Đề HSG 10 hội các trường chuyên duyên hải và ĐBBB 2023, trường chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm

ĐỀ ĐỀ XUẤT

 

(Đề thi gồm 01 trang)

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ XIII, NĂM 2022

ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10

Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

 Câu 1: (8 điểm) Thế giới đã chạm mốc 8 tỷ người. Làm thế nào để bạn định nghĩa được chính mình trong 8 tỷ người đó?

Viết bài văn nghị luận trả lời cho câu hỏi trên.

Câu 2: (12 điểm) Trong chuyên mục “Thời sự văn chương” của Tạp chí Sông Hương, nhà văn Nguyễn Văn Học đã chia sẻ: “Với tôi, văn chương là phương thuốc chữa lành những vết thương lòng” (Dẫn theo tapchisonghuong.com.vn). Bằng trải nghiệm văn học, anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận với chủ đề “Khả năng chữa lành của văn chương

A.YÊU CẦU CHUNG

– Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá chính xác, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.

– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.

– Điểm toàn bài thi cho lẻ đến 0,5 điểm.

  1. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu Yêu cầu cần đạt Điểm
Câu 1 Thế giới đã chạm mốc 8 tỷ người. Làm thế nào để bạn định nghĩa được chính mình trong 8 tỷ người đó?

Viết bài văn nghị luận trả lời cho câu hỏi trên.

8,0
  I. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh có thể vận dụng những thao tác lập luận phù hợp, nhuần nhuyễn, huy động được các dẫn chứng trong đời sống để làm sáng tỏ nội dung đề yêu cầu. Diễn đạt lưu loát, trình bày khoa học, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu….

II. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần làm rõ những nội dung cơ bản sau.

 
1. Giải thích

– “Định nghĩa được chính mình”: Hiểu rõ bản thân – mình là ai, hiểu được ý nghĩa của sự tồn tại của chính mình – mình sống để làm gì. Biết tạo được giá trị, chỗ đứng của mình trong xã hội cũng như nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với xã hội, đất nước.

2. Bàn luận:

– Vì sao chúng ta cần định nghĩa chính mình?

+ Định nghĩa được chính mình, tức là hiểu được con người tốt – xấu bên trong mình. Từ đó, tự điều chỉnh được mình, để nếu không làm được một con người kiêu hãnh thì cũng trở thành một con người tử tế.

+ Khi định nghĩa được bản thân, tức hiểu được ý nghĩa của sự tồn tại của chính mình, ta sẽ tạo ra những giá trị sống hữu ích, để sự tồn tại của ta không trở nên vô nghĩa.

+ Khi định nghĩa được bản thân, tức tạo ra và khẳng định được giá trị của bản thân, rất có thể ta sẽ làm được những điều đẽ, lớn lao. Khi đó, ta sẽ tạo ra được những giá trị sống cao hơn.

+ Định nghĩa bản thân cũng là một cách tạo nên giá trị cho cộng đồng, cho quê hương, đất nước.

– Làm thế nào để định nghĩa được chính mình?

+ Nhận thức đúng về con người mình, tạo dựng và lưu giữ những giá trị riêng biệt. Đồng thời có ý thức góp phần kiến tạo một cộng đồng văn minh, nhân ái.

+ Tìm hiểu, phát huy năng lực riêng của bản thân. Kiên trì, vững tâm dẫu khó khăn, thất bại.

+ Lắng nghe tiếng nói nội tâm của mình, xác định đúng hướng đi, bởi thế giới càng phức tạp, con người càng dễ sa ngã. Có cho mình một đam mê, mục đích đúng đắn.

– Bàn luận mở rộng:

+ Có những người lưu lại dấu ấn, định nghĩa bản thân bằng hành động, việc làm lập dị chơi trội, tiêu cực hoặc bằng mọi cách để có được địa vị, hầu mong được mọi người nhìn nhận. Không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công, nhưng không tỉnh táo chế ngự mình thì dễ vấp ngã.

+ Lại có những kẻ sống mà như chết hay sống lây lất, thừa thãi, dựa dẫm gia đình và xã hội.

1,5

 

 

 

 

 

2,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,5

Câu 2 Trong chuyên mục “Thời sự văn chương” của Tạp chí Sông Hương, nhà văn Nguyễn Văn Học đã chia sẻ: “Với tôi, văn chương là phương thuốc chữa lành những vết thương lòng” (Dẫn theo tapchisonghuong.com.vn). Bằng trải nghiệm văn học, anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận với chủ đề “Khả năng chữa lành của văn chương”. 12,0
  I.Yêu cầu về kĩ năng

– Học sinh biết cách làm bài nghị luận  về một ý kiến bàn về văn học, trên cơ sở vận dụng được kiến thức lí luận, kiến thức đọc hiểu tác phẩm và những thao tác lập luận cần thiết.

– Bố cục bài viết rõ ràng, khoa học, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, hình ảnh. Không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, trình bày…

II.Yêu cầu về kiến thức. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo nhiều hướng nhưng cần đảm bảo các ý  cơ bản sau:

 
  1. Giải thích

* Cắt nghĩa:

– “Chữa lành”: hành động làm lành, xoa dịu những vết thương hay căn bệnh về thể xác lẫn tinh thần. Đó là hành động của tự bản thân hoặc đến từ phía người khác đối với mình.

– “Khả năng chữa lành của văn chương”: Năng lực đặc biệt của văn chương. Văn chương giúp con người xoa dịu, trấn an những tổn thương, chấn thương về thể xác lẫn tinh thần, hoá giải những nỗi đau; sưởi ấm những tâm hồn dần nguội lạnh, mang ánh sáng vào những tâm hồn đau khổ, tuyệt vọng, chán chường.

* Lí giải vì sao?

Đặc trưng của văn học:

+ Văn chương phản ánh cuộc sống với tất cả các mặt, đặc biệt, những vấn đề nhức nhối, đau buồn,… càng là vấn đề mà văn chương chú tâm. Thế giới của văn chương là thế giới nội tâm của con người, có giằng xé, tuyệt vọng, có hân hoan, hạnh phúc, có khát khao, khờ dại,… Người đọc tìm thấy sự tương đồng, đồng điệu trong rất nhiều câu chuyện mà văn chương phản ánh. Nhờ thế, văn chương đến gần hơn với con người.

+ Văn chương không phản ánh cuộc sống một cách giản đơn kiểu như sao chép, hoặc kể lại. Văn chương vừa tái tạo vừa kiến tạo thông qua những tư tưởng, suy nghĩ, cảm xúc cùng trí tưởng tượng được tác giả thai nghén kĩ càng, dụng công một cách tài hoa và cẩn trọng. Những tư tưởng, ý nghĩ, cảm xúc ấy sẽ kích hoạt, gọi dậy trong mỗi tâm hồn những ý nghĩ sâu xa, mới lạ mà họ lãng quên hoặc chưa từng biết tới, tạo ra những va đập khác nhau trong tâm hồn của mỗi người. Và trong tất cả những nhận thức và cảm xúc mà văn chương gợi ra nơi tâm hồn, người đọc tìm thấy ở văn chương nơi trú ngụ bình yên, nơi chữa lành những vết thương của chính mình.

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2,5

 

  2. Chứng minh:

– HS có thể tùy ý lựa chọn các tác phẩm, từ văn học dân gian đến văn học viết, từ văn học trong nước hay nước ngoài.

– Dù chọn tác phẩm nào, HS cũng cần làm rõ những ý sau:

+ Văn chương giúp con người xoa dịu những mất mát, tổn thương. (Làm nguôi ngoai phần nào nỗi đau chia cắt, làm dịu êm phần nào những đau buồn vì sự thiếu thốn tình cảm, sự bất công, hắt hủi, …)

+ Văn chương giúp sưởi ấm những tâm hồn nguội lạnh, mang đến tình yêu cuộc sống hoặc niềm hi vọng cho những cuộc đời tăm tối, lụi tàn.

+ Văn chương giúp băng bó những chấn thương tâm lí do khủng hoảng niềm tin vào cuộc sống hoặc do niềm cô đơn và sự trống rỗng giày vò.

+ Văn chương còn giúp con người vượt qua nỗi sợ hãi trước cái chết, vực con người ra khỏi những ý nghĩ tiêu cực, giải toả những cảm xúc chân thật của lòng mình.

6,0
  3. Bàn luận, mở rộng, nâng cao:

Đi cùng khả năng chữa lành, ta nhận ra ở văn chương những bài học quí giá về lẽ sống, thắp sáng trong trái tim con người những tư tưởng tình cảm đẹp đẽ nhân văn giúp con người sống tốt hơn, nhân văn hơn.

+ Từ khả năng chữa lành, ta nhận ra sứ mệnh cao đẹp của văn chương, đưa ánh sáng vào trái tim con người.

+ Từ khả năng chữa lành, ta nhận ra vai trò, thiên chức của người sáng tác: phải có khả năng quan sát, tưởng tượng, sáng tạo để xây dựng những tác phẩm có giá trị. Đồng thời phải có tư tưởng, tình cảm, cảm xúc sâu sắc để làm cho tác phẩm chạm đến chiều sâu trong xúc cảm của con người.

– Nhà văn, nhà thơ dụng công xây dựng tác phẩm nhưng độc giả cũng phải bồi đắp tâm hồn, năng lực đọc của mình để cảm nhận biến quá trình nhận thức thành quá trình tự nhận thức và hoàn thiện bản thân, có như vậy văn bản ngôn từ mới thực sự có giá trị như một tác phẩm văn học.

2.0
TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI 20

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *