Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12

Bộ Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 có đáp án .Đọc hiểu văn bản  “Suy nghĩ về đọc sách”. Nghị luận hai ý kiến bàn về bài Sóng- Xuân Quỳnh

SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT HOÀNG VĂN THỤ
 
(Đề kiểm tra gồm có 01 trang)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 12 – ĐỀ LẺ
                     Thời gian làm bài : 90 phút
 

 
Đọc hiểu ( 5,0 điểm )
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi
   “… (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.
              …(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus… Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v… càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay…”
                        (Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015)
         Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên? (1,0 điểm)
         Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,5 điểm)
         Câu 3. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản? Nêu nội dung chính của văn bản trên?   (1,0 điểm)
         Câu 4. Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. (0,5 điểm)
         Câu 5. Anh (chị) hãy viết đoạn văn (khoảng 15 dòng) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa nội dung thông điệp: “Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay” (2,0 điểm)
Làm văn (5.0 điểm )
Có ý kiến cho rằng: “Sóng của Xuân Quỳnh đã thể hiện được một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời”. Nhưng ý kiến khác lại khẳng định: “Tình yêu mà Xuân Quỳnh thể hiện trong bài thơ mang tính chất hiện đại như tình yêu hôm nay”.
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên. Phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ ý kiến:
                                                      “Dữ dội và dịu êm
                                                       Ồn ào và lặng lẽ
                                                       Sông không hiểu nổi mình
                                                       Sóng tìm ra tận bể
 
                                                       Ôi con sóng ngày xưa
                                                       Và ngày sau vẫn thế
                                                       Nỗi khát vọng tình yêu
                                                       Bồi hồi trong ngực trẻ…”

(Sóng”  –  Xuân Quỳnh )

——————— Hết —————–

 
Họ và tên học sinh :…………………………………………… Số báo danh : ……………..

SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT HOÀNG VĂN THỤ
 
(Đề kiểm tra gồm có 02 trang)
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 12
Thời gian làm bài : 90 phút
 

 

Câu Ý Nội dung Điểm
 
 
I.(Đọc hiểu)
 
 
 
 
 
 
 
1 – Đoạn văn viết theo phong cách ngôn ngữ báo chí.
– Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn: Nghị luận
1.0
2 – Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận so sánh. 0.5
3
 
 
– Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: “Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay…”
– Nội dung chính của đoạn văn:
+ Trong thời đại công nghệ số, văn hóa đọc đang có xu hướng bị cạnh tranh lấn át, có nguy cơ bị mất dần đi.
+ Cần thấy được ý nghĩa của việc đọc sách và có thói quen đọc sách.
0.5
0.5
4 – Ý nghĩa câu nói: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”:
+ Sách là sản phẩm tinh thần quý giá của con người, do con người sáng tạo ra; là kho tàng tri thức vô tận của nhân loại.
+ Quá trình con người sử dụng, sưu tầm, giữ gìn, tích lũy, bảo tồn sách thật nhiều, phong phú đến bao nhiêu cũng không bao giờ là đủ.
0.5
5 – Khẳng định vai trò của sách trong thời đại công nghệ số, các phương tiện thông tin nghe – nhìn đang phát triển, có nhiều ưu thế, hấp dẫn hơn so với sách, và thực tế chúng đang có xu hướng cạnh tranh lấn át văn hóa đọc. Tuy nhiên vẫn không thể thay thế được hoàn toàn cho sách.
– Đọc sách vẫn luôn được khẳng định là một nhu cầu cần thiết với những thế mạnh riêng của nó:
+ Đó là cách thưởng thức văn hoá sang trọng và có chiều sâu.
+ Là phương cách tốt nhất để làm giàu có vốn ngôn từ và cách hành văn, hình thành được kỹ năng ngôn ngữ và sẽ tự tin giao tiếp.
+ Cung cấp thông tin, tri thức, mở rộng, nâng cao hiểu biết trên nhiều lĩnh vực.
+ Bồi dưỡng giáo dục đạo đức, tình cảm, nâng cao khiếu thẩm mĩ, hoàn thiện nhân cách, phát triển tâm hồn để hướng tới những giá trị tốt đẹp.
+ Tăng cường khả năng tư duy, phân tích, sáng tạo, cải thiện khả năng tập trung, suy ngẫm, tra cứu, tìm tòi…
– Cần hình thành thói quen, tạo hứng thú  đọc sách, biết lựa chọn sách để đọc và cần có phương pháp đọc sách hiệu quả.
0.5
 
1.0
 
 
 
 
0.5
 
 
II.(Làm văn)
1 * Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, các ý kiến, nội dung cơ bản của các ý kiến. 0.5
 
2
 
* Thân bài:                                                                                                           1. Giải thích ý kiến:
– Mượn hình tượng “sóng” trong tự nhiên, nhà thơ đã diễn tả được những cung bậc cảm xúc phổ biến, những quy luật tình cảm muôn đời của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.                                                                                                              – Sự mới mẻ, hiện đại của cách cảm, trong quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh.
 
0.5
 
 
3
2. Chứng minh:                                                                                                                a, Đoạn thơ thể hiện “ một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời”:
– Đó là những trạng thái cảm xúc biến động phức tạp, đối lập mà thống nhất, khi sôi nổi, lúc lại kín đáo trầm tư, lúc buồn lúc vui, khi hạnh phúc, khi đau khổ: “dữ dội” – “dịu êm”, “ồn ào” – “lặng lẽ”.
– Đó là khát vọng vươn tới cái cao cả, lớn lao trong tình yêu: “Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể”.                                                                                 – Con sóng bất biến trong dòng chảy thời gian cũng như tình yêu luôn là điều khao khát bồi hồi rạo rực trong trái tim tuổi trẻ: “Nỗi khát vọng tình yêu / Bồi hồi trong ngực trẻ”                                                                                                                   b, Đoạn thơ thể hiện “tính chất hiện đại của tình yêu hôm nay”.
– Người con gái chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và những rung động rạo rực của lòng mình.                                                            – Không còn sự thụ động, cam chịu, yên phận của người phụ nữ truyền thống, nhân vật nữ trong bài thơ rất táo bạo chủ động trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc.                                                                                                   – Cũng rất mãnh liệt và hiện đại khi tình yêu được cảm nhận toàn diện với mọi cung bậc cảm xúc có khi đối lập nhưng vẫn thống nhất.
 
2.0
 
 
 
 
1.5
 
4
* Kết bài: Bàn luận chung
Cả hai ý kiến đều đúng, 2 ý kiến tưởng trái chiều nhưng góp phần bổ sung cho nhau để làm nổi bật nét độc đáo của hồn thơ Xuân Quỳnh qua bài thơ “Sóng”. Mang trong mình vẻ đẹp truyền thống và hiện đại mới mẻ của tình yêu  khiến “Sóng” trở nên bất tử trong lòng độc giả bao thế hệ, trở thành lời “tự hát” của biết bao trái tim tha thiết yêu đương.
0.5

 

—————– Hết —————–

                                                              
                                                           THIẾT LẬP MA TRẬN 
 

       Mức độ
 
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
  Thấp Cao  
I. Đọc hiểu. Kiến thức về đoạn văn – Nhận diện phương thức biểu đạt chính, thao tác lập luận, phong cách ngôn ngữ đoạn văn. – Tìm được câu văn khái quát chủ đề, hiểu được nội dung chủ yếu của đoạn văn. – Phân tích một yếu tố nội dung trong văn bản. – Vận dụng kiến thức đọc hiểu để viết đoạn văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa nội dung thông điệp trong văn bản.  
 
 
 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2 câu
1.5đ
15%
1 câu
1.0đ
10%
1 câu
0.5đ
5%
1 câu

20%
5
5
 50 %
II. Làm văn.
Phân tích đoạn thơ bài Sóng
 
 
– Tạo lập văn bản nghị luận văn học để làm sáng tỏ ý kiến về giá trị một đoạn thơ bài Sóng.  
 
 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
      1 câu
5 đ
50%
1
5
50 %
Tổng câu
Điểm
Tỉ lệ
2 câu
1.5đ
15%
1 câu
1.0đ
10%
1 câu
0.5đ
5%
2 câu
7.0đ
70%
6
10
100%

 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 12– ĐỀ CHẴN
Thời gian làm bài : 90 phút
 

  1. Đọc hiểu ( 5,0 điểm )

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi
            “…Mỗi năm Việt Nam có hàng trăm nghìn sinh viên, học sinh rời ghế nhà trường hoặc lên đường xuất ngoại du học. Họ sẽ là những doanh nhân và chuyên gia thuộc mọi lĩnh vực, nối tiếp thế hệ đàn anh tiếp tục gánh vác trách nhiệm phát triển đất nước. Với bản chất thông minh, hiếu học sẵn có, việc thu thập kiến thức kỹ thuật thật sự không khó đối với dân Việt. Sinh viên Việt Nam liên tục đạt được những giải thưởng quốc tế và người Việt được đánh giá là rất thông minh và nhẫn nại. Điều quan trọng là chúng ta cần đầu tư nhiều hơn vào lớp trẻ để giúp họ có được vốn văn hóa sâu dày, biết yêu quý và hãnh diện về văn chương, nghệ thuật và những giá trị cao đẹp của Việt Nam. Có như vậy họ mới cảm thấy gắn bó và quay về với quê hương đất nước. Những chương trình “về nguồn” và “mùa hè xanh” đều là những cố gắng đúng hướng và chắc chắn sẽ mang lại kết quả lâu dài. Trước làn sóng văn hóa ngoại lai đầy sôi động và cám dỗ của thời hội nhập, tôi  nghĩ chúng ta cần chú tâm nhiều hơn đến giới trẻ nếu muốn tránh những bước đi sai lầm của các nước bạn. Muốn thu ngắn cách biệt, muốn tạo dựng được một nền móng kinh tế vững chắc để có thể bắt kịp xứ người, vấn đề tăng cường chất lượng giáo dục đào tạo văn hóa cho lớp trẻ quả là một thách thức của Việt Nam hôm nay”.
(Đầu tư cho giới trẻ – Võ Ngọc Hân – vnexpress.net 16/07/2014)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên? (1,0 điểm)
Câu 2: Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào? (0,5 điểm)
Câu 3: Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích? (0.5 điểm)
Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? Tác giả thể hiện thái độ gì khi bàn về nội dung này. (1,0 điểm)
Câu 5: Tưởng tượng anh (chị) là tác giả của bài viết trên, hãy viết tiếp một đoạn văn ngắn (khoảng 15 dòng) để bàn về một giải pháp cụ thể nhằm tăng cường chất lượng giáo dục văn hóa cho giới trẻ hiện nay. (2,0 điểm)
 
Làm văn (5.0 điểm )
Có ý kiến cho rằng: “Sóng của Xuân Quỳnh đã thể hiện được một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời”. Nhưng ý kiến khác lại khẳng định: “Tình yêu mà Xuân Quỳnh thể hiện trong bài thơ mang tính chất hiện đại như tình yêu hôm nay”.
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên. Phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ ý kiến:
                                                      “Dữ dội và dịu êm
                                                       Ồn ào và lặng lẽ
                                                       Sông không hiểu nổi mình
                                                       Sóng tìm ra tận bể
 
                                                       Ôi con sóng ngày xưa
                                                       Và ngày sau vẫn thế
                                                       Nỗi khát vọng tình yêu
                                                       Bồi hồi trong ngực trẻ…”

(Sóng”  –  Xuân Quỳnh)

——————— Hết —————–

 

Họ và tên học sinh :…………………………………………… Số báo danh : ……………..

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 – 2017

MÔN NGỮ VĂN – LỚP 12

Thời gian làm bài : 90 phút

 

Câu Ý Nội dung Điểm
 
 
I.(Đọc hiểu)
 
 
 
 
 
 
 
1 – Đoạn trích viết theo phong cách ngôn ngữ báo chí.
– Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn: Nghị luận
1.0
2 – Trong đoạn trích, tác giả sử dụng những thao tác lập luận: phân tích, bình luận. 0.5
3
 
 
– Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích: “Muốn thu ngắn cách biệt, muốn tạo dựng được một nền móng kinh tế vững chắc để có thể bắt kịp xứ người, vấn đề tăng cường chất lượng giáo dục đào tạo văn hóa cho lớp trẻ quả là một thách thức của Việt Nam hôm nay” 0.5
 
4 – Nội dung chính của đoạn trích: Khẳng định sự cần thiết của việc đầu tư giáo dục văn hóa cho giới trẻ.
– Tác giả thể hiện thái độ gì khi bàn về vấn đề này: quan tâm, trăn trở, lo lắng, và sự nhắn nhủ đầy tâm huyết.
0.5
0.5
5 – Đoạn văn cần có sự liên kết với nội dung đoạn trích đã cho.
– Học sinh có thể đưa ra nhiều giải pháp khác nhau nhưng cần hợp lí và có sức thuyết phục như: nội dung giáo dục văn hoá nhiều hơn vào nhà trường, tổ chức các hoạt động ngoại khoá có mục đích giáo dục văn hoá cho giới trẻ, tăng cường giáo dục văn hoá trên các phương tiện thông tin đại chúng…
0.5
1.5
 
II.(Làm văn)
1 * Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, các ý kiến, nội dung cơ bản của các ý kiến. 0.5
 
2
 
* Thân bài:                                                                                                           1. Giải thích ý kiến:
– Mượn hình tượng “sóng” trong tự nhiên, nhà thơ đã diễn tả được những cung bậc cảm xúc phổ biến, những quy luật tình cảm muôn đời của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.                                                                                                         – Sự mới mẻ, hiện đại của cách cảm, trong quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh.
 
0.5
 
 
3
2. Chứng minh:                                                                                                               
a, Đoạn thơ thể hiện “ một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời”:
– Đó là những trạng thái cảm xúc biến động phức tạp, đối lập mà thống nhất, khi sôi nổi, lúc lại kín đáo trầm tư, lúc buồn lúc vui, khi hạnh phúc, khi đau khổ: “dữ dội” – “dịu êm”, “ồn ào” – “lặng lẽ”.
– Đó là khát vọng vươn tới cái cao cả, lớn lao trong tình yêu: “Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể”.                                                                                 – Con sóng bất biến trong dòng chảy thời gian cũng như tình yêu luôn là điều khao khát bồi hồi rạo rực trong trái tim tuổi trẻ: “Nỗi khát vọng tình yêu / Bồi hồi trong ngực trẻ”                                                                                                                   b, Đoạn thơ thể hiện “tính chất hiện đại của tình yêu hôm nay”.
– Người con gái chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và những rung động rạo rực của lòng mình.                                                            – Không còn sự thụ động, cam chịu, yên phận của người phụ nữ truyền thống, nhân vật nữ trong bài thơ rất táo bạo chủ động trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc.                                                                                                   – Cũng rất mãnh liệt và hiện đại khi tình yêu được cảm nhận toàn diện với mọi cung bậc cảm xúc có khi đối lập nhưng vẫn thống nhất.
 
2.0
 
 
 
 
1.5
 
4
* Kết bài: Bàn luận chung
Cả hai ý kiến đều đúng, 2 ý kiến tưởng trái chiều nhưng góp phần bổ sung cho nhau để làm nổi bật nét độc đáo của hồn thơ Xuân Quỳnh qua bài thơ “Sóng”. Mang trong mình vẻ đẹp truyền thống và hiện đại mới mẻ của tình yêu  khiến “Sóng” trở nên bất tử trong lòng độc giả bao thế hệ, trở thành lời “tự hát” của biết bao trái tim tha thiết yêu đương.
0.5

 
—————– Hết —————–
Xem thêm : Tuyển tập đề thi học kì môn văn khối 12 có đáp án, Những bài văn hay lớp 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *