Đề HSG: Sức mạnh của cú đấm nghệ thuật thuộc về đoạn cuối

Đề tham khảo số 03:

TRƯỜNG THPT ………….            ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

          TỔ NGỮ VĂN                                        NĂM HỌC: 2022 – 2023

                                                                                   MÔN NGỮ VĂN

                                                                          Thời gian làm bài: 180 phút

                                                                                Ngày thi: 22/ 01/ 2022

Câu 1 (8,0 điểm)

Những người luôn hoài nghi với thành công cho rằng: “Nhỡ sau này lại thất bại thì sao, đây có phải may mắn?

Những người luôn tin tưởng lại khẳng định: “Con đường tôi đi nhất định thành công, vì đó là con đường đúng”.

Theo anh/ chị, “hoài nghi” hay “tin tưởng” làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn?

Câu 2 (12,0 điểm) 

Bàn về tác phẩm văn học, tác giả Phuốc-ma-nốp lại khẳng định: “Sức mạnh của cú đấm nghệ thuật thuộc về đoạn cuối.

Anh/chị có suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ qua đoạn kết của một tác phẩm văn học anh/ chị đã học hoặc đã đọc.

—-HẾT—-

———————————————————————–

2.2.4. Đề tham khảo số 04:

   SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KIÊN GIANG

TRƯỜNG THCS &THPT

 

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

 2023 – 2024

Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 180 phút, không tính thời gian phát đề

Đề thi gồm 02 câu, 01 trang

Câu 1 (4,0 điểm)

 

 

 

 

 

 

 

“Giống như cỏ dại, hãy học cách sinh tồn trong mọi hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, ngay cả khi người đời cho rằng bạn không thể”. (Khuyết danh)

Bức ảnh và câu nói trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về bài học cuộc sống?

Câu 2 (6,0 điểm)

Bàn về sáng tạo văn học, nhà văn Nguyễn Minh Châu có viết:

“Nhà văn giống như một họa sĩ thủy mặc chỉ có mỗi mầu mực tầu mà muốn vẽ cả một bức tranh rực rỡ muôn vẻ của thiên nhiên”.

(Trang giấy trước đèn, Phê bình – Tiểu luận,

Nguyễn Minh Châu, NXB Khoa học Xã hội, 2002, tr. 172)

Bằng trải nghiệm văn học về truyện ngắn, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.

—HẾT–

 

ĐÁP ÁN CHI TIẾT

YÊU CẦU CHUNG

– Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức độ điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.

– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.

– Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn.

YÊU CẦU CỤ THỂ

Câu 1 (4,0 điểm)

Yêu cầu về kĩ năng:

Thí sinh nắm vững và biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.

Kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận…, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc, lí lẽ thuyết phục….

Bố cục rõ ràng, mạch lạc, hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể trình bày suy nghĩ của mình theo nhiều cách khác nhau nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục và cần tập trung làm rõ những nội dung cơ bản sau:

Ý Nội dung Điểm
1 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: 0,25
2 Giải thích :

 Bức ảnh: miêu tả cây hoa nở trên mảnh đất khô cằn -> biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, ý chí kiên cường của con người trước mọi nghịch cảnh.

– “Giống như cỏ dại, hãy học cách sinh tồn trong mọi hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, ngay cả khi người đời cho rằng bạn không thể”: Câu nói khuyên con người phải có nghị lực sống kiên cường trong mọi hoàn cảnh khắc nghiệt.

=>  Bức ảnh và câu nói gợi đến bài học về nghị lực sống,  về ý chí, sự kiên trì, nhẫn nại vượt qua khó khăn, chông gai trong cuộc đời để vươn đến thành công.

0.5
3 Phân tích lí giải 2.5
  – Cuộc sống không phải lúc nào cũng bình yên thuận lợi, cũng có những lúc xảy ra những biến cố, những khó khăn khiến chúng ta chùn bước. Nhưng con người cần có nghị lực cũng giống như “cỏ dại” kiên cường vượt qua mọi nghịch cảnh.

– Khi dám đối diện nghịch cảnh, con người sẽ trở nên bình tĩnh, làm chủ bản thân trong mọi tình huống, làm chủ hoàn cảnh, vượt lên chính mình.

– Nghị lực sống giúp con người có niềm tin vào bản thân, tinh thần lạc quan để theo đuổi đến cùng mục đích, lí tưởng sống, thay đổi được hoàn cảnh số phận, cuộc sống có ích, có ý nghĩa hơn.

– Người có ý chí nghị lực sẽ luôn được mọi người ngưỡng mộ, cảm phục, đồng thời tạo được lòng tin ở người khác.

 
4 Bàn luận mở rộng, đánh giá 0,5
  – Phê phán những người không có ý chí, nghị lực: chưa làm nhưng thấy khó khăn đã nản chí, thấy thất bại thì hủy hoại và sống bất cần đời….  
5 Bài học liên hệ

– Hiểu được sức mạnh của nghị lực sống, quyết đoán trước nghịch cảnh, và không bao giờ buông xuôi, tuyệt vọng, bỏ cuộc trước khó khăn, thử thách, nguy hiểm…

– Dũng cảm đối diện với khó khăn của hoàn cảnh, có nghị lực, coi thử thách là môi trường để tôi luyện, vươn lên làm chủ số phận.

0,25

 

Câu 2 (6,0 điểm)

Về kỹ năng

Thí sinh tạo lập được một bài văn nghị luận văn học, vận dụng tốt các thao tác lập luận.

Biết cách chọn và phân tích dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc; không  mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

Về kiến thức

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý cơ bản sau:

Ý Nội dung Điểm
1 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 0,5
2 Giải thích 0,5
  Họa sĩ thủy mặc: chỉ những người vẽ tranh bằng mực nước (mực tàu) trên nền giấy hoặc lụa. Chủ đề chính trong tranh thường là cây cối, hoa, phong cảnh, chim muông,… Đó là cả bức tranh rực rỡ muôn vẻ của thiên nhiên được tạo ra bởi một chất liệu duy nhất là mực nước.

– Mượn cách nói ví von, Nguyễn Minh Châu muốn khẳng định: nhà văn cũng giống như những họa sĩ tài ba kia, chỉ với một thứ chất liệu duy nhất là ngôn từ nghệ thuật mà có thể dệt nên cả một bức tranh phong phú về đời sống xã hội và thiên nhiên.

 
3 Lí giải vấn đề

(Học sinh dùng kiến thức lí luận văn học về đặc trưng văn học, chức năng văn học, quá trình sáng tạo của nhà văn… để lí giải, làm sáng tỏ vấn đề).

1,0
  – Văn học là một môn nghệ thuật nhận thức đời sống và thể hiện tư tưởng, tình cảm bằng hình tượng nghệ thuật. Để xây dựng được hình tượng nghệ thuật, nhà văn phải sử dụng ngôn ngữ với tất cả phẩm chất thẩm mĩ và khả năng nghệ thuật của nó. Như vậy, ngôn từ chính là chất liệu xây dựng hình tượng của văn học.

– Ngôn từ văn học có các đặc trưng như: tính hình tượng; tính truyền cảm; tính hàm súc; tính cá thể hóa;… Lấy ngôn từ làm chất liệu, văn học có khả năng vô hạn trong tái hiện đời sống: từ đời sống hiện thực khách quan ở những không gian và thời đại khác nhau cho đến những phương diện chủ quan như tư tưởng và tình cảm, ước mơ và khát vọng của nhà văn đối với con người và cuộc sống; từ vấn đề thân phận của con người với các mối quan hệ đa dạng, phức tạp với tự nhiên và xã hội cho đến chiều sâu không cùng đầy bí ẩn của tâm hồn con người… Đó là cả một bức tranh đời sống muôn màu muôn vẻ.

 
4 Chứng minh  
  – HS tự chọn tác phẩm truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn THPT để phân tích làm sáng tỏ nhận định.

– Trong quá trình phân tích cần chú ý:

+ Cách nhìn, cách cảm, tài năng nghệ thuật ngôn từ của nhà văn

+ Bức tranh đời sống và tư tưởng lớn lao được thể hiện trong tác phẩm

3.0
5 Đánh giá, mở rộng 0,75
  –  Khẳng lại sự đúng đắn của ý kiến.

– Ý kiến đặt ra bài học cho người sáng tạo: Lấy ngôn từ làm chất liệu, nhưng muốn nói được những điều sâu sắc, nhà văn không thể sử dụng những lời cũ kĩ sáo mòn, mà phải không ngừng tìm tòi, đổi mới.

– Ý kiến định hướng người đọc: Người đọc phải xuất phát từ văn bản ngôn từ để khám phá chiều sâu hiện thực được phản ánh trong tác phẩm.

 

 

 

 

 

 

6 Khẳng định vấn đề nghị luận 0,25

———————————————————————–

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *