Đề liên hệ giá trị nhân đạo trong Vợ nhặt và Chí Phèo

 
Đề: Cảm nhận của anh/chị về giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân). Từ đó, liên hệ đến truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) và làm rõ sự tương đồng, khác biệt trong tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn.
Đáp án:
1 Yêu cầu kỹ năng

  1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được
  2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảm nhận về giá trị nhân đạo của truyện ngắn, liên hệ đến truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) và làm rõ sự tương đồng, khác biệt trong tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

2.Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt, thí sinh có thể cảm nhận về giá trị nhân đạo của truyện ngắn, liên hệ đến truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) và làm rõ sự tương đồng, khác biệt trong tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn theo nhiều cách nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý:
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận
– Kim Lân là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông viết nhiều và viết hay về người nông dân và đề tài nông thôn.
Vợ nhặt là một trong những sáng tác tiêu biểu của Kim Lân.
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (giá trị nhân đạo của truyện ngắn).
* Cảm nhận về giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt
– Giải thích sơ lược về khái niệm “giá trị nhân đạo”:
+ Nhân đạo: lòng yêu thương con người.
+ Giá trị nhân đạo (trong văn chương) được biểu hiện ở: thái độ ngợi ca vẻ đẹp (cả thể chất và tâm hồn) của con người; thấu hiểu, đồng cảm với nỗi đau khổ của con người đồng thời lên án, phê phán các thế lực phi nhân tính chà đạp lên quyền sống của con người; bênh vực con người nhỏ bé…
– Giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt:
+ Thấu hiểu, đồng cảm, xót xa, đau đớn trước thân phận rẻ rúng và hoàn cảnh éo le của con người (anh cu Tràng vì quá nghèo mà không lấy được vợ, thân phận rẻ rúng của người “vợ nhặt”, “đám cưới” ngày đói…), từ đó gián tiếp tố cáo tội ác của bè lũ thực dân – phát xít.
+ Ngợi ca tình người (lòng vị tha anh cu Tràng dành cho người vợ nhặt; lòng yêu con của bà cụ Tứ; tấm lòng nhân hậu bà cụ Tứ dành cho người vợ nhặt); ngợi ca khát vọng sống của con người (trong hoàn cảnh cận kề cái chết, con người vẫn vươn lên sự sống, vẫn yêu thương, đùm bọc nhau; tinh thần lạc quan của bà cụ Tứ)…
* So sánh tư tưởng nhân đạo của Kim Lân và Nam Cao qua hai truyện ngắn Vợ nhặt Chí Phèo
+ Tương đồng: Cả hai nhà văn cùng thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm, xót thương đối với những người lao động nghèo khổ trước CMTT; cùng cất lên tiếng nói tố cáo các thế lực phi nhân tính chà đạp lên quyền sống của con người; cùng ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của con người, ngợi ca tình người cao đẹp. ->  Sự gặp gỡ của hai nhà văn trong tư tưởng nhân đạo.
+ Khác biệt:
ŸVợ nhặt: Kim Lân đặc biệt ngợi ca sức mạnh của tình người.
ŸChí Phèo: Nam Cao thể hiện niềm tin tưởng mãnh liệt vào nhân tính, vào bản chất lương thiện của người nông dân.
Làm phong phú hơn cho giá trị nhân đạo của văn học Việt Nam.
* Lý giải sự tương đồng, khác biệt: do hoàn cảnh sáng tác, khuynh hướng sáng tác và cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn.
Xem thêm: ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NGỮ VĂN  :Dạng đề liên hệ tác phẩm 12-11,   CHÍ PHÈO ,
VỢ NHẶT

, , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *