Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 theo chủ đề Thơ trung đại Việt Nam

Đề kiểm tra Ngữ văn 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 

CHỦ ĐỀ: THƠ TRUNG ĐẠI TỪ THẾ KỶ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ  KỶ XIX

 Chuẩn kiến thức kỹ năng
– Hiểu được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ
trong chủ đề thơ trung đại từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX
– Hiểu một số đặc điểm cơ bản của thơ trung đại từ thế kỷ X đến nửa đầu TK
XIX.
– Nhận biết một số phương diện như đề tài, cảm hứng, thể loại, ngôn ngữ
văn học trung đại.
– Biết cách đọc hiểu một văn bản thơ trung đại từ thế kỷ X đến nửa đầu thế
kỷ XIX.
– Vận dụng được những hiểu biết về thơ trung đại và đọc hiểu những văn
bản tương tự ngoài chương trình SGK.
– Phát triển các năng lực:
+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
+ Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản.
+ Năng lực đọc hiểu thơ trung đại theo đặc điểm thể loại.
+ Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Bảng mô tả các mức độ đánh giá chủ đề “ Thơ trung đại Việt Nam đại từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX theo định hướng năng lực.
 

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Vận dụng thấp Vận dụng cao
– Nêu thông tin về tác giả (cuộc đời, con người), đặc trưng thi pháp nghệ thuật, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời). – Hiểu được đặc điểm nội dung, nghệ thuật  sáng tác của một số nhà thơ – Vận dụng hiểu biết về tác giả (cuộc đời, con người), hoàn cảnh ra đời của tác phẩm  để lí giải nội dung và nghệ thuật của bài thơ. – Vận dụng đặc điểm thi pháp nghệ thuật của các tác phẩm thơ vào hoạt động tiếp nhận văn bản.
– Nhận ra đề tài cảm hứng và thể thơ. – Hiểu được cội nguồn nảy sinh cảm hứng; Hiểu được đặc điểm cơ bản của thể thơ. – Vận dụng hiểu biết về đề tài cảm hứng thể thơ vào phân tích, lí giải giá trị nội dung và nghệ thuật. – Từ đề tài, cảm hứng, thể thơ…tự xác định được cách phân tích một văn bản mới cùng thể tài (thể loại, đề tài).
– Nhận diện thơ trung đại từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX, nhân vật, thi pháp,  biểu tượng, thiên nhiên, không gian, thời gian…trong bài thơ. – Hiểu tâm trạng, tinh cảm của tác giả trong bài thơ.
 
– Phân tích được ý nghĩa của ngôn ngữ trong thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.
– Biết đánh giá tâm trạng, tình cảm của nhân vật, tác giả.
 
– Khái quát hoá về đời sống tâm hồn nhân cách của nhà thơ.
 
– So sánh tìm trạng của các nhà thơ cùng và khác thời.
– Giải thích được tâm trạng, cảm xúc của tác giả.
– Biết bình luận, đánh giá đúng đắn những ý kiến nhận định về các tác phẩm đó được học.
– Liên hệ với những giá trị sống hiện tại của bản thân và những người xung quanh.
– Biết cách tự nhận diện, phân tích và đánh giá thế giới tâm trạng của nhân vật trong những bài thơ khác tương tự cùng thể loại.
– Nhận biết được các chi tiết và hình ảnh, biện pháp nghệ thuật đặc sắc (từ ngữ, biện pháp tu từ, câu thơ, hình ảnh, nhịp điệu, bút pháp…) – Lí giải ý nghĩa, tác dụng của biện pháp nghệ thuật. – Đánh giá giá trị nghệ thuật của tác phẩm – Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật, những đóng góp của tác phẩm đối với thể loại, nghệ thuật thơ.
– So sánh với các đặc trưng nghệ thuật của thơ ca cùng thời và khác thời.
– Tự phát hiện và đánh giá, giá trị nghệ thuật của các tác phẩm tương tự không có trong chương trình.
– Đọc diễn cảm toàn bộ tác phẩm (thể hiện được tỡnh cảm, cảm xúc của nhà thơ trong tác phẩm). – Đọc sáng tạo (không chỉ thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả mà cũng bộc lộ những cảm nhận, cảm xúc, trải nghiệm riêng của bản thân).
– Đọc nghệ thuật (đọc có biểu diễn).
– Viết bài bình thơ, giới thiệu thơ.
– Sưu tầm những bài văn hay, tương tự của tác giả và của giai đoạn văn học này.
– Sáng tác thơ.
– Viết bài tập nghiên cứu khoa học.
– Tham gia các câu lạc bộ thơ, ngày hội thơ.

Câu hỏi/Bài tập minh hoạ
Văn bản: Tỏ lòng ( Phạm Ngũ Lão)
 

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Vận dụng thấp Vận dụng cao
-Nêu những nét chính về tác giả Phạm Ngũ Lão?
 
– Chủ đề của bài thơ Tỏ lũng.
 
– Bài thơ viết bằng thể thơ Đường luật nào?
 
– Các biện pháp nghệ thuật nào đó được nhà thơ sử dụng trong bài thơ?
 
– Hãy thuyết minh về nhà thơ Phạm Ngũ Lão?
– Phạm Ngũ Lão viết bài thơ Tỏ lòng vì mục đích gì?
 
– Hãy phân tích ý nghĩa của những từ ngữ “cụng danh”?
 
– Giải thích quan niệm chílàm trai của Phạm Ngũ Lão?
 
–  Nhà thơ đó thể hiện chí hướng của mình như thế nào khi nhắc tới nợ công danh ?
 
– Các biện pháp nghệ thuật góp phần vào việc thể hiện vẻ đẹp của đội quân nhà Trần?
– Qua hình thức nghệ thuật anh chị nhận định như thế nào về giá trị nghệ thuật của bài thơ?
 
– Qua cái “thẹn” cuối bài thơ, anh chị suy nghĩ gì về thái độ, nhân cách của tác giả?
 
– Đọc diễn cảm bài thơ?
 
– Có ý kiến cho rằng “Bài thơ Tỏ lòng thể hiện hào khớ Đông A”. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?
Cảm nhận của em về ý nghĩa tích cực của bài thơ đối với thế hệ thanh niên ngày nay?
 

 
Câu hỏi/Bài tập
           Văn bản : Cảnh ngày hè  ( Nguyễn Trãi)
 
 

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Thấp Cao
-Số l­ượng tác phẩm của tập thơ Quốc âm thi tập?
– Các phần của tập thơ trên?
– Nội dung và nghệ thuật của nó?
– Nhan đề Cảnh ngày hè do ai đặt? Nó thuộc mục nào trong phần Vô đề?
– Bài thơ tác giả đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật nào?
– Bức tranh cảnh ngày hè được cảm nhận trong khoảng thời gian nào?
– Những hình ảnh nào, âm thanh nào đư­ợc Nguyễn Trãi miêu tả trong bức tranh thiên nhiên, cuộc sống ngày hè?
– Tác giả dùng nhiều động từ diễn tả trạng thái của cảnh ngày hè. Đó là những động từ nào, trạng thái của cảnh đ­ược diễn tả ra sao?
– Phân tích, chứng minh cảnh vật thiên nhiên và cuộc sống con người có sự hài hòa về âm thanh và màu sắc, cảnh vật và con ngư­ời?

 Tác giả đã huy động các giác quan nào để cảm nhận và miêu tả bức tranh thiên nhiên, cuộc sống cảnh ngày hè?
Nhận xét khái quát về những nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
 
 
 
– Em có nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên, cuộc sống được Nguyễn Trãi miêu tả?
 
– Đọc diễn cảm bài thơ?
– Vẻ đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi qua câu đầu?
Vẻ đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi qua 2 câu kết?
 
– Tình yêu nước của Nguyễn Trãi trong Cảnh ngày hè có gì giống và khác với tinh thần yêu nước trong Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão?
– Viết một đoạn văn về tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với dân với nước?
 
 
 
– Qua tìm hiểu bài thơ em thấy mình cần phải làm gì cho bản thân, gia đình, quê hương đất nước?

 
 
 
Câu hỏi/Bài tập
           Văn bản : Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
 
 

Nhận biết Thụng hiểu Vận dụng
Thấp Cao
– Nêu vài nét chính về tiểu sử của Nguyễn Bỉnh Khiêm?
– Kể tên các tác phẩm chính và nêu đặc sắc của thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm?
– Thể loại của bài thơ?
– Bố cục của nó?
– Nhan đề bài thơ có phải do tác giả đặt? Nó thuộc tập thơ nào?
-Tác giả thành công ở những phương diện nghệ thuật nào?
 
– Đọc câu 1-2, em có nhận xét gì về cuộc sống khi cáo quan về quê ở ẩn của Nguyễn Bỉnh Khiêm?
– Em hiểu trạng thái “thơ thẩn” như thế nào? Nó cho thấy lối sống của tác giả ntn? Đại từ phiếm chỉ “ai” có thể chỉ đối tượng nào?
 
– Nhận xét về cuộc sống sinh hoạt của tác giả ở 2 câu 5-6? Nhịp thơ và ý nghĩa của nó?
 
– Tác giả quan niệm ntn về lẽ sống và ông đã chọn lối sống nào ở câu 3- 4?
– Nguyễn Bỉnh Khiêm dẫn điển tích về giấc mộng của Thuần Vu Phần nhằm mục đích gì?
– Từ quá trình tìm hiểu bài thơ trên, em hiểu bản chất chữ “nhàn” trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì? Quan niệm sống nhàn của tác giả trong bài thơ?
 
 
– Vẻ đẹp cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ trên?
Từ nhân cách của tác giả em có suy nghĩ gì về nhân cách của tuổi trẻ hôm nay?
Viết đoạn văn cảm nhận về nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
 

 
 
     Câu hỏi/Bài tập
           Văn bản : Đọc Tiểu Thanh kí ( Nguyễn Du)
 

Nhận biết Thụng hiểu Vận dụng
Thấp Cao
– Nêu vài nét về cuộc đời nàng Tiểu Thanh?
 
– Nhan đề của bài thơ có mấy cách hiểu?
 
– Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
 
 
 
– Chủ đề của bài thơ là gi?
 
 
 
 
– Nờu thể loại và tỡm bố cục của bài thơ?
 
 
 
– Câu thơ đầu gợi lên nghịch cảnh gì? ý nghĩa của nghịch cảnh ấy?
 
– So sánh phiên âm và dich thơ ở câu 2, bản dịch đó chuyển tải hết các ý, các từ ”độc điếu”, ”nhất chỉ thư” chưa?
 
– Em hóy giải nghĩa cỏc từ son phấn, phần dư, hữu mệnh, vô thần?
 
– Câu thơ son phấn có thần chụn vẫn hận, theo em ai hận? hận ai?
– Em hiểu thế nào về những mối hận cổ kim? Tại sao tác giả lại cho rằng khụng hỏi trời được?
 
– So  sánh chữ ” ngã” phần phiên âm với chữ ” khách” của bản dịch thơ?
– Em có nhận xét gì về mạch vận động cảm xúc ở 6 câu thơ đầu?
 
 
 
– Con số 300 lẻ có nghĩa như thế nào? Tại sao nhà thơ lại dùng bút hiệu Tố Như?
 
 
– Qua bài thơ, em có suy nghĩ gỡ về thỏi độ của nhà thơ với những người hồng nhan bạc phận?
 
 
– Đọc diễn cảm bài thơ?
– Nguyễn Du viết bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí nhằm mục đích gì?
 
 
 
– Ở hai câu thơ cuối ” Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa, Người đời ai khóc Tố Như Chăng?” là nỗi băn khoăn của nhà thơ liệu sau này có ai đồng cảm với ông, có ai hiểu ông không đó được thế hệ sau thể hiện như thế nào?
 
 
– Ở xó hội thời nay em sẽ thể hiện thỏi độ của mình như thế nào với những người có tài?

 
Đề kiểm tra cho chủ đề: bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.
Ma trận đề kiểm tra:
 

      Mức độ
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Thấp Cao
 
 
 
Đọc –  hiểu
 
 
– Nhận biết thể thơ,  vẻ đẹp của nhân cách nhà thơ?
– Các biện pháp nghệ
thuật được
sử dụng trong bài thơ?
Số câu
Số điểm:
Tỷ lệ
4
2
20%
4
2,0
20%
 
 
 
 
 
 
Làm văn
 
Nhận biết được
không gian, thời gian, con người, các thủ pháp nghệ thuật
Hiểu được tác dụng của các thủ pháp nghệ thuật trong thể hiện hào khí Đông A, khắc họa   nhân cách của nhà thơ. Vận dụng các thao tác nghị luận phân tích chứng minh bình luận … đó học để làm bài  
Đưa ra được những đánh giá, bình luận xác đáng; liên hệ được với tuổi trẻ hôm nay
 
Số câu
Số điểm:
Tỷ lệ
 
2
20%
 
3
30%
 
1
10%
 
2
20%
1
8,0
80%
Tổng chung:
Số câu
Số điểm:
Tỷ lệ
 
 
4
4
40%
 
 
 
3
30%
 
 
 
1
10%
 
 
 
2,0
20%
 
 
5
10
100%

 
Đề kiểm tra
Thời gian làm bài: 90 phút
 
Phần I:  (2điểm)

  1. Bài thơ Tỏ lòng được viết theo thể thơ nào?
  2. Thơ lua bát; c. Thơ thất ngôn bát cú
  3. Thơ ngũ ngôn; d. Thơ thất ngôn tứ tuyêt
  4. Nghệ thuật bài thơ Tỏ lòng?
  5. Hình ảnh thơ hoành tráng c. Cô đọng, hám súc.
  6. Giạng điệu hào hùng d. Tấ cả các phương án trên
  7. Câu thơ :”Tam quân tỡ hổ khớ thụn ngưu” trong bài thơ “Thuật hoài” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?  

a Nhân hóa  và ẩn dụ                                 b         So sánh và cường điệu
c So sánh và nhân hóa                         d    Cường điệu và nhân hoá

  1. Phạm Ngũ Lão “ thẹn” vỡ?

a;   Chưa xứng đáng là đấng nam nhi, quân tử;               c.  Vỡ chưa trả xong nợ nước
b..Chưa mưu lược, lập được công lớn như Vũ Hầu;       d.  Tất cả các phương án trên.
Phần II: Tự luận (8 điểm)
“Phạm Ngũ Lão tuy chỉ để lại hai bài thơ nhưng tên tuổi của ông vẫn thuộc hàng những tác giả danh tiếng nhất của văn học thời Trần bởi thơ của ông đó toát lên hào khớ Đông A – hào khí thời Trần một trong những thời đại hào hùng nhất của lịch sử Việt Nam”.
Hóy phõn tớch bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão để làm sáng tỏ nhận định trên.

  1. Hướng dẫn chấm:

 
Phần I:  (3 điểm)

Cõu hỏi 1 2 3 4
Đáp án d d b b

 
Phần II. Tự luận: (8 điểm)
1 . Yêu cầu về kĩ năng, hình thức
– Biết cách làm bài nghị luận văn học.
– Vận dụng tốt các thao tác lập luận vào kĩ năng tạo lập văn bản.
– Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt.
– Có những cách viết sáng tạo, độc đáo.
– Bố cục mạch lạc, diễn đạt lưu loát, biểu cảm.
– Từ ngữ chính xác, có liên hệ, đối chiếu…

  1. Yêu cầu về kiến thức:

– Trên cơ sở hiểu biết về tác giả  và bài thơ học sinh có thể đưa ra cảm nhận, bày tỏ suy nghĩa của mình theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý:
– Giới thiệu khỏi quát về tỏc giả Phạm Ngũ Lão và bài thơ Tỏ  lòng
– Nêu ra luận đề: hào khí Đông A ( hào khí thời Trần)
*. Giới thiệu khái quát về đề tài Tỏ lòng (thuật hoài), nỗi lòng (cảm hoài)  trong văn học trung đại
*.  Hào khí Đông A
– Giải thích ngắn gọn khái niệm hào khí Đông A
– Hào khí Đông A trong bài thơ  Tỏ lòng được thể hiện qua:
+ Tầm vóc, tư thế, hành động của con người thời Trần lớn lao, kì vĩ.
– Con người xuất hiện với một tư thế hiên ngang lẫm liệt mang tầm vóc vũ trụ, con người kĩ vĩ như át cả không gian bao la (chú ý phân tích không gian, thời gian kì vĩ để làm nổi bật hỡnh ảnh con người)
– Có lí tưởng cao đẹp: có chí lớn lập công danh trong sự  nghiệp cứu nước, cứu dân
– Có nhân cách cao cả
+ Vẻ đẹp thời đại: Quân đội nhà Trần tượng trưng cho sức mạnh dân tộc, với khí thế hào hùng mang tinh thần quyết chiến, quyết thắng
=> Vẻ đẹp con người cá nhân và vẻ đẹp thời đại có sự hòa quyện
– Thành công nghệ thuật của bài thơ (0,5 điểm):
+ Thủ pháp gợi, thiên về ấn tượng bao quát, đạt tới độ súc tích cao
+ Bút pháp nghệ thuật: mang tính sử thi với hình tượng thơ lớn lao, kĩ vĩ
* Khẳng định bài thơ đó thể hiện được lí tưởng cao cả và khí phách anh hùng của tác giả – một vị tướng giỏi thời Trần đồng thời bài thơ cũng toát lên hào khí Đông A – hào khí thời Trần, hào khí của đội quân đó từng khắc lờn cánh tay hai chữ “Sát Thát”.

  1. Cách cho điểm:

– Điểm 7-8: đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên, có thể còn vài sai sót nhỏ về diễn đạt.
– Điểm 5-6: đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.
– Điểm 3-4: đáp ứng được một nửa các yêu cầu trên, cũn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả…
– Điểm 1-2: Không đáp ứng được một phần các yêu cầu trên, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả…
– Điểm 0: không làm bài.
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm :

  1. Tuyển tập đề thi ngữ văn khối 10
  2.  Tuyển tập đề thi ngữ văn khối 11
  3.  Tuyển tập đề thi ngữ văn khối 12
, , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *