TRƯỜNG THPT CHUYÊN
BẮC GIANG
|
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN MÔN THI: NGỮ VĂN 10
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) |
Câu 1. Nghị luận xã hội (8.0 điểm)
Danh họa Vincent Van Gogh (1853 – 1890) từng chiêm nghiệm:
Chúng ta càng tiến bước trên đường đời, càng có nhiều thử thách hơn, nhưng chính trong khi chống lại gian khổ mà sức mạnh nội tâm của con tim được hình thành.
(Theo Tudiendanhngon.vn)
Hãy viết một bài văn để trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Câu 2. Nghị luận văn học (12.0 điểm)
Nhà văn Diêm Liên Khoa (Trung Quốc) từng phát biểu:
Đời sống không phải là nguồn mạch duy nhất của sáng tác. Nó chỉ là một nguồn mạch quan trọng, ngoài ra tưởng tượng cũng là một nguồn mạch quan trọng khác.
(Dẫn theo Nguyễn Thị Thúy Hạnh – Diêm Liên Khoa: Từ quan niệm đến sự thực hành chủ nghĩa thần thực. TC Sông Hương, ngày 21/08/2019)
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, hãy làm sáng tỏ.
——————— HẾT ———————
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
BẮC GIANG
(HDC gồm 04 trang) |
HDC ĐỀ THI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG
LẦN THỨ XVII MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 10 Ngày thi: 04/08/2023 |
Câu | Ý | Nội dung | Điểm |
1 | Chúng ta càng tiến bước trên đường đời, càng có nhiều thử thách hơn, nhưng chính trong khi chống lại gian khổ mà sức mạnh nội tâm của con tim được hình thành. | 8.0 | |
Yêu cầu về kĩ năng | |||
– Nắm chắc các thao tác làm bài nghị luận xã hội.
– Biết vận dụng dẫn chứng thực tế một cách linh hoạt. – Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn gợi cảm… |
|||
Yêu cầu về kiến thức | |||
a | Giải thích | 1.0 | |
– Thử thách: là những yếu tố gây khó khăn, cản trở đến việc thực hiện một mục tiêu nào đó của con người. – Sức mạnh nội tâm: Sức mạnh được hình thành từ ý chí, nghị lực, quyết tâm của con người khi vượt qua khó khăn, thử thách. => Ý kiến khẳng định ý nghĩa của việc con người dám đối mặt với những thử thách trong cuộc sống. |
|||
b | Bàn luận | 5.0 | |
* Vì sao Chúng ta càng tiến bước trên đường đời, càng có nhiều thử thách hơn?
– Cuộc sống luôn vận động không ngừng, tiềm ẩn nhiều bất trắc, rủi ro. Hành trình sống của con người do đó cũng là hành trình trải ngày càng nhiều những thử thách, khó khăn. – Tiến bước trên đường đời không phải chỉ là biểu hiện của tồn tại, mà còn là quá trình con người nỗ lực vươn lên tự hoàn thiện mình. Vì thế những khó khăn thử thách con người gặp phải, ngoài lý do khách quan còn có thể nảy sinh từ chính những ước mơ – khát vọng – mục tiêu lớn lao mà con người tự đặt ra cho mình. * Vì sao chính trong khi chống lại gian khổ mà sức mạnh nội tâm của con tim được hình thành? – Chỉ khi chống lại gian khổ, thử thách lớn; con người mới thực sự phát huy tận độ năng lực tiềm ẩn, nguồn sức mạnh nội tâm bên trong mình. – Sự gian khổ, khắc nghiệt của hoàn cảnh là môi trường rèn luyện, giúp con người đúc rút kinh nghiệm, hình thành kĩ năng để vững vàng hơn trong cuộc sống. |
|||
c | Mở rộng, nâng cao | 2.0 | |
– Đã có rất nhiều người mạnh mẽ vượt qua thử thách để đến với thành công, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Ngược lại, trong cuộc sống vẫn còn không ít người run sợ, đầu hàng, chán nản, buông xuôi trước những thử thách trong cuộc sống.
– Không phải hoàn cảnh thử thách nào cũng giúp con người trở nên mạnh mẽ hơn. Mỗi cá nhân cần tự lượng sức mình, không liều lĩnh thử thách bản thân bởi những điều vượt quá giới hạn cho phép. – Để vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống, con người cần lắng nghe nội tâm mình; đồng thời cũng cần biết đón nhận sự động viên, khích lệ, yêu thương, giúp đỡ của những người xung quanh. – Rút ra những bài học phù hợp với bản thân. |
|||
2 | Đời sống không phải là nguồn mạch duy nhất của sáng tác. Nó chỉ là một nguồn mạch quan trọng, ngoài ra tưởng tượng cũng là một nguồn mạch quan trọng khác. | 12.0 | |
I. Yêu cầu chung – Bài viết đảm bảo bố cục 3 phần: Mở, Thân, Kết. – Biết vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận trong quá trình viết bài; diễn đạt mạch lạc, trong sáng, giàu cảm xúc. – HS có thể triển khai bài viết theo nhiều cách khác nhau, nhưng về cơ bản cần làm sáng tỏ yêu cầu của đề, phần kiến thức lý luận và chứng minh qua tác phẩm cụ thể cần có sự thống nhất chặt chẽ. |
|||
II. Yêu cầu cụ thể | |||
a | Giải thích | 2.0 | |
– “Nguồn mạch”: Nguồn gốc, cơ sở hình thành, điều kiện đảm bảo cho sự phát triển liên tục, bền vững của một đối tượng nào đó.
– “Đời sống không phải nguồn mạch duy nhất”,“chỉ là nguồn mạch quan trọng của sáng tác”: Hiện thực đời sống đóng vai trò quan trọng nhưng không phải là cơ sở duy nhất để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật.
– “Ngoài ra tưởng tượng cũng là một nguồn mạch quan trọng khác”: Ý kiến đề cao vai trò của yếu tố tưởng tượng trong sáng tạo. Tưởng tượng là khả năng hình dung, vẽ ra trong trí óc con người những điều mà thực tế chưa có, không có hoặc có mà khó nắm bắt rõ ràng. -> Nhận định thể hiện chiêm nghiệm của nhà văn Diêm Liên Khoa về nguồn gốc, đặc trưng của văn học nghệ thuật. Đặc biệt nhấn mạnh vai trò của hiện thực đời sống và yếu tố tưởng tượng trong việc tạo thành tác phẩm. |
|||
b | Bàn luận | ||
b.1. Cơ sở lý luận | 3.0 | ||
* Tại sao đời sống là nguồn mạch quan trọng nhưng không phải là nguồn mạch duy nhất của sáng tác?
– Đời sống là nguồn mạch quan trọng của sáng tác vì: Văn học lấy hiện thực đời sống làm đối tượng tìm hiểu, khám phá, miêu tả. Hiện thực là kho tài nguyên phong phú, là nguồn cảm hứng dồi dào để người nghệ sĩ hình thành ý tưởng, khám phá, sáng tạo nên tác phẩm. Không có tác phẩm văn học nào có thể tồn tại, nếu nó rời xa hiện thực cuộc sống, trở nên vô nghĩa với đời sống tinh thần của con người. – Đời sống không phải là nguồn mạch duy nhất của sáng tác, vì: Văn học không phản ánh hiện thực như nó vốn có, không sao chép y nguyên những gì xảy ra trong cuộc đời. Do đó, để tạo thành tác phẩm, ngoài những hiểu biết về đời sống khách quan còn cần nhiều nguồn mạch khác. * Tại sao tưởng tượng là một nguồn mạch quan trọng của sáng tác? – Gắn với hoạt động sáng tạo của nhà văn: Trí tưởng tượng phong phú giúp nhà văn có thể nhìn thấy chiều sâu của hiện thực, phát hiện ra những sự thật ẩn khuất trong đời sống, khám phá được những diễn biến nội tâm bên trong con người. Trí tưởng tượng cũng giúp nhà văn dễ dàng hóa thân vào những cảnh ngộ, cuộc đời khác để sẻ chia, yêu thương, đồng cảm. Bên cạnh đó, tưởng tượng còn giúp ích cho nhà văn trong việc hình dung về thế giới hình tượng trong tác phẩm, cấu trúc tác phẩm theo ý đồ của riêng mình… Do đó tưởng tượng là yếu tố không thể thiếu với nhà văn trong quá trình sáng tạo ra tác phẩm. – Gắn với hoạt động tiếp nhận văn học: Giá trị của một sáng tác không chỉ được quyết định bởi nhà văn, mà còn bởi người đọc. Người đọc bằng trí tưởng tượng của mình, có thể giải mã văn bản ngôn từ mà nhà văn tạo ra theo những cách riêng. Đó chính là quá trình đồng sáng tạo với nhà văn của bạn đọc. Do đó, tưởng tượng thực sự là một nguồn mạch quan trọng, đảm bảo cho sức sống lâu bền của một tác phẩm văn học. |
|||
b.2. Cơ sở thực tiễn | 6.0 | ||
* Hướng chọn tác phẩm
– Những tác phẩm cho thấy rõ đặc trưng phản ánh của TPVH: Vừa miêu tả, phản ánh hiện thực khách quan; vừa tưởng tưởng, hư cấu, tái tạo hiện thực ở những chiều kích, tầng bậc mới (có sự xuất hiện của những yếu tố phi thực tế, là sản phẩm của trí tưởng tượng). – Những tác phẩm khơi gợi trí tưởng tượng phong phú của bạn đọc trong quá trình tiếp nhận. Ví dụ: Văn học Việt Nam: Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), Đàn ghi-ta của Lorca (Thanh Thảo), Hồn Trương Ba da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)… Văn học nước ngoài: Tây du kí (Ngô Thừa Ân), Ông già và biển cả (E.Hemingway), Linh Sơn (Cao Hành Kiện),… * Hướng phân tích tác phẩm – Nguồn mạch đời sống trong việc cấu thành tác phẩm: + Tác phẩm đã phản ánh hiện thực nào? + Ý nghĩa của việc tác phẩm phản ánh hiện thực đời sống là gì? – Nguồn mạch tưởng tượng của nhà văn trong việc cấu thành tác phẩm: + Yếu tố tưởng tượng của nhà văn được thể hiện ở đâu, chi tiết nào trong tác phẩm? (nội dung và nghệ thuật) + Vai trò của yếu tố tưởng tưởng, hư cấu với tác phẩm là gì? – Nguồn mạch tưởng tượng ở người đọc trong việc nối dài đời sống của tác phẩm: + Trí tưởng tượng của người đọc thể hiện ở việc làm sống dậy các hình tượng trong văn bản ngôn từ. + Trí tưởng tượng của người đọc thể hiện trong việc tiếp nhận tác phẩm khác nhau… |
|||
c | Mở rộng, liên hệ | 1.0 | |
– Mối quan hệ giữa hai nguồn mạch quan trọng là đời sống và tưởng tượng:
+ Tác phẩm văn học nào cũng phải xuất phát từ hiện thực; gắn với hiện thực. + Tưởng tượng không phải là thoát ly, xa rời đời sống và con người… mà là cách nhìn hiện thực mang tính chủ quan của người nghệ sĩ. Đó phải là tưởng tượng được chắp cánh từ hiện thực. + Hai nguồn mạch này bổ sung cho nhau, cùng nhau làm nên giá trị, sự hấp dẫn cho tác phẩm văn học. – Rút ra những bài học phù hợp với người sáng tác và người tiếp nhận. |
|||
Tổng điểm | 20.0 |