Đề liên hệ vẻ đẹp của người đàn bà hàng chài và Thị Nở

ĐỀ SỐ 01
I.ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Mỗi người đều phải leo lên những bậc thang đời mình. Có người mơ ước xa: đến đỉnh cao nhất. Có người mơ ước gần: một hai bậc, rồi sau đó, một hai bậc tiếp theo. Có người cứ lặng lẽ tiến bước theo mục tiêu của mình, gạt bỏ mọi thị phi. Có người đi chu du một vòng thiên hạ, nếm đủ đắng cay rồi mới chịu trở về với mơ ước ban đầu. Nhưng cũng có người lỡ bay quá xa và không thể điều khiển đời mình được nữa, chỉ còn buông xuôi và tiếc nuối. Tôi nhận ra rằng, thực ra, ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn.
Có lẽ chúng ta cần một cái nhìn khác. Rằng chẳng có ước mơ nào là tầm thường. Và chúng ta học không phải để thoát khỏi nghề rẻ rúng này, để được làm nghề danh giá kia. Mà học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào.
Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lý do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông đều làm những công việc rất bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy để trân trọng không phải để mặc cảm, để bình thản tiến bước không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả là bác sĩ nổi tiếng thế giới thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả là kỹ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính.
Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường.
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân)
Câu 1.định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. Trong văn bản, tại sao tác giả cho rằng “ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn”?
Câu 3. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong đoạn sau: Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả là bác sĩ nổi tiếng thế giới thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả là kỹ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính?
Câu 4.Anh/Chị có đồng ý với quan điểm: “Luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường”không? Vì sao?

  1. LÀM VĂN

Câu 1.Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của Anh/Chị về vấn đề được nêu ra trong phần đọc hiểu: “Ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn.”
Câu 2.Cảm nhận của Anh/Chị về vẻ đẹp khuất lấp ở nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Từ đó liên hệ đến nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn “Chí phèo” của Nam Cao để có được cái nhìn khách quan về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong văn học.
 
 
ĐÁP ÁN
 

Phần/Câu Nội dung
  *Về kĩ năng:
– Học sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản.
– Diễn đạt rõ ý, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
*Về kiến thức
1 – Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
2 – Tác giả cho rằng “ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn”:
+ Mỗi người đều xác định cho mình một ước mơ, người thì ước mơ quá xa, người thì ước mơ quá gần, người thì lặng lẽ, …
+Cuối cùng thì người vì đi xa quá nên buông xuôi, tiếc nuối, người thì quay trở lại ước mơ ban đầu,… tóm lại là không có được thành quả, không đạt được đích cuối. Vậy là cách thực hiệ ước mơ sẽ quan trọng hơn là ước mơ.
3 -Tác dụng nghệ thuật của biện pháp lặp cấu trúc nhấn mạnh:Trong cuộc sống mỗi nghề nghiệp đều rất đáng trân trọng. Vì vậy mỗi chúng ta không vì những mặc cảm phân biệt độ cao sang, thấp hèn của mỗi nghề mà chọn nghề này không chọn nghề kia. Nghề nào cũng có thể đạt đến đỉnh cao khi con người chúng ta hết lòng, tận tâm với nghề.
4 -HS có thể đồng tình với suy nghĩ của tác giả “Luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường”, miễn là có lập luận hợp lí và thuyết phục.
– Có thể giải thích như sau:
+ Trong cuộc sống con người có rất nhiều nghề để con người kiếm sống và tồn tại. Bất kể nghề nào kiếm ra đồng tiền một cách chân chính đều được coi là nghề.
+ Không có sự phân biệt nghề nào thanh cao, nghề nào thấp hèn,… mà trong bất cứ nghề  nào, chúng ta biết trách nhiệm, nhiệt tình với công việc  thì chúng ta luôn đạt thành quả đáng trân trọng.
II LÀM VĂN
Viết đoạn văn nghị luận xã hội: Ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn.
– Đảm bảo cấu trúc đoạn văn:Học sinh biết viết một đoạn văn có dung lượng 200 chữ, đảm bảo đúng yêu cầu về hình thức của một đoạn văn
– Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ước mơ và cách thức thực hiện ước mơ.
– Về việc triển khai vấn đề nghị luận: Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có lập luận hợp lí, thuyết phục, bày tỏ quan điểm rõ ràng, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.Trong đó cần thể hiện được:
-Giải thích ý kiến:
+Ước mơ: là khát vọng, là những điều tốt đẹp mà mỗi chúng ta hướng tới, muốn đạt được trong tương lai.
+Cách thực hiện ước mơ: là hành động cụ thể để thực hiện những dự định mình đặt ra.
=> Vậy cả ý kiến muốn nhấn mạnh, ước mơ là ý tưởng, là suy nghĩ, muốn biến nó thành hiện thực phải hành động. Nếu chỉ suy nghĩ, chỉ có ý tưởng thì nó sẽ chẳng đem lại cho mình kết quả gì. Còn nếu bắt tay vào thực hiện thì mình sẽ đạt được điều mình muốn.
-Bàn luận / Nêu suy nghĩ:
+Sự khác biệt giữa ước mơ và cách thực hiện ước mơ.
+ Vai trò của ước mơ trong cuộc đời mỗi người: Ở đời ai cũng có ước mơ, có những người ước mơ cao siêu, vượt khả năng, có những người lại ước mơ quá nhỏ so với khả năng mình có, cũng có những người biết mình lài ai để xác định mục tiêu phù hợp với năng lực của mình.
+ Vậy nên, có những người thành đạt và những người chưa thành đạt: Thành đạt vì họ có ước mơ, họ đã thành công với ước mơ của họ. Chưa thành đạt là họ chưa đạt được những gì họ ước mơ.
+Cách để biến ước mơ thành hiện thực: có ước mơ và sau đó là có hành động cho ước mơ.Hành động là cả một hành trình. Hành trình sẽ có cả sự suôn sẻ và vấp ngã. Vấp ngã lại đứng lên, có thể là tìm mọi cách để đứng lên. Và cuối cùng sẽ là thành công.
Lấy dẫn chứng
– Bài học:
+Hãy xác định mục tiêu cho tương lai.
+Hãy hành động để thực hiện mục tiêu ấy.
– Chính tả, dùng từ, đặt câu
– Sáng tạo: HS biết mở rộng vấn đề.
– Mở rộng: Ước mơ và hành động để đạt được ước mơ, đôi khi trong cuộc sống bên cạnh hành động là những may mắn, sự trợ giúp để đạt thành công. Tuy nhiên điều quan trọng nhất vẫn là hành động
Cảm nhận về vẻ đẹp khuất lấp ở nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Từ đó liên hệ đến nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn “Chí phèo” của Nam Cao để có được cái nhìn khách quan về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong văn học.
– Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:Bài văn bao gồm có 3 phần: Mở bài là giới thiệu vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
– Xác định đúng vấn đề nghị luận:
Cảm nhận về nhân vật người đàn bà hàng chai.
-Liên hệ với Thị Nở và đưa ra những nhận định sau khi liên hệ.
– Mở bài:Giới thiệu tác giả, tác phẩm, dẫn dắt được vấn đề cần nghị luận.
– Thân bài:
*Bên ngoài là xấu xí, bất hạnh.
-Lai lịch:
+Không tên: Cái tên đang gọi là dựa vào nghề nghiệp.
+Không tuổi: Chỉ biết là “trạc ngoài bốn mươi”.
ð ->Số phận nhỏ bé trong xã hội.
-Ngoại hình:
+ Xấu: mặt rỗ, thân hình thô kệch,…
+Lấm lem: Vai áo bạc, sờn rách, ướt sũng thân dưới.
-Cuộc đời: bất hạnh từ nhỏ:
+Còn nhỏ mặc dù nhà ở phố, gia đình cũng khá giả nhưng vì xấu mà trai phố không ai thèm để ý, để rồi qua lại với anh con trai nhà hàng chài.
+ Hiện tại: đã lấy chồng, nhà nghèo, đông con, người chồng vũ phu nên bà như một tấm bia chắn cho những trận đòn trút giận của chồng
*Vẻ đẹp khuất lấp trong tâm hồn, phẩm chất.
– Chị là người mẹ thương con:
+ Chị lo sợ thằng Phác sẽ có những hành động nông nổi với bố, chị đã gửi con cho bố ruột mình nuôi. Không muốn con nhìn thấy cảnh cha đánh mẹ, chị xin với chồng mỗi lần đánh chị thì lên bờ mà đánh khi không có mặt con. Đó cũng là một cách ứng xử rất nhân bản, vì chị sợ tổn thương tâm hồn trẻ thơ.
+ Chị nhẫn nhục chịu đựng đòn roi của chồng vì chị nghĩ đến đàn con: “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được!”.
+ Hoá ra, chị không thể bỏ chồng vì cuộc sống trên thuyền cần một người đàn ông trong những lúc phong ba, bão táp,  các con chị phải được nuôi nấng, phải được lớn lên,…Nguyễn Minh Châu có nhắc đến chi tiết, trước ngày Phùng trở về cơ quan, Phùng có được chứng kiến cảnh chiếc thuyền đang chống
+Hạnh phúc của chị cũng là ở những đứa con, khi chúng được ăn no.
– Chị là người vợ thấu hiểu và cảm thông với chồng:
+Chị hiểu được chồng chị vũ phu không phải là bản chất. Trong lời tâm sự với chánh án Đẩu: chồng chị trước kia là một lão đàn ông hiền lành và cục tính.
+Chị hiểu chính cuộc sống nghèo khó đã khiến chồng chị như vậy, nên chị chấp nhận bị đánh như là chia sẻ áp lực cuộc sống với chồng.
+ Chị cũng hiểu người chồng mình vẫn rất trách nhiệm với gia đình, với cuộc sống của từng thành viên. Minh chứng con thuyền vẫn ngày ngày ra khơi và trở về.
+Và cuối cùng, li hôn- người ngoài cuộc nghĩ đó là một sự giải thoát tốt đẹp, mà với chị thì lại là điều không thể xảy ra. Chị cần chồng chị, cũng như con thuyền giữa biển khơi cần một tay lái vững vàng.
– Chị có khả năng nhẫn nhục, cam chịu và lòng hi sinh rất lớn:
+ Khi bị đánh, trận đánh dày đặc “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”, chị không tìm cách chạy trốn, không kêu than, cũng không tìm cách chống trả.
->Cam chịu, nhẫn nhục chịu để chồng đánh một cách bình tĩnh như thực hiện một nghĩa vụ. Chị chấp nhận những đòn roi như một phần cuộc đời mình, chấp nhận nó như cuộc sống của người đi biển đánh cá phải đương đầu với sóng to, gió lớn vậy.
+Chị chịu đựng ông chồng vũ phu để những đứa con của mình có một gia đình trọn vẹn.
– Chị rất tự trọng.
+ Sau khi biết được hành động vũ phu của chồng đã bị thằng Phác và người khách lạ (Phùng) chứng kiến, chị thấy “đau đớn , vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã”. Và chị đã khóc.
+ Trong khi bị đánh đập đau như vậy mà chị không hề khóc. Đó chính là lòng tự trọng.
– Chị là một người hiểu thấu lẽ đời:
+Từ cách mà chị nghĩ về chồng chị, nếu một người nông cạn không thể nghĩ sâu sắc được như vậy.
+ Thấu hiểu ở nhận thức về tầm quan trọng, vị trí của một người phụ nữ trong gia đình.
+ Và sâu sắc ở việc đối thoại với quý toà – “con” tự nhận mình là thân phận thấp hèn. Khi chánh án Đẩu khuyên chị bỏ chồng. Chị cảm ơn Phùng và Đẩu về lời khuyên ấy, kèm theo câu chuyện kể mà ẩn sau đó là đầy lòng biết ơn với ông chồng và cuối cùng là khẳng định: “Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu phải là người làm ăn… cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của những người làm ăn lam lũ, khó nhọc…”.
->Câu nói ấy như một lời thức tỉnh Phùng và Đẩu. Và có cái gì như “vỡ ra” trong đầu vị bao công phố huyện.
+ Không chỉ hiểu mình, chị hiểu cả tấm lòng của những người phụ nữ hàng chài. Họ biết mình đau khổ nhưng vẫn nhẫn nại, hi sinh, bao dung chịu đau khổ để cho đàn con được dưỡng nuôi, khôn lớn. Bởi người phụ nữ hàng chài không thể sống như những người phụ nữ khác, do hoàn cảnh rất riêng của họ, lúc nào cũng sống trên sóng nước, gia đình nào cũng trên dưới chục đứa con. Câu chuyện của chị ở toà án huyện đã mang lại cho chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng những nhận thức mới mẻ mà trước đó họ chưa từng nghĩ tới.
*Nghệ thuật:
– Xây dựng tình huống độc đáo để nhân vật xuất hiện.
– Ngôn ngữ kể linh động: Người đàn bà khi thì hiện lên qua lời Phùng, khi thì hiện lên qua chính câu chuyện của bà.
– Thành công trong xây dựng nghệ thuật đối lập giữa ngoại hình và nội tâm.
*Liên hệ: Nhân vật Thị Nở trong truyện “Chí Phèo” của Nam Cao.
-Khái quát tác giả Nam Cao, truyện ngắn Chí Phèo.
-Phân tích một vài phương diện ở nhân vật Thị Nở.
+Ngoại hình xấu xí, xấu ma chê quỷ hờn, cặp môi vĩ đại, da sần như vỏ cam,…
+Tính cách dở hơi, ngớ ngẩn.
+Xuất thân: nhà nghèo, làm nghề gánh nước thuê.
+Phẩm chất: lòng  thương người.
Ø  + Gặp Chí Phèo trong hoàn cảnh éo le: Thị nằm ngủ hớ hênh ở vườn chuối cạnh sông, Chí say rượu không làm chủ được bản năng, hai người đã ăn nằm với nhau đêm đó.
Ø  + Trong đêm Chí bị cảm, Thị Nở đã không bỏ mặc Chí, đỉnh cao nhất của sự quan tâm đó là việc Thị Nở đã nấu cho Chí Phèo bát cháo hành.
Ø  + Bát cháo hành có ý nghĩa rất lớn với cuộc đời Chí lúc bấy giờ: hương vị cháo đã thức tỉnh Chí, Chí nhận ra mình lần đầu tiên được cho mà không phải đi cướp, Chí nhận ra mình đã già, Chí sợ tuổi già, sợ cô độc. Chí khát khao hạnh phúc gia đình, Chí muốn làm người lương thiện.
Ø  -+ Tình yêu thương của Thị Nở đã vực dậy phần người ẩn sâu bên trong con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
=>Đó là lí do Thị Nở vẫn được coi là người đẹp nhất làng Vũ Đại.
-Nghệ thuật xây dựng nhân vật Thị Nở là tập trung hành động.
* Sau khi liên hệ:HS phải chốt lại được.
-Điểm giống:
+Cả hai người phụ nữ đều có ngoại hình xấu xí nhưng lại có tâm hồn đẹp, hay chính là những vẻ đẹp khuất lấp.
+ Tất cả họ đều là nạn nhân của hoàn cảnh
-Điểm khác:
+Thị Nở được miêu tả qua hành động, người đàn bà lại được miêu tả qua suy nghĩ.
+Thị Nở là nạn nhân của giai cấp thống trị trước cách mạng, người đàn bà hàng chài lại là nạn nhân của bạo lực ra đình giai đoạn đất nước vừa bước ra từ chiến tranh còn nghiều nghèo khổ.
-Lí giải sự khác biệt:
+Nam Cao là nhà văn bậc thầy của hiện thực phê phán còn Nguyễn Minh Châu lại là nhà văn triết lí, hướng đến những vấn đề thế sự.
+Sự ảnh hưởng của Đảng cộng sản: Chí Phèo viết về đời sống cực khổ, thân phận nhỏ bé của nhân dân bởi chưa có ánh sáng của Đảng. Còn Chiếc thuyền ngoài xa là lúc đất nước vừa lập lại hòa bình Đảng còn non trẻ nên chưa hiểu hết cuộc sống nhân dân.
*Kết bài:
Nhấn mạnh lại cảm nhận riêng đối với nhân vật người đàn bà, cảm nhận chung đối với những người phụ nữ.
-Gợi mở suy nghĩ cho người đọc.
, , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *