Đề HSG môn văn lớp 10 THPT Tam Dương 2024

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT TAM DƯƠNG

 

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 NĂM HỌC 2023 – 2024

ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề.

(Đề thi gồm 01 trang)

 

Câu 1 (6.0 điểm):

Muốn tươi mát hãy tự là dòng suối

Hát về rừng đừng bắt chước tiếng chim

(Hữu Thỉnh – Trước mắt là Tổ quốc, https://www.thivien.net/)

Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề đặt ra trong hai câu thơ trên.

Câu 2 (14,0 điểm):

Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng viết:

“Dù anh viết xuôi viết ngược như thế nào, dù cho rằng anh viết về sự giận dữ, về lòng căm thù, về nỗi khổ đau, chán chường thì rốt cuộc vẫn để truyền thổi vào tâm hồn người đọc một niềm tin, một tình yêu bát ngát vào cuộc sống”.

Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT TAM DƯƠNG

 

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 NĂM HỌC 2023 – 2024

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN

 

 

YÊU CẦU CHUNG

– Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.

– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa.

– Điểm lẻ của bài thi tính đến 0,25 điểm.

  1. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu Nội dung Điểm
1 Suy nghĩ về vấn đề đặt ra trong hai câu thơ.

 

6,0
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu

2

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cuộc đời có ý nghĩa khi con người được sống là chính mình. 0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:  
c.1. Giải thích và nêu ý nghĩa bài thơ: 1,0
Tươi mát: trạng thái tươi tắn, mát lành, gây được cảm giác dễ chịu, êm ái của sự vật.

Hát: việc phát ra âm thanh theo những giai điệu, nhịp điệu nhất định để biểu hiện tư tưởng tình cảm.

=> Với nghệ thuật ẩn dụ, mượn những sự vật tự nhiên “dòng suối, tiếng chim”, ý thơ đã nhắc nhở thông điệp sâu sắc về việc sống là chính mình của con người. Mỗi người, với những nét riêng về hình hài, năng lực, trải nghiệm… hay khiếm khuyết, đều có giá trị riêng, cần được nâng niu, được tôn trọng và thể hiện.

 

 

 

c.2. Bàn luận, mở rộng vấn đề

a. Vì sao con người cần sống là chính mình?

– Mỗi người sống là mỗi cá thể riêng biệt, không ai giống ai, song cái đích hướng đến đều là mong cầu sự hoàn hảo, kiếm tìm thành công và hạnh phúc. Thực tế, cuộc sống phức tạp, luôn biến động, không ai là hoàn hảo. Trong thế giới hiện đại nhiều bất toàn và cám dỗ, điều quan trọng và cần thiết nhất với mỗi người là được sống là chính mình.

– Sống là chính mình có giá trị sâu sắc với mỗi người:

+ Con người biết hướng cái nhìn vào bên trong, chấp nhận con người thật của mình, lắng nghe tiếng nói từ bên trong bản thân.

+ Việc sống là chính mình cũng có nghĩa là sẵn sàng thừa nhận những thiếu sót, không hoàn hảo. Điều này giúp mỗi người có thêm lòng dũng cảm, sự tự tin và tình yêu thương để phát huy điểm mạnh, khắc phục nhược điểm, rèn luyện bản lĩnh, ý chí, hướng về những điều tốt đẹp thay vì chỉ tập trung vào những khuyết điểm, khó khăn. Đó cũng là cách con người khẳng định sự tồn tại có ý nghĩa của mình trong cuộc đời.

+ Sống là chính mình giúp con người tạo được vẻ đẹp, bản sắc riêng, nhận được sự tôn trọng và yêu thương của mọi người, xây dựng một thái độ sống đẹp, sống có ý nghĩa với cộng đồng.

+ Nếu không biết sống là chính mình, con người khó thể có được cuộc sống trọn vẹn cũng như cảm nhận được vẻ đẹp, tình yêu thương với thế giới xung quanh.

                                    HS lấy dẫn chứng phù hợp

b. Mở rộng

– Trong thực tế ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, công nghệ hiện đại, mạng xã hội, nảy sinh nhiều giá trị ảo khiến con người có nguy cơ đánh mất chính mình, sống gấp, sống thực dụng, thậm chí “bắt chước” người khác để được chú ý, được thể hiện. Vì thế, thông điệp sống là chính mình có ý nghĩa rất quan trọng nhưng không hề dễ dàng.

– Phê phán những con người đánh mất chính mình với lối sống hèn nhát, thụ động, sống giả tạo, hình thức… hay những cách sống đi ngược với chuẩn mực đạo đức của xã hội.

– Mỗi con người cần có ý thức sống là chính mình nhưng không phải tự cao tự đại, tự mãn với bản thân. Thái độ là chính mình chỉ được đánh giá cao khi nó không chỉ hướng đến sự phát triển của riêng cá nhân mà còn gắn với lợi ích chung của tập thể.

 

3,0
c.3. Bài học nhận thức và hành động

– Ý thơ khơi gợi vấn đề sâu sắc về thái độ sống cần thiết của mỗi người, hãy là chính mình để “tươi mát”, để “hát” ca thay vì “bắt chước” người khác.

– Bài học hành động:

+ Nhận thức được vai trò quan trọng việc sống là chính mình trong bối cảnh xã hội hiện đại.

+ Bồi đắp, rèn luyện các năng lực của bản thân để kiến tạo một cuộc sống có ý nghĩa cho bản thân, gia đình và xã hội.

1,0
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận 0,25

 

e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25
         

Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng viết:

“Dù anh viết xuôi viết ngược như thế nào, dù cho rằng anh viết về sự giận dữ, về lòng căm thù, về nỗi khổ đau, chán chường thì rốt cuộc vẫn để truyền thổi vào tâm hồn người đọc một niềm tin, một tình yêu bát ngát vào cuộc sống”.

Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

 

 

 

14

  a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 0,5
 

 

 

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Đặc trưng và chức năng của văn học. 0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 0,5
c.1. Giải thích  
– “viết xuôi viết ngược”: cách viết, hình thức thể hiện.

– “viết về sự giận dữ, về lòng căm thù, về nỗi khổ đau, chán chường”: nội dung biểu hiện – thiên về những cảm xúc nghịch chiều, những mặt tiêu cực của cuộc sống.

→ Ý kiến trên đề cập đến yêu cầu đối với người nghệ sĩ trong sáng tác và chức năng giáo dục của văn học: người nghệ sĩ lựa chọn viết theo hình thức nghệ thuật nào, viết về bất cứ nội dung gì, kể cả những “mảng tối” của hiện thực, của cảm xúc… đều phải đem đến cho người đọc niềm lạc quan, tin yêu vào cuộc sống, vào con người; hướng người đọc vươn tới những giá trị chân, thiện, mĩ.

 

2.0
c.2. Bàn luận

Ý kiến của Nguyễn Minh Châu là đúng đắn và xác đáng vì:

– Xuất phát từ đặc trưng văn học: “Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống”, vì vậy mọi mảng hiện thực – “sáng” hay “tối” đều là đối tượng phản ánh của văn học. Điều quan trọng không phải là anh “viết về cái gì” mà là anh viết để “hướng tới điều gì”.

– Xuất phát từ chức năng bao trùm của văn học là “nhân đạo hóa con người”, giúp con người sống tốt hơn, nghị lực và kiên cường hơn. Giá trị cuối cùng của văn học là “nâng đỡ” con người, đặc biệt là “những người cùng đường tuyệt lộ” chứ không phải là dập tắt hi vọng của con người, để con người không biết bấu víu vào đâu. Vì vậy “nhà văn lớn phải là những người nhân đạo từ trong cốt tủy”.

– Xuất phát từ khát vọng của người viết: Người nghệ sĩ luôn mang trong mình một con mắt tinh tế, một trái tim nhạy cảm. Họ luôn muốn phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống bằng những tình cảm chân thật, tha thiết vào từng trang sáng tác. Từ đó, họ muốn hướng người đọc tới những tình cảm, giá trị tốt đẹp.

– Xuất phát từ yêu cầu của người đọc: Bạn đọc bằng kiến thức, trải nghiệm, vốn sống… sẽ làm sống dậy hình tượng; khắc phục những chỗ bỏ lửng, khoảng trống, khoảng trắng,… từ đó thấu hiểu, tìm được ý nghĩa tác phẩm và tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm.

– Xuất phát từ thực tiễn: Trong sáng tác văn học từ xưa đến nay, những tác phẩm có giá trị đều là những tác phẩm tư tưởng sâu sắc được tạo nên từ trái tim giàu cảm xúc của người cầm bút. Những sáng tác vượt qua được sự đào thải khắc nghiệt của thời gian là những sáng tác hướng con người tới các giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.

3,0
c.3. Chứng minh qua trải nghiệm văn học của bản thân

Lưu ý: Thí sinh có thể đưa ra cách suy nghĩ lý giải khác so với đáp án nhưng phải chính xác và có sức thuyết phục. Trong quá trình bàn bạc, luận giải thí sinh cần biết kết hợp lựa chọn và phân tích cảm nhận một số tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu mới mẻ, giàu sức thuyết phục để làm sáng tỏ quan điểm của bản thân. Việc phân tích, chứng minh qua các tác phẩm có thể lồng ghép với các luận điểm trên hoặc có thể tách riêng.

 

5,0
c.3. Đánh giá, nâng cao vấn đề

Ý kiến trên đề cập đến giá trị to lớn của văn chương cũng như tấm lòng của người cầm bút chân chính: Đó là khả năng mang đến cho con người niềm tin tình yêu bát ngát với cuộc sống. Văn học mang sức mạnh lớn lao đối với đời sống tinh thần con người.

– Ý kiến chia sẻ cũng gợi mở những bài học quan trọng cho người sáng tạo và người tiếp nhận:

+ Đối với người sáng tác: người NS phải có trải nghiệm cuộc sống, có những rung cảm sâu xa và tinh thần sáng tạo hăng say để có thể viết nên những tác phẩm mang đến cho người đọc những nhận thức đúng đắn về cuộc sống, giúp người đọc nhận ra được đúng, sai, thiện, ác để từ đó có cách ứng xử phù hợp. Thông qua tác phẩm, tác giả phải gửi được những thông điệp mang giá trị nhân văn sâu sắc, như vậy tác phẩm mới có sức sống trường tồn trong lòng người đọc.

+ Đối với người đọc: phải lắng nhận, đón bắt những bài học sâu sắc, những rung cảm tinh vi nơi tác phẩm để chuyển hóa những tri thức và tình cảm nơi những trang viết thành nhận thức và tình cảm của mình, từ đó làm giàu hơn cho đời sống tinh thần và trí tuệ. Phải đồng cảm, tri âm với tác giả thông qua tác phẩm. Có như vậy tâm hồn người đọc mới được bồi đắp, trở nên giàu có và tràn đầy niềm tin yêu với cuộc sống.

1,5
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0,5
e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *