TRƯỜNG THPT CHUYÊN
CAO BẰNG
(Đề thi gồm 01 trang) |
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10 Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) |
Câu 1 (8,0 điểm)
Đường đi nào rồi cũng có thể thành công, chọn lối nào rồi cũng có khả năng đạt hạnh phúc, vì hạnh phúc và thành công không tùy thuộc vào con đường chúng ta đi, mà vào tâm trạng tự tại của chúng ta, cũng như vào những giá trị mà chúng ta gieo ngay trên những nẻo đường đã đi qua.
(Theo Phan Văn Trường, Một đời như kẻ tìm đường,
NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2020)
Suy nghĩ của anh/chị về quan điểm trên.
Câu 2 (12,0 điểm)
Trang giấy và chữ in có sức hấp dẫn và sự kì diệu của nó. Chỉ là giấy và mực mà nó chứa đựng cả thế giới, phơi bày những bí ẩn của thiên nhiên, vũ trụ, xã hội và con người. Đọc sách là đọc tha nhân và đọc chính bản thân ta. Nhờ đọc sách mà ta hiểu đời, hiểu người và hiểu chính mình.
(Huỳnh Như Phương, Hãy cầm lấy và đọc,
NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, 2016)
Bằng những trải nghiệm văn học, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 10
YÊU CẦU CHUNG
– Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt. Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
– Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn.
YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (8,0 điểm)
Về kĩ năng:
– Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội được rút ra từ câu chuyện, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, vận dụng tốt các thao tác lập luận, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.
– Bài viết trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
– Học sinh có thể trình bày bài viết dưới nhiều hình thức khác nhau
b.Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
Câu | Nội dung cần đạt | Điểm |
1 | 1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:
Hạnh phúc và thành công không tùy thuộc vào con đường chúng ta đi, mà vào tâm trạng tự tại của chúng ta, cũng như vào những giá trị mà chúng ta gieo ngay trên những nẻo đường đã đi qua. 2. Giải thích ý kiến – Hạnh phúc và thành công: Thành công và hạnh phúc là hai khía cạnh của cuộc sống mà mỗi người có cách nhìn và trải nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều đại diện cho những cảm giác tuyệt vời nhất mà con người có thể trải qua. Hạnh phúc là một giá trị sống quan trọng, mang ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống của chúng ta. – Tâm trạng tự tại: là để chỉ thái độ sống lạc quan, biết cách tận hưởng. Sống không tham sân si, không vương vấn bụi trần. Mang thái độ độc lập tiền tài, danh vọng, để tự do cảm nhận từng khoảnh khắc của cuộc sống. – Những giá trị mà chúng ta gieo: Những điều mà bản thân chúng ta tự làm được trong cuộc sống, những thứ ta có thể làm cho người khác mang lại những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống… => Ý kiến của Phan Văn Trường khơi gợi suy nghĩ của chúng ta về những lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống. Thành công và hạnh phúc phụ thuộc vào lựa chọn của chúng ta vào niềm vui, vào những giá trị mà ta tạo ra trong hành trình cuộc đời chứ không phải sự sắp đặt hay những may rủi ngẫu nhiên trong cuộc đời. 3. Bàn luận * Đường đi nào rồi cũng có thể thành công, chọn lối nào rồi cũng có khả năng đạt hạnh phúc: Nhận định của tác giả vì nó nói lên một quan niệm sống tích cực, hạnh phúc và có ích. Thành công và hạnh phúc phụ thuộc vào tâm tính và suy nghĩ mà mỗi người theo đuổi. Thành công là sự hoàn thành, đạt được mục tiêu, chiếm lĩnh được một giá trị nào đó trong công việc và trong đời sống. Với nhiều người, đó là thước đo giá trị vật chất, là kết quả nhìn nhận, đánh giá về một việc làm. Hạnh phúc là sự hài lòng hay thỏa mãn một nhu cầu nào đó trong cuộc sống của mình. * Hạnh phúc và thành công chính là ở tâm trạng tự tại, những giá trị mà chúng ta gieo: Thành công và hạnh phúc phụ thuộc vào lựa chọn của chúng ta nhưng cũng có thể phụ thuộc vào những may rủi ngẫu nhiên trong cuộc đời. Tuy nhiên, may rủi không phải lúc nào cũng xuất hiện, điều quyết định đến số phận con người chính là ở lựa chọn của chính chúng ta. Nếu ta lựa chọn một hướng đi phù hợp với bản thân, ta sẽ nhanh chóng gặt hái được thành công và hạnh phúc. Ngược lại, nếu ta đưa ra những quyết định sai lầm, nhanh chóng nản lòng, chán nản với lựa chọn của mình thì sẽ chỉ nhận lại những thất bại. Thế nhưng, dù con đường bạn lựa chọn là đúng hay sai, chúng ta hoàn toàn có thể tự mình thay đổi, bởi thành công, hạnh phúc không phải đích đến mà chính là những giá trị chúng ta gieo trồng ngay trên hành trình cuộc đời mình. * Phê phán những hiện tượng, những suy nghĩ sai lầm hoặc chưa đúng đắn về thành công và hạnh phúc của một số bạn trẻ hiện nay. 4. Mở rộng – Bản thân cuộc sống là một món quà, hành trình cuộc sống của mỗi người là khác nhau, nó phụ thuộc vào sự lụa chọn của mỗi người. Hãy đón nhận cuộc sống với những niềm vui nỗi buồn, những yêu thương và sự quan tâm của mọi người xung quanh, trân trọng từng phút giây được sống… – Biết mở lòng quý trọng cả những điều mình chưa thực sự hài lòng từ cuộc đời và từ mọi người xung quanh… – Hãy luôn hài hoà giữa trao và nhận để cuộc sống có nhiều niềm vui, nhiều điều ý nghĩa… – Hãy cho đi, hãy gieo những giá trị tích cực trên những nẻo đường ta qua dù nhỏ bé… 5. Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động. |
0,5
2,0
3,0
2,0
0,5 |
Câu 2 (12,0 điểm)
- Về kĩ năng:
– Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề lí luận văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận.
– Biết cách chọn và phân tích dẫn chứng một cách xác đáng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
– Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
Câu | Nội dung cần đạt | Điểm |
2 | 1. Giới thiệu được vấn đề nghị luận
Tác phẩm văn chương có sức hấp dẫn kì diệu, chứa đựng cả thế giới. Nhờ đọc sách mà ta hiểu đời, hiểu người và hiểu chính mình. 2. Giải thích ý kiến – Sức hấp dẫn và kì diệu của con chữ, giấy và mực chứa đựng cả thế giới: chức năng thẩm mĩ, đặc trưng của văn chương – nghệ thuật ngôn từ. – Đọc tha nhân, đọc chính bản thân ta, hiểu đời, hiểu người, hiểu mình: chức năng nhận thức cuộc sống, con người và tự nhận thức chính mình… – Ý kiến đã khẳng định đặc trưng, chức năng của văn học và quá trình tiếp nhận văn học. 3. Bàn luận về ý kiến a. Văn học là cuốn sách giáo khoa về đời sống: Qua những tác phẩm nghệ thuật chân chính ta có thể thấy cuộc sống như đang phập phồng trong từng con chữ. Đọc tác phẩm, ta tiếp cận cuộc sống, hiểu sâu, thấu đáo, kĩ càng hơn về cuộc sống con người và chính bản thân mình… – Con đường tác động của văn chương dù là nhận thức thì vẫn qua cảm xúc của con người, tức đó là quá trình tự nhận thức, chiêm nghiệm bản thể của con người. Từ việc thể hiện cuộc đời trong văn chương với cảm xúc của cái tôi trữ tình mang nghĩa phổ quát đã khơi dậy những rung động sâu sắc, những cảm xúc phong phú, những ước mơ được sống hết mình cho cuộc đời và con người, làm cho cuộc đời ngày càng tốt đẹp, nhân đạo hơn. – Để có thể truyền đến người đọc những tình cảm, cảm xúc sâu sắc, văn chương còn cần một sự công phu, tinh tế trong nghệ thuật biểu hiện. Nghĩa là tài năng của người nghệ sĩ còn thể hiện ở việc công phu tìm tòi, lựa chọn được một hình thức nghệ thuật độc đáo, cuốn hút. Điều đó tạo nên sức lôi cuốn kì diệu của văn chương, mở ra thế giới tưởng tượng không giới hạn trong tâm hồn người đọc. b. Làm sáng tỏ qua trải nghiệm văn học – Các tác phẩm văn học có sức hấp dẫn và sự kì diệu, chứa đựng cả thế giới. – Đọc sách là đọc tha nhân và đọc chính bản thân ta. – Nhờ đọc sách mà ta hiểu đời, hiểu người và hiểu chính mình. Học sinh làm rõ các ý trên qua nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm văn học tiêu biểu hoặc các tác phẩm mà các em yêu thích trong hoặc ngoài chương trình. 5. Đánh giá, mở rộng Nhận định đã chỉ ra nét đặc trưng, chức năng của văn chương. – Bài học cho độc giả khi tiếp nhận văn chương: đọc thơ văn giúp ta hiểu đời, hiểu người và hiểu mình. Vì hiểu mình, hiểu con người và cuộc sống phức tạp nên chấp nhận nó, đón nhận nó một cách tự nhiên, nhẹ nhàng theo đúng quy luật. Đây chính là sự tự nhận thức của độc giả. – Đặt ra yêu cầu đối với người nghệ sĩ khi cầm bút sáng tác: cần có một trái tim nhạy cảm, giàu xúc động, giàu yêu thương trước cuộc đời để có thể tạo ra nét riêng độc đáo mới lạ trong tác phẩm của mình. – Là một độc giả khi tiếp nhận tác phẩm văn học cần trân trọng tác phẩm, tìm cách tìm hiểu tác phẩm một cách khách quan, trọn vẹn. Tiếp nhận một cách chủ động, tích cực, sáng tạo, hướng tới cái hay, cái đẹp, cái đúng, không nên suy diễn tùy tiện. – Phê phán trường hợp một số bạn đọc tiếp nhận một cách hời hợt, phiến diện… – Rút ra bài học cho bản thân khi khám phá sự hấp dẫn và kì diệu của tác phẩm văn học. |
1,0
2,0
3,0
2.0
4,0
|