Đề minh hoạ môn văn theo cấu trúc thi tốt nghiệp 2025, đề số 109

ĐỀ KIỂM TRA LỚP 10 Môn: NGỮ VĂN

ĐỌC HIỂU ( 4.0 điểm):

 Đọc văn bản sau:

Mọi bài học về lịch sử hay triết học hầu như đều nói rằng: loài người đã tiến lên từ dã man đến văn minh. Sự văn minh của loài người mà bây giờ chúng ta thấy, quả là đáng “choáng ngợp” so với người hái lượm. Song, lại có một sự thật khác: lịch sử loài người đã “tiến lên” bằng những dã man khủng khiếp!

[…] Trên trái đất từng tồn tại nhiều loài người khác nay đã tuyệt chủng. Con người ngày nay tồn tại được là nhờ trí thông minh, càng ngày càng thông minh theo quá trình tiến hóa. Từ chỗ bị lép vế trước các động vật to lớn, nhờ trí thông minh và những vũ khí chế tác được, con người đã vươn lên đứng đầu thế giới trong việc tìm kiếm thức ăn, kiến tạo chỗ ở cũng như các lĩnh vực khác. Và văn minh ấy được tiến lên bằng sự dã man: họ đốt trụi nhiều cánh rừng để trồng ngũ cốc; họ tìm diệt tất cả các loài thú để ăn. Thậm chí họ tiêu diệt cả những người anh em của mình.

[…] Chúng ta tự hào vì con người tìm ra lửa để nấu chín thức ăn, mở rộng canh tác, ngăn ngừa thú dữ… nhưng chúng ta chưa hề nghĩ đến ngọn lửa đã đốt trụi bao nhiêu cánh rừng, tuyệt diệt bao nhiêu giống loài, đốt trụi bao nhiêu thành quách. Từ rìu đá đến tên đồng và bây giờ là tên lửa hạt nhân, là bom nguyên tử… văn minh con người, về một khía cạnh nào đó, chính là sự dã man càng ngày càng tăng lên. Chúng ta tìm diệt anh em mình. Chúng ta đã hủy hoại gần xong trái đất, bây giờ đang tiến tới các vì sao.                                      

[…] Khoảng 12 nghìn năm trước, trái đất chỉ có 5-8 triệu người; bây giờ trái đất có hơn 7 tỉ người, tức 7 tỉ cá nhân, 7 tỉ sự khác nhau. Mâu thuẫn, xung đột được tích tụ. Người ta không đánh nhau để giành một con cái, một quả rừng, vì thiếu thóc gạo, mà đánh nhau to vì khác nhau về ý niệm, vì quyền lợi dân tộc, thậm chí vì lợi ích một địa phương, một cộng đồng… Đánh nhau để thể hiện “đẳng cấp”, sức mạnh. Những cuộc thập tự chinh kéo dài do Roma kêu gọi là để chống lại đạo Hồi và ngoại giáo. Chủ nghĩa phát xít ra đời với ý niệm người thượng đẳng và người hạ đẳng. Không phải để săn bắt thú mà người ta chế ra bom hạt nhân; không phải vì nghèo phải đi ăn cướp, mà một nước giàu nhất lại hay gây ra các cuộc chiến tranh. Lại có nước tự phong mình là “dân chủ” để can dự, thậm chí đánh đổ các nền dân chủ khác; tự cho mình mới là người đủ thẩm quyền lãnh đạo cả thế giới […]. 

(Lê Hà, Sự nhức nhói của văn minh, Báo Văn nghệ, số ra ngày 11/9/2022)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 ( trình bày ngắn gọn)

Câu 1. Xác định luận đề chính của văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, nguyên nhân nào đã dẫn đến mâu thuẫn, xung đột trong xã hội loài người hiện nay?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp điệp từ được sử dụng trong các câu văn sau: Và văn minh ấy được tiến lên bằng sự dã man: họ đốt trụi nhiều cánh rừng để trồng ngũ cốc; họ tìm diệt tất cả các loài thú để ăn. Thậm chí họ tiêu diệt cả những người anh em của mình.

Câu 4. Vì sao tác giả cho rằng: “Lịch sử loài người đã “tiến lên” bằng những dã man khủng khiếp”?

Câu 5. Thông điệp có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị qua văn bản trên là gì?

PHẦN VIẾT ( 6.0 điểm)

Câu 1. ( 2,0 điểm)

           Mâu thuẫn, xung đột là một phần tất yếu của cuộc sống. Điều quan trọng là chúng ta giải quyết nó như thế nào.

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/ chị về vấn đề mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống.

Câu 2. ( 4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận ( khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá những đặc sắc về nội dung

và nghệ thuật bài thơ Ngôn chíBài 1 của Nguyễn Trãi.

Thương Chu bạn cũ các chưa đôi,
Sá lánh thân nhàn thuở việc rồi.
Gội tục chè thường pha nước tuyết,
Tìm thanh trong vắt tịn trà mai.
Chim kêu hoa nở ngày xuân tĩnh,
Hương lụn cờ tàn tiệc khách thôi.
Bui có một niềm chăng nỡ trễ,
Đạo làm con liễn đạo làm tôi

(Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, tr.183)

Chú thích:

Thương Chu bạn cũ các chưa đôi (bản của Trung tâm nghiên cứu quốc học phiên là gác chưa đôi): Thương, tức triều đại nhà Thương, còn gọi là nhà Ân (khoảng 1600-1100 TCN) ở Trung Quốc xưa. Chu, tức triều đại nhà Chu, nối tiếp với nhà Thương (khoảng 1100-256 TCN). Câu Thương Chu bạn cũ các chưa đôi  nghĩa là cái chuyện nhà Thương bị diệt, nhà Chu thay thế, bây giờ cũng nên gác lại, chẳng nên đôi co tranh cãi làm gì. Ví như nhóm thế lực này bị diệt, nhóm khác nổi lên thao túng quyền bính trong triều, đúng hay sai, tốt hay xấu, cũng chẳng nên nhắc đến làm gì cho mệt trí não.

Gội tục: là cởi tục, cởi bỏ tất cả, quăng đi tất cả những thứ trần tục của cuộc đời, những tham vọng thấp hèn, những tục lụy nhiêu khê ở nơi trần thế, để được thanh thản ngồi uống trà và ngâm nga thơ phú.

Tịn: như “tận”, nghĩa là hết.

Bui: duy chỉ có.

Chăng nỡ trễ: không nỡ trễ nải, chểnh mảng.

Liễn: lẫn (Đạo làm con lẫn với đạo làm tôi).

                                     ————————HẾT————————–

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO …….                 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA LỚP 10

TRƯỜNG ………….                                           Môn: NGỮ VĂN

       —————————                                        (Đáp án gồm 03 trang)                                                       

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4.0
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 Luận đề chính của văn bản: Lịch sử loài người đã “tiến lên” bằng những dã man khủng khiếp. 0.5
2 Theo tác giả, nguyên nhân đã dẫn đến mâu thuẫn, xung đột trong xã hội loài người hiện nay là: vì khác nhau về ý niệm, vì quyền lợi dân tộc, vì lợi ích một địa phương, một cộng đồng…, vì muốn thể hiện “đẳng cấp”, sức mạnh. 0.5
3 – Phép điệp ngữ:  họ

– Tác dụng:

+ Nhấn mạnh sự dã man của loài người khi “tiến lên” xã hội văn minh.

+ Tạo + Tạo nên sự sinh động, hấp dẫn, làm tăng tính gợi hình, gợi cảm và nhạc điệu cho lời văn.

1.0
4 Sở dĩ tác giả cho rằng: “Lịch sử loài người đã “tiến lên” bằng những dã man khủng khiếp”, bởi vì:

– Trong quá trình “tiến lên” xã hội văn minh, loài người đã hủy hoại tài nguyên môi trường, tiêu diệt những sinh vật trên trái đất. Và không chỉ hủy hoại trái đất, loài người còn đang tiến đến các vì sao.

– Vì muốn chiếm đoạt quyền lợi và khẳng định sức mạnh của mình, loài người đã chế tạo ra cả vũ khí hạt nhân, bom nguyên tử để tiêu diệt lẫn nhau, tàn hại cả những người anh em của mình.

1.0
5 Thí sinh rút ra một thông điệp phù hợp mà mình cho là có ý nghĩa nhất và lí giải thuyết phục. Chẳng hạn:

– Không nên đánh đổi môi trường vì lợi ích kinh tế trước mắt.

– Không nên dùng vũ lực để tranh giành lợi ích và giải quyết những bất đồng trong cuộc sống.

1.0
II   VIẾT 6,0
 

 

1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ ý kiến của về vấn đề mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống. 2.0
1. Xác định được về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo các cách: diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0.25
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống.

0.25
3. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận

– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận, sau đây là một số gợi ý:

+ Khái niệm mâu thuẫn, xung đột và những biểu hiện cụ thể.

+ Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống.

+ Hậu quả của những mâu thuẫn, xung đột đối với cá nhân và xã hội.

+ Đề xuất các biện pháp giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống một cách hợp lí, tích cực.

– Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.

 

0.5
4. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau

– Lựa chọn được thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

0.5
5. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0.25
6. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.25
2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ị luận Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật bài thơ Ngôn chíBài 1 của Nguyễn Trãi. 4.0
1. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận văn học.

0.25
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:  những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật bài thơ Ngôn chíBài 1 của Nguyễn Trãi.

0.5
3. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

Xác định các ý chính theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận văn học:

a. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận.

b. Triển khai vấn đề cần nghị luận

* Xác định chủ đề của bài thơ: Cuộc sống ung dung, tự tại của Nguyễn Trãi khi lui về ở ẩn và tấm lòng thiết tha của ông đối với dân, với nước.

* Phân tích từng phần của bài thơ để làm rõ chủ đề:

– 2 câu đầu: Thể hiện tâm thế của nhân vật trữ tình:

+ Thương, tức triều đại nhà Thương, còn gọi là nhà Ân (khoảng 1600-1100 TCN) ở Trung Quốc xưa. Chu, tức triều đại nhà Chu, nối tiếp với nhà Thương (khoảng 1100-256 TCN). Câu Thương Chu bạn cũ các chưa đôi (bản của Trung tâm nghiên cứu quốc học phiên là gác chưa đôi) nghĩa là cái chuyện nhà Thương bị diệt, nhà Chu thay thế, bây giờ cũng nên gác lại, chẳng nên đôi co tranh cãi làm gì. Ví như nhóm thế lực này bị diệt, nhóm khác nổi lên thao túng quyền bính trong triều, đúng hay sai, tốt hay xấu, cũng chẳng nên nhắc đến làm gì cho mệt trí não.

+ Tâm thế của một người muốn xa lánh chốn quyền môn hiểm ác, gác lại (không đôi co, tranh cãi) mọi chuyện đúng sai, tốt xấu ở đời để tận hưởng thú vui đời thường khi tấm thân này đã được nhan rỗi (thuở việc rồi).

– 4 câu tiếp: cuộc sống của Nguyễn Trãi khi lui về ở ẩn.

+ Gội tục: là cởi tục, cởi bỏ tất cả, quăng đi tất cả những thứ trần tục của cuộc đời, những tham vọng thấp hèn, những tục lụy nhiêu khê ở nơi trần thế, để hưởng thú thanh nhàn.

+ Thưởng thức những thú vui tao nhã, thanh tịnh từ tinh túy của đất trời: uống trà pha bằng nước tuyết – một thứ nước vô cùng tinh khiết; nghe chim hót, xem hoa nở trong tiết xuân ấm áp, tạnh ráo; tự vui với mình, vui với khách, với trà, với cuộc cờ bên lò hương.

=> Đó là một cuộc sống ung dung, tự tại, vui thú với bạn bè, chan hòa với thiên nhiên.

– 2 câu cuối: nỗi lòng của tác giả

+ Duy chỉ có (bui) một niềm lo niềm nghĩ, rằng chẳng khi nào, chẳng bao giờ dám trễ nải, nguôi quên, ấy là cái đạo làm con (đạo hiếu) lẫn ( hoặc liễn) đạo làm tôi (đạo trung).

+ Tuy về ẩn thân hưởng nhàn hạ nhưng Nguyễn Trãi vẫn một lòng nghĩ cho nước, cho dân, không một phút giây chểnh mảng. Dù là đạo làm con hay đạo làm tôi thì suốt đời ông vẫn giữ được sự tận trung, tận hiếu đến cùng.

=> Nguyễn Trãi về ở ẩn thân nhàn nhưng tâm không nhàn. Hai câu thơ thể hiện tấm lòng cao cả, sáng trong, son sắt của kẻ sĩ suốt đời vì dân, vì nước.

* Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về mặt nghệ thuật:

– Vận dụng sáng tạo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật: tự do, phóng khoáng trong cách gieo vần, ngắt nhịp, đối.

– Hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc, mang hơi thở của cuộc sống: uống trà, đánh cờ, chim kêu, hoa nở.

– Ngôn ngữ tự nhiên, bình dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hàng ngày.

– Giọng điệu tha thiết, suy tư, đậm chất trữ tình.

(Lưu ý: Thí sinh có thể phân tích, đánh giá những yếu tố nghệ thuật xem kẻ trong quá trình phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nội dung)

c. Đánh giá chung về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ; khẳng định ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.

1.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau

– Thí sinh lựa chọn được thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ quan điểm của cá nhân nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1.5
5. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0.25

 

6. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5

 

Tổng điểm 10.0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *