Đề liên hệ tiếng chim hót trong Chí Phèo và tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ

ĐỀ SỐ 3 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC: 2017-2018
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút

PHẦN I:  ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Lòng đố kị có thể gắn với sự hiếu thắng, một tâm lí chứng tỏ mình không thua chúng kém bạn, thậm chí hơn người. Tính hiếu thắng có thể có tác dụng kích thích người ta phấn đấu, cạnh tranh vượt lên người khác, có ‎ nghĩa tiến bộ nhất định. Tâm lí đố kị ngược lại, chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng. Đó là tâm lí của kẻ thất bại. Động cơ kích thích giảm sút, mà ‎ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thỏa lòng ích kỉ tăng lên. Phân tích lòng đố kị, nhà triết học cổ đại Hy Lạp A-ri-xtốt đã nói: “Người đố kị sở dĩ dằn vặt, đau đớn không chỉ vì cảm thấy mình thua kém mà còn vì phải nhìn thấy người khác thành công”. Nhà triết học đã chỉ ra thực chất kẻ đố kị là kẻ không muốn nhìn khác thành công.
Trên thực tế, không một lòng đố kị nào có thể ngăn cản người khác thành công, cho nên lòng đố kị chỉ có hạ cho bản thân kẻ đố kị. Nó vừa làm cho kẻ đố kị không được sống thanh thản, luôn dằn vặt khổ đau vì những lí do không chính đáng, lại vừa có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác. Kẻ đố kị không hiểu rằng, “Ngoài trời còn có trời” (cao hơn), “Ngoài núi còn có núi cao hơn” (cao hơn), mình tài giỏi còn có người tài hơn.
Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. Tình cảm cao thưọng không chỉ giúp con người sống thanh thản, mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ.
( Theo Băng Sơn)
Câu 1: (0,5 điểm) Chỉ ra thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản?
Câu 2: (0,5 điểm)  Nêu nội dung chính của văn bản?
Câu 3: (1,0 điểm) Theo tác giả, lòng đố kị bắt nguồn từ những nguyên nhân nào?
Câu 4: (1,0 điểm) Theo anh/chị tại sao tác giả viết: Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục? Trình bày khoảng 5 – 7 dòng
PHẦN II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ cuả anh/chị về Lòng đố kị của con người trong cuộc sống.
Câu 2: ( 5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về hai chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá. Tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá.Tiếng của mấy người đàn bà đi chợ về” (Chí Phèo – Nam Cao)  với ” Tiếng sáo vọng về tha thiết nồi hồi” (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài)
-HẾT –

 
 
 
 
        HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC: 2017-2018
Môn thi: Ngữ văn
 (Hướng dẫn gồm 03 trang)

Yêu cầu chung
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo nội dung chính. Chấp nhận những bài có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục, trân trọng bài làm của học sinh, khuyến khích bài viết sáng tạo nhưng phải hợp lí.
Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm những bài viết đáp ứng đầy đủ yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, không cho điểm cao những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
Cần trừ điểm những lỗi về hành văn, ngữ pháp, chính tả…trong bài viết.
Căn cứ vào hướng dẫn chấm, giám khảo có thể chia điểm lẻ trong mỗi câu đến 0,25 điểm. Bài thi không làm tròn điểm.
Yêu cầu cụ thể

Câu Nội dung cần đạt Thang điểm
Phần I
Đọc – hiểu
( 3,0 điểm)
Câu 1: Thao tác lập luận:  Phân tích, so sánh, bình luận.
Câu 2: Nội dung  của văn bản: Tác hại của lòng đố kị.
Câu 3: Lòng đố kị bắt nguồn từ những nguyên nhân:
– Lòng ích kỉ, sự ghen tị, không muốn thấy người khác thành công
– Ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác.
Câu 4: Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục vì:
+ Khiến bản thân kẻ đố kị phải sống trong dằn vặt, đau đớn thậm chí sa vào tội ác.
+ Kìm hãm sự phát triển của xã hội và sự tiến bộ của nhân loại.
0,5
 
0,75
 
 
0,75
 
 
1,0
Phần II: Làm văn Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn. Đoạn văn có bố cục rõ ràng, văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp…  
Câu 1
(2 đ)
Yêu cầu cụ thể
a. Đảm bảo cấu trúc : Viết thành 1 đoạn văn có câu mở đoạn giới thiệu vấn đề, các câu thân đoạn triển khai vấn đề, câu kết đoạn kết thúc vấn đề.
0,25
  b. Xác định được vấn đề cần bàn luận: Lòng đố kị của con người trong cuộc sống. 0,25
  c. Triển khai vấn đề nghị luận

* Giải thích: Lòng đố kịcảm thấy khó chịu và ghét khi thấy người ta có thể hơn mình.

* Bàn luận, chứng minh:
– Khẳng định đây là đức tính xấu mà mỗi con người cần khắc phục và phê phán.
+ Biểu hiện.
+ Tác hại lòng đố kị
+ Phê phán những người có tính đố kị
* Mở rộng: hãy tập cạnh tranh một cách lành mạnh, chính đáng, chúng ta cần tỏ ra là người có ước mơ, hoài bão cao thượng và phấn đấu đạt cho kỳ được điều đó bằng các hành động đúng đắn.
* Bài học nhận thức, hành động.
+ Nhận thức rõ tác hại của lòng đố kị.
 + Bản thân nỗ lực, thức tỉnh, đấu tranh với bản thân để vươn lên

 
0,25
 
 
 
0,25
 
 
 
0,75
 
 
 
 
 
 
0.25
 
Câu 2
(5 đ)
Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.  
  Yêu cầu cụ thể:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ ba phần: Mở – Thân – Kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; Thân bài tổ chức thành nhiều đoạn liên kết chặt chẽ cùng làm sáng tỏ vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
0,5
  b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá. Tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá.Tiếng của mấy người đàn bà đi chợ về” (Chí Phèo – Nam Cao)  với ” Tiếng sáo vọng về tha thiết nồi hồi” (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài) 0,5
  c. Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm; các luận điểm triển khai trình tự hợp lí, liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các TTLL để triển khai các luận điểm (vận dụng hiệu quả các thao tác lập luận cơ bản: Giải thích, phân tích, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng:
Điểm 3,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
1. Về chi tiết  “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá. Tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá.Tiếng của mấy người đàn bà đi chợ về” (Chí Phèo – Nam Cao)
– Về nội dung:
+ Cuộc gặp gỡ giữa Thị Nở và trận ốn đã làm cho con quỷ dữ có sự thay đổi hẳn cả về sinh lí lẫn tâm lý.
+ Và lần đầu tiên Chí nghe thấy những âm thanh quen thuộc của cuộc sống xung quanh. những âm thanh ấy chính là tiếng gọi tha thiết của cuộc sống.
+ Lần đầu tiên tỉnh táo, suy nghĩ Chí nhận thấy tình trạng bi đát, tuyệt vọng của cuộc đời mình
– Về nghệ thuật:
+ Là chi tiết quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sâu sắc nét tính cách tâm lí và bi kịch của nhân vật.
+ Qua chi tiết này Nam cao khẳng định: chất người không bao giờ mất đi được ngay cả khi họ bị xã hội thối nát, tàn bạo cướp mất đi cả nhân hình lẫn nhân tính.
2. Về chi tiết ” Tiếng sáo vọng về tha thiết bồi hồi” (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài)
– Nội dung:
+ Mùa xuân trên miền núi Tây bắc được miêu tả rất đẹp, màu sắc của những chiếc váy hoa, tiếng cười nói của đám trẻ chơi quay đợi tết, đặc biệt là tiếng sáo da diết xoáy sâu vào trái tim tưởng như băng giá của Mị.
+ Tiếng sáo xuất hiện nhiều lần.
+ Mị lấy hũ rượu uốc ừng ực từng bát một. Cô uống như dồn nén uất hận, như quên đi thực tại.
+ Mị xắn mỡ bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Mị quấn lại tóc. Mị với tay lấy váy hoa…
– Về nghệ thuật:
+ Là một trong những chi tiết góp phần làm thay đổi trạng thái tâm lý của nhân vật.
+ L ảnh thiên nhiên hiện ra với những nét phong tục sinh hoạt rất riêng, đọc đáo, góp phần bộc lộ chủ đề tư tưởng của tác phẩm
3. So sánh:
– Sự tương đồng
+ Đó là những âm thanh hết sức kì lạ, nó len lỏi vào tận sâu tâm hồn vốn tưởng như đã chết của nhân vật để khơi dậy trong họ niềm ham sống và khát khao sống mãnh liệt.
+ Là những chi tiết góp phần tô đậm giá trị nhân đạo cho 2 tác phẩm
– Sự khác biệt
+ Ở tác phẩm CP là những âm thanh quen thuộc của cuộc sống xung quanh, âm thanh ấy hôm nào cũng có. Nhưng hôm nay Chí mới nghe thấy vì chỉ đến hôm hay Chí mới hoàn toàn tỉnh táo, các giác quan mới trở lại hoạt động bình thường
+ Chi tiết trong VCAP là tác nhân quan trọng nhất đã giúp cho Mị từ 1 con người tê dại, vô cảm về tâm hồn giờ đã muốn đi chơi. Nghĩa là muốn phá phách, muốn nổi loạn, để quên đi thực tại phũ phàng, nghiệt ngã, quay về với những tháng năm xưa êm đềm, hạnh phúc của tuổi trẻ và tình yêu
– Lí giải sự khác nhau:
+ Do phong cách sáng tác của nhà văn.
+ Do văn chương luôn đòi hỏi sự sáng tạo, khám phá điều mới mẻ.
 
 
 
 
 
 
 
1.0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1.0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0,5
 
 
 
 
 
0,5
 
 
 
 
 
 
 
 
0,5
  d. Sáng tạo : Có cách diễn đạt sáng tạo, độc đáo; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm, thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 0,5

Xem thêm: ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NGỮ VĂN  :Dạng đề liên hệ tác phẩm 12-11,  VỢ CHỒNG A PHỦCHÍ PHÈO,

, , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *