Đề HSG các trường chuyên duyên hải và ĐBBB 2023, Chuyên Lê Thánh Tông

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN

VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

 

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ THÁNH TÔNG

QUẢNG NAM

 

ĐỀ ĐỀ XUẤT

 

ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10

Năm học: 2022 – 2023

Thời gian làm bài: 180 phút

 

 

(Đề gồm 01 trang)

 

Câu 1: Nghị luận xã hội (8.0 điểm)

Con người hiện nay đang đối diện với nỗi sợ mang tên “sợ bị thay thế bởi máy móc”. Nói về vấn đề này, Geogre Duhamel cho rằng: “Đừng sợ máy móc bên ngoài. Hãy sợ máy móc của chính lòng mình”.

Hãy trình bày quan điểm của anh chị về vấn đề được đặt ra.

 

Câu 2: Nghị luận văn học (12.0 điểm)

Khi được đặt ra câu hỏi đâu là vấn đề lớn nhất mà văn học phải lên tiếng hiện nay, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ:

Đối với tôi, cảnh báo là yếu tố quan trọng nhất. Cảnh báo trong văn học là cảnh báo về sự suy đồi tâm hồn. Khi con người trở nên mỗi một ngày vô cảm và giá lạnh, ích kỷ thì họ bắt đầu gây ra những hành động tội ác. Tôi cho rằng đó là cái cốt lõi nhất mà văn học muốn chạm đến, muốn lý giải, muốn đào sâu, muốn mở rõ ra, muốn gửi thông điệp tới tất cả mọi người là về “cái chết tinh thần” của nhân loại.

(Dẫn theo Nguyễn Quang Thiều và kì vọng những tác phẩm lớn ở thế hệ sau, https://vietnamnet.vn/interactive/nguyen-quang-thieu-va-ky-vong-nhung-tac-pham-lon-o-the-he-sau/index.html)

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN

VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

————–

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ THÁNH TÔNG

QUẢNG NAM

ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10

Năm học: 2022 – 2023

 

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

Môn:  NGỮ VĂN LỚP 10

(Hướng dẫn chấm này gồm có 03 trang)

 

  1. HƯỚNG DẪN CHUNG

– Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của học sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm.

– Đặc biệt trân trọng những bài viết có cách diễn đạt chặt chẽ mạch lạc, giàu hình ảnh và cảm xúc, có cách nhìn riêng, cách trình bày riêng thuyết phục.

– Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm.

  1. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

Câu 1. (8.0 điểm)

Nội dung yêu cầu Điểm
I. Yêu cầu về kĩ năng

–  Nắm vững cách làm bài văn nghị luận xã hội.

– Bố cục đầy đủ 03 phần, kết cấu rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…

– Có những cách diễn đạt hay, hấp dẫn, văn phong giàu hình ảnh, cảm xúc; dẫn chứng mới mẻ, thuyết phục…

 

 

1.0

II. Yêu cầu về kiến thức 

HS có thể trình bày theo nhiều cách, có thể hướng đến các ý sau:

 
 1. Giải thích  

sợ: trạng thái lo lắng, hoang mang, bất an.

bị thay thế bởi máy móc: sợ bị lấn át, bị “vô hiệu hoá” khi máy móc ngày càng đa năng, thay con người làm nhiều việc.

máy móc bên ngoài: máy móc theo nghĩa thực, sự tồn tại mang tính vật chất của máy móc.

máy móc của chính lòng mình: máy móc theo nghĩa ẩn dụ, đó là sự rập khuôn, vô cảm, xơ cứng của tâm hồn mỗi con người.

à Vấn đề nghị luận: Một vấn đề của thời đại, hơn cả nỗi sợ bị thừa thải trước sự xuất hiện của máy móc, công nghệ, đó chính là hãy biết sợ sự chai sạn, máy móc hoá về tâm hồn.

 

 

 

1.5

  2. Bàn luận

– Nỗi sợ bị thay thế bởi máy móc là một nỗi sợ có cơ sở trong thời đại ngày nay. Thời đại công nghiệp hoá, số hoá lên ngôi đã hỗ trợ con người trong nhiều hoạt động sống. Đồng thời, con người rơi vào trạng thái tiêu cực trước nguy cơ trở nên thừa thải, vô dụng trước sự tiện nghi của máy móc.

Tâm hồn trở thành máy móc mới là nỗi sợ đáng lo ngại hơn cả:

+ Con người là chủ thể sáng tạo và điều khiển máy móc, máy móc bên ngoài không thể thay thế vai trò độc tôn của con người.

+ Những giá trị bên trong tâm hồn mới quyết định ý nghĩa cuộc sống. Khi để tâm hồn rơi vào chai lì, vô cảm, rập khuôn, bị động thì con người đang tự đánh mất đi đặc quyền của con người, rơi vào sống mòn, sống phí,…

Từ nỗi sợ máy móc của lòng mình, mỗi người cần luôn nuôi dưỡng xúc cảm với cuộc đời, phát huy tính sáng tạo, tâm thế chủ động… để tạo ra những giá trị sống đúng nghĩa cho chính mình và góp phần tạo ra xã hội văn minh, nhân ái.

Học sinh cần nêu được những dẫn chứng xác đáng, tiêu biểu từ đời sống, từ trải nghiệm cá nhân

Phê phán: những con người bị động chìm đắm trong những nỗi sợ, những người sống hời hợt, vô cảm,…

Bên cạnh đó, con người cũng cần quan tâm đến những nỗi sợ khác: những hiểm hoạ của thiên nhiên, …Nỗi sợ máy móc đôi khi cũng là điều cần thiết để ta làm chủ máy móc, làm chủ những phát minh của chính mình.

 

 

 

 

 

 

4.5

 

 

 

 

 

 

3. Bài học nhận thức, hành động

– Ý thức đúng đắn vai trò của máy móc và về tình trạng sống của chính mình để thức dậy những giá trị người bên trong.

– Cần có những hành động tích cực để tối ưu hoá chức năng của máy móc, thực hành lối sống yêu thương, sáng tạo, tự chủ,…

1.0

 

Câu 2. (12.0 điểm)

 

Nội dung yêu cầu Điểm
I. Yêu cầu về kĩ năng

– Biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Bố cục đầy đủ 03 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

– Hệ thống luận điểm sáng rõ, lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, chọn và phân tích dẫn chứng tiêu biểu…

– Vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận; văn viết giàu hình ảnh, biểu cảm; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

 

 

2.0

II. Yêu cầu về kiến thức

– Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, sau đây là một số ý cơ bản cần hướng đến.

 
 1. Giải thích

cảnh báo: thông báo trước về việc nghiêm trọng có thể sẽ diễn ra để con người phòng tránh.

sự suy đồi tâm hồn, cái chết tinh thần: đánh mất đi những giá trị tốt đẹp bên trong nội tâm, tinh thần của mỗi con người: những rung động của xúc cảm, tình bác ái yêu thương, niềm tin yêu hi vọng,…

→ Nhiệm vụ và giá trị của văn học là phản ánh, thức tỉnh con người trước nguy cơ tha hoá, bị bào mòn về đời sống tinh thần, để từ đó con người nuôi dưỡng tâm hồn, hướng về phía những giá trị tốt đẹp.

 

 

 

2.0

 2. Bàn luận

– Bắt rễ từ hiện thực, văn học luôn đồng hành cùng những bước đi và vấn đề cấp bách của thời đại.

– Tác phẩm văn học phải mở phơi, đào sâu, cảnh báo những “cái chết tinh thần” của nhân loại: những nỗi đau, sự tự huỷ hoại, bi kịch tha hoá, tình trạng sống mòn, sự suy đồi…bên trong tâm hồn con người. Đó là những mảnh hiện thực bên trong con người, âm thầm bào mòn cái thiện, cái đẹp của cuộc đời.

– Từ đó, văn học khiến con người nhận diện được những “căn bệnh tinh thần” của thời đại, biết nhìn lại chính mình một cách sâu sắc. Đồng thời, văn học cảnh báo cho một hiện thực chưa diễn ra với sự lên ngôi của cái xấu, cái ác; thức tỉnh những giá trị sống đúng nghĩa, hướng con người đến Chân- Thiện- Mỹ.

Chứng minh: HS chọn được một số tác phẩm văn học tiêu biểu để phân tích, khái quát làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

– Những cảnh báo trong văn học chỉ có ý nghĩa khi xuất phát từ sự suy ngẫm những quy luật vận động của hiện thực xã hội, quy luật tâm lý con người, xuất phát từ tấm lòng nhân đạo và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn. Văn học thực hiện chức năng dự cảm, cảnh báo thông qua tiếng nói của ngôn từ, qua sức hấp dẫn của hình tượng nghệ thuật, khiến con người tự nhận thức, tự cảnh tỉnh, tự hoàn thiện nhân cách,…

 

 

 

 

 

7.0

 

 

 

 

 

3. Đánh giá, liên hệ

– Ý kiến đúng đắn khi khẳng định giá trị của văn học trong việc phản ánh, phân tích và kiến tạo hiện thực ở chiều hướng tốt đẹp hơn.

– Ý kiến có ý nghĩa định hướng đúng đắn, sâu sắc cho hoạt động sáng tạo và tiếp nhận văn học:

+ Nhà văn phải thâm nhập thực tế, nắm bắt những biến động trong thế giới tâm hồn  con người, phải có niềm tin vào những giá trị nhân sinh tốt đẹp cùng với một tài năng và bản lĩnh nghệ thuật để đánh động những căn bệnh tinh thần của nhân loại.

+ Người đọc có ý thức trân trọng những tiếng nói cảnh báo trong văn học, từ đó sống sâu với hiện thực đang diễn ra, hiểu được sâu sắc sự thật của tâm hồn mình và hướng đến những giá trị sống tích cực.

 

 

 

 

1.0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *