA BỘ GD&ĐT

PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc văn bản

Cha tôi thế hệ 5X, chớm già. Sinh năm Canh Dần, theo tuổi bà mụ, tính đến nay cha vừa tròn năm mươi chín tuổi. Hơn nửa thế kỷ có mặt trên đời thì bốn mươi năm cha mặc áo nhà binh, cầm súng và xa nhà. Cha tôi lấy vợ muộn và lại muộn đường con cái bởi đi chinh chiến hết miền Nam rồi sang Campuchia đến năm 1989 mới về nước, sau ở lì Tây Nguyên thỉnh thoảng mới về nhà…..

[…]

Cha trở về, cha mang theo nguyên hình vị đại tá tại ngũ. Sáng mới năm giờ, cha đã gọi tôi dậy lên sân thượng tập thể dục. Cha hô một hai, một hai, con cũng hô một hai… một hai… đến mức sáng bảnh bà hàng phố ngó đầu sang bảo: “Nhà mày đang huấn luyện tân binh à?”. Mẹ tôi không giận cứ cười ngặt nghẽo.

Cha tôi đọc báo nghe đài, xem ti vi. Ông càng lo cho tôi, đứa con trai độc nhất. Nó mà dây vào nghiện hút thì không những đời nó tàn mà cả nhà khổ, ông sẽ mất con. Lúc nào, cha tôi cũng cảm thấy bất ổn. Đi ra đường thì sợ tai nạn giao thông, về nhà thì chỉ sợ con hư hỏng, sợ vợ làm ăn đổ bể… Suốt cả đời, cha tôi quen rèn luyện người khác, quen chăm lo người khác nên nó ngấm vào máu, thành thuộc tính cố hữu rồi.

Tối, cha bắt cả nhà đi ngủ sớm. Riêng điểm này thì tôi khó chịu lắm, cứ mặt nặng mày nhẹ với cha. Bấy lâu nay quen sống tự do, tôi học hành ấm ớ rồi lướt web, chơi game, hoặc chat với mấy đứa “chíp con” cùng lớp đến một, hai giờ sáng. Một tuần, mẹ tôi sáu ngày đến vũ trường nhảy nhót, hoặc đi uống cà phê đến khuya mới về. Chị Mai mải xem phim Hàn Quốc liên miên. Cái thứ phim toàn khóc lóc, thất tình, ung thư, hoặc bệnh máu trắng rồi ân hận, sám hối… có gì đáng đồng tiền bát gạo mà lấy mất thời gian của chị tôi đến thế? Cha về. Cha thiết quân luật. Đừng hòng ai thức khuya quá mười một giờ đêm. Cha bảo: “Cứ như đơn vị bố thì chín giờ rưỡi là kèn báo ngủ đã tèn teng… tèn teng… Anh nào có muốn đọc nốt bài báo cũng không được vì trực ban… tắt điện”. Chị Mai tôi than thở: “Cứ thế này thì tao đến phải lấy chồng mất thôi, chạy trốn vào nhà bà mẹ chồng có khi còn tự do hơn”.

Tuy có ca thán về cha, nhưng chị Mai thương cha vô cùng. Cái dạo chị mới năm sáu tuổi, cha về phép. Một cái khung xe đạp, một con búp bê tóc vàng, vài mảnh vải cho vợ con; vậy mà cả nhà vẫn đầm ấm, hạnh phúc, vui vẻ. Cha rất quý con gái. Ngày ấy, gia đình tôi chưa chuyển lên Hà Nội ở. Chiều chiều, cha tôi dẫn con gái đi dọc triền đê nhìn đồng quê sông nước. Hình ảnh cha vận sắc phục nhà binh, đeo quân hàm đỏ chói, bàn tay to dầy thô dắt đứa con gái nhỏ bé lích chích đi tha thẩn, nhàn hạ, thanh bình trên triền đê đầy hoa cỏ may cứ đi theo chị tôi suốt tuổi thơ đến bây giờ. Nhưng, ám ảnh, sợ hãi nhất là khi cha khoác ba lô trả phép. Ngày ấy, bên chiến trường Campuchia đánh bọn Pôn Pốt vẫn đang ác liệt. Cha phải đi, bên ấy có nhiều việc đang chờ. Con gái và cha vừa ấm hơi, quen nhau thì cha đã ra đi. Cha không muốn mẹ đưa ra tận ga tàu, cha sợ những giọt nước mắt sụt sùi. Mẹ và chị tôi tiễn chân cha ra đầu làng. Cha âu yếm nhìn vợ, rồi ôm hôn con gái, cha bảo mẹ tôi: “Em và con về đi”. Cha thả con gái xuống và quay lưng rảo bước, những bước chân dài đạp trên đá mạt rào rạo, vội vã, thỉnh thoảng quay lại vẫy vẫy tay. Bỗng chị tôi khóc thét lên và cùn cụt chạy theo cha. Cha tôi quay lại ôm choàng lấy con gái. Nước mắt chị tôi nhoen nhoét vào gương mặt dãi dầu từng trải của cha. Mẹ tôi bảo: “Hay anh ở lại, mai hãy đi”. Cha tôi bảo: “Em đừng buồn. Anh mà ở lại thì anh không đi được nữa. Thôi nào con, cho bố đi nào”. Cha chuyền tay trao con gái cho vợ rồi quay gót. Lần này, bước chân ông quả quyết, thật nhanh, không ngoái đầu nhìn lại. Mẹ và chị tôi thầm thũi khóc nhìn bóng cha tôi cứ xa dần, mờ dần.

Hầu như tôi không có kỷ niệm ấu thơ với cha. Cha nhẹ nhàng với con gái bao nhiêu thì nghiêm khắc với con trai bấy nhiêu. Hễ lần nào tôi đi học luyện thi về là cha hỏi han từng li từng tí: “Hôm nay con học môn gì? Con có tiếp thu được không?..”. Tất nhiên, tôi khó chịu ra mặt, trả lời qua loa đôi chút. Lúc cha chưa về, mẹ chẳng bao giờ xét nét tôi như thế.[…]

(Trích Cha Tôi – Sương Nguyệt Minh, theo https://isach.info/story.php)

Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể nào?

Câu 2 (0,5 điểm). Trước khi cha về, cuộc sống gia đình nhân vật “tôi” buổi tối diễn ra như thế nào?

Câu 3 (1,0 điểm). Qua chi tiết “Cha tôi bảo: “Em đừng buồn. Anh mà ở lại thì anh không đi được nữa. Thôi nào con, cho bố đi nào”, em hiểu gì thêm về người cha trong câu chuyện? Từ đó, thấy được vẻ đẹp nào của người lính Quân đội Nhân dân Việt Nam?

Câu 4 (1,0 điểm). Theo em, vì sao “Cha nhẹ nhàng với con gái bao nhiêu thì nghiêm khắc với con trai bấy nhiêu.”?

Câu 5 (1,0 điểm). Qua lời kể của nhân vật “tôi” về cách giáo dục của người cha – một người quân nhân, với những đứa con; anh/chị có đồng tình với cách giáo dục đó trong cuộc hành trình phát triển và trưởng thành của mỗi người hay không?

PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của Nguyễn Trãi qua đoạn trích sau:

     BA TIÊU (Cây  chuối)

Tự bén hơi xuân tốt lại thêm,

Ðầy buồng lạ, màu thâu đêm.

Tình thư một bức phong còn kín,

Gió nơi đâu, gượng mở xem.

(Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Văn học, 1976)

Câu 2 (4,0 điểm). Giản dị là một đức tính quý mỗi người cần có, đặc biệt đối với những người trẻ đang được sống trong một cuộc sống đầy đủ, toàn diện và phát triển nhanh chóng. Vì thế đã có lần Nguyễn Ngọc Tư “người ta ngây ngất trước sự hào nhoáng, mê mẩn trước sự bóng bẩy, nhưng chỉ rơi nước mắt trước sự giản dị tự đáy lòng“?

Viết bài văn nghị luận khoảng 600 chữ, bày tỏ ý kiến của anh/chị về lối sống giản dị rong giới trẻ ngày nay

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4.0
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 – Ngôi kể của người kể chuyện: Ngôi thứ nhất 0.5
2 – Trước khi cha về cuộc sống của gia đình “tôi” mỗi tối là:

+ Tôi học hành ấm ớ rồi lướt web, chơi game, hoặc chat với mấy đứa “chíp con” cùng lớp đến một, hai giờ sáng.

+ Một tuần, mẹ tôi sáu ngày đến vũ trường nhảy nhót, hoặc đi uống cà phê đến khuya mới về.

+ Chị Mai mải xem phim Hàn Quốc liên miên. Cái thứ phim toàn khóc lóc, thất tình, ung thư, hoặc bệnh máu trắng rồi ân hận, sám hối… có gì đáng đồng tiền bát gạo mà lấy mất thời gian của chị tôi đến thế?

Lưu ý: HS trả lời đúng 1/3 ý không cho điểm

HS trả lời đúng 2/3 ý được 0,25 điểm

HS trả lời đúng 3/3 ý được 0,5 điểm

0.5
3 Qua chi tiết “Cha tôi bảo: “Em đừng buồn. Anh mà ở lại thì anh không đi được nữa. Thôi nào con, cho bố đi nào” ta thấy người cha trong câu chuyện trên dù là một người chồng thương yêu vợ, một người cha yêu thương con cái; dù mong muốn sống hạnh phúc cuộc sống gia đình, muốn chiều chiều cùng con gái đi trên con đê ven sông,…. nhưng vì trách nhiệm với Tổ quốc, người cha đã dứt khoát bỏ lại tình cảm riêng ở phía sau (qua những câu văn ngắn, liên tục,…)

Từ vẻ đẹp của người cha là đại diện cho vẻ đẹp của những người lính Quân đội Nhân dân Việt Nam vì trách nhiệm, nghĩa vụ lớn lao với Tổ quốc tạm gác lại hạnh phúc nhỏ ở trong tim. Tuy vậy, họ vẫn dành tình cảm cho những người thân yêu của mình dù bằng một cách thật đặc biệt nhưng cũng thật thiêng liêng và đáng trân trọng.

 

1.0
4 Học sinh lý giải hợp lý:

– Vì người cha muốn con trai lớn lên có thể bảo vệ được chính mình và những người xung quanh

– Vì người cha muốn người con tiếp nối sự nghiệp dang dở của mình

-…..

HS lý giải từ 2 lý do trở lên, hợp lý và chặt chẽ mới được điểm tối đa.

1.0
5 Học sinh trình bày quan điểm của bản thân

– Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình (0,25 điểm)

– Lý giải về quan điểm bản thân (0,5 điểm)

– Bài học bản thân, bài học liên hệ (0,25 điểm)

1.0
II   VIẾT 6,0
 

 

1 Viết đoạn văn nghị luận ( Khoảng 200 chữ) làm rõ vẻ đẹp Nguyễn Trãi qua đoạn trích Ba tiêu (Cây chuối) của Nguyễn Trãi 2.0
a. Xác định được về hình thức, dung lượng của đoạn văn ( khoảng 200 chữ). Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp; song hành hoặc móc xích. 0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp của Nguyễn Trãi qua bài thơ Ba tiêu 0.25
c.Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận.

+ Cách lựa chọn loại cây dân dã, gần với cuộc sống bùn đất quê mùa: cây chuối.

+ Mở đầu bài thơ, cảm nhận về một cây chuối biểu tượng.

+ Đến câu thứ hai, tác giả miêu tả đặc điểm của cây chuối.

+ Nhưng sức nặng của bài thơ là ở vào hai câu cuối cùng:

+ Câu kết bài thơ kết lại bằng 6 chữ: “Gió nơi đâu gượng mở xem”, dùng thủ pháp nhân hóa thể hiện liên tưởng nghệ thuật rất nghệ

0.5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được thao tác lập luận, phương thức biểu đạt hợp lý để triển khai vấn đề.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng,  bằng chứng hợp lý.

0.5
e. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0.25
g. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. 0.25
2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

            Giản dị là một đức tính quý mỗi người cần có, đặc biệt đối với những người trẻ đang được sống trong một cuộc sống đầy đủ, toàn diện và phát triển nhanh chóng. Vì thế đã có lần Nguyễn Ngọc Tư “người ta ngây ngất trước sự hào nhoáng, mê mẩn trước sự bóng bẩy, nhưng chỉ rơi nước mắt trước sự giản dị tự đáy lòng”?

Viết bài văn nghị luận khoảng 600 chữ, bày tỏ ý kiến của anh/chị về lối sống giản dị rong giới trẻ ngày nay

4.0
a. Đảm bảo đúng kiểu bài văn nghị luận  xã hội 0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: về lối sống giản dị 0.5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận.

– Xác định được ý chính của bài viết.

– Xác định các ý theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận:

* Giới thiệu được  vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề nghị luận.

* Triển khai vấn đề cần nghị luận:

– Giải thích:“  Sự giản dị: vẻ đẹp giản đơn, mộc mạc, bình dị, thường không thu hút sự chú ý của con người – đó có thể là vẻ đẹp thuộc về phần sâu kín bên trong, là những giá trị tinh thần, những điều tử tế, lòng tốt bình thường xuất phát từ sự chân thành, thật tâm… chỉ có thể dùng trái tim để cảm nhận.

=> Đôi khi trong cuộc sống trong dòng chảy trôi của thời gian chúng ta chỉ mải mê chạy theo những điều đẹp đẽ, lấp lánh hào nhoáng bóng bẩy bên ngoài mà quên rằng chính những điều bình thường giản dị xuất phát từ trái tim, từ tấm lòng mới là điều làm nên chân giá trị, ý nghĩa đích thực của đời sống này. Và con người chỉ cảm động tận đáy lòng trước những điều bình thường giản dị ấy.

– Bày tỏ quan điểm của người viết:

– Cuộc sống luôn phát triển đi lên theo chiều hướng hiện đại hơn, văn minh hơn, tiện nghi vật chất hơn – hình ảnh xã hội mà ở đó hiện diện thế giới vật chất hào nhoáng, đẹp đẽ, sang trọng, xa hoa… luôn có sức hấp dẫn khiến con người khát khao thèm muốn. Sự hào nhoáng, bóng bẩy trở thành thước đo giá trị cho cuộc đời giàu sang, tiện nghi mà con người mơ ước. Cái hào nhoáng, bóng bẩy còn thường đi liền với danh vọng, như một thứ trang sức làm đẹp nâng cao giá trị con người.

– Đối lập với hào nhoáng, bóng bẩy là cái bình thường, đời thường, dung dị, những điều này đã trở nên quá quen thuộc đến quen nhàm với cuộc sống con người nên con người có xu hướng bị thu hút bởi những thứ mới mẻ, đối lập, khác biệt là sự bóng bẩy, hào nhoáng kia.

– Nếu cái hào ngoáng bóng bẩy bên ngoài đi liền với thực tài, thực tâm, thực lực thì rất đáng được tôn vinh ngưỡng mộ. Nhưng đôi khi, càng hào nhoáng bên ngoài càng rỗng tuếch ở bên trong. Nếu con người mải mê chạy theo cái bóng bẩy bên ngoài có thể sẽ đánh mất chính mình, không tìm được chân giá trị cuộc sống.

– Sự giản dị là trạng thái chân thực của cuộc sống, gắn với những điều bình thường của tuổi thơ, trong gia đình, giữa những mối dây gắn kết thiêng liêng bền bỉ: tình yêu thương, sự chân thành không màu mè tô vẽ… Sự giản dị có thể không gây chú ý nhưng đủ khả năng làm ta xúc động, vì nó chạm đến phần sâu thẳm nhất của tâm hồn và bản chất đời sống này.

– Sự giản dị đời thường cho phép con người dừng chân, sống chậm lại, cảm cảm nhận cuộc sống trong tất cả những vẻ đẹp thân thuộc đến cũ kỹ nhưng tràn ngập tình yêu. Trước những điều giản dị, con người được thả lỏng bản thân, được là mình, chân thành, sâu sắc và nhẹ nhõm, được thanh lọc tâm hồn, trở về với những trong trẻo, nguyên sơ, thuẩn khiết nhất.

* Chứng minh: chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu.chính, đâu là thói hư tật xấu, là tệ nạn xã hội không nên sa đà vào nó.

– Mở rộng, bày tỏ quan điểm trái chiều, hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện hơn.

* Khẳng định lại quan điểm cá nhân và rút ra bài học cho bản thân.

– Theo đuổi những điều hào nhoáng, bóng bẩy bên ngoài không phải điều sai trái, bởi đó là những dán nhãn khẳng định vinh quang, thành công chúng ta có được sau nhiều nỗ lực cố gắng. Cho nên, con người có quyền tận hưởng/ theo đuổi nó. Xong cần xây dựng cho mình hình ảnh bên ngoài đẹp đẽ song hành với giá trị thực bên trong tương xứng. Xét cho cùng, vật chất không quyết định giá trị sống, và ý nghĩa uộc sống.

– Cần nhận ra và biết trân trọng những điều đơn sơ, dung dị, nhỏ bé xung quanh mình: sự chân thành, tình yêu thương không màu mè tô vẽ, lối hành xử thật thà không trang sức… chỉ những điều mới đem đếm niềm hạnh phúc thực sự và cuộc sống trọn vẹn ý nghĩa.

– Vẻ hào nhoáng gắn với giá trị nhất thời, còn cái giản dị, chân thành là giá trị bền vững/ mọi thời,

1.0-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d.  Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

Học sinh lựa chọn được 2 luận điểm để bày tỏ được quan điểm của cá nhân.

– Lựa chọn được thao tác lập luận, phương thức biểu đạt hợp lý để triển khai vấn đề.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng,  bằng chứng hợp lý.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ quan điểm của cá nhân nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1.5
e. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt, liên kết bài văn

0.25

 

g Sáng tạo: Bài viết có suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. 0.5

 

Tổng điểm 10.0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *