SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TỤY ******** |
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI NĂM 2023 MÔN: NGỮ VĂN 10 Thời gian làm bài: 180 phút ( Đề này gồm 02 câu, 01 trang) |
Câu 1 : (8,0 điểm)
Khu vực sông Choluteca thuộc Honduras (một quốc gia khu vực Trung Mỹ) là nơi thường xuyên chịu tác động của thiên tai như giông bão và lốc xoáy. Vì vậy, chính quyền nơi đây muốn đầu tư xây dựng một cây cầu mới bắc qua sông Choluteca. Yêu cầu đặt ra là cây cầu có thể chống chọi được những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết.
Cầu Puente Sol Naciente được khởi công xây dựng vào năm 1996 bởi một công ty Nhật Bản. Cây cầu được mong đợi sẽ thật vững chắc và có thể chống chọi với các tác động xấu từ thiên nhiên. Cây cầu Puente Sol Naciente khánh thành vào năm 1998 đã thực sự là một kỳ quan về công nghệ. Nó được xem là hiện đại bậc nhất cả về kỹ thuật lẫn thiết kế.
Vào tháng 10 năm 1998, cơn bão lớn thứ hai từ Đại Tây Dương – bão Mitch – đã đổ bộ vào Honduras. Ngoài hậu quả nặng nề ảnh hưởng trực tiếp lên người dân địa phương thì cơn bão này còn gây ra một biến cố lớn, làm thay đổi sứ mệnh của cây cầu Choluteca mới vừa được khánh thành trước đó không lâu. […]Cây cầu Puente Sol Naciente không hề suy chuyển trong trận bão lịch sử nhưng trận bão lại biến nó trở thành cây cầu vô dụng nhất thế giới. Bão Mitch đã phá hủy toàn bộ hệ thống hạ tầng trong khu vực và đường sá dẫn đến cầu. Chưa dừng lại ở đó, cơn bão còn thay đổi cả dòng chảy của sông Choluteca, khiến dòng sông không còn chảy dưới chân cầu như xưa. […] Kể từ đó, cây cầu dường như bị cô lập, không có đường đến cũng không có đường ra và không bắc qua con sông cần bắc. Mặc dù được kết nối với một đường cao tốc vào năm 2003, cầu Choluteca vẫn không dẫn đến bất cứ một nơi nào.
(Trích https://phunuvietnam.vn/cau-chuyen-ve-cay-cau-vo-dung-nhat-the-gioi.htm)
Cầu Puente Sol Naciente sau cơn bão Mitch – Ảnh: Team N Power
Câu chuyện về cây cầu Puente Sol Naciente gợi cho anh/chị bài học gì? Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của bản thân.
Câu 2: (12,0 điểm)
Câu chuyện cây cầu Puente Sol Naciente đã mở ra những liên tưởng thú vị về văn chương. Trong thời đại nhiều biến động như hiện nay, theo anh/chị văn chương có rơi vào tình huống tương tự như cây cầu?
Bằng những trải nghiệm văn học của bản thân, anh/chị hãy trả lời câu hỏi trên.
————– HẾT ————–
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.)
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TỤY ******** |
HDC ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI NĂM 2023 MÔN: NGỮ VĂN 10 (HDC gồm 05 trang) |
YÊU CẦU CHUNG
– Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
– Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa.
– Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm.
YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu | Ý | Yêu cầu cần đạt | Điểm |
1 | Câu chuyện về cây cầu Puente Sol Naciente gợi cho anh/chị bài học gì? Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của bản thân. | 8,0 | |
* Yêu cầu về kĩ năng
– Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội: bố cục rõ ràng; lập luận chặt chẽ; vận dụng tốt các thao tác lập luận; dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc. – Bài viết trong sáng, mạch lạc, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. |
|||
* Yêu cầu về kiến thức | |||
1.1. | Giải thích câu chuyện, rút ra vấn đề nghị luận:
– Cầu Puente Sol Naciente là cây cầu hiện đại bậc nhất, là một kì quan về công nghệ, được xây dựng với mong ước có thể chống chọi với các tác động xấu từ thiên nhiên, biểu tượng cho khả năng vô tận của con người. – Cơn bão Mitch trong đoạn trích có ý nghĩa biểu tượng cho sức mạnh khủng khiếp của thiên nhiên, tượng trưng cho những biến cố, tai ương, bất trắc xảy ra trong cuộc sống của con người. – Nhà thầu chỉ tập trung xây dựng cây cầu mà không tính toán đến trường hợp dòng chảy của dòng sông có thể thay đổi, vì vậy sau cơn bão, Puente Sol Naciente trở thành cây cầu vô dụng nhất thế giới bởi nó “không có đường đến cũng không có đường ra và không bắc qua con sông cần bắc”, “không dẫn đến bất cứ một nơi nào”… => Rút ra bài học: + Cuộc sống vô thường, luôn tồn tại những tai ương, bất trắc ngoài khả năng dự đoán của con người, cần có tầm nhìn xa trông rộng, có sự linh hoạt, sáng tạo trong công việc và cuộc sống. Đừng biến mình thành cây cầu nguy nga, tráng lệ, hiện đại nhưng vô dụng! Cần biết thích ứng linh hoạt với hoàn cảnh. |
1,5 | |
1.2. | Bàn luận
– Như những dòng sông không bao giờ chảy thẳng, cuộc sống không bao giờ dễ dàng, thuận lợi đối với bất kì ai. Cuộc sống luôn vận động, biến đổi không ngừng, cũng như luôn tồn tại nhiều tình huống bất ngờ, những biến cố, bất trắc, những rủi ro…không thể đoán biết trước. Trong cuộc sống, biến cố, thử thách luôn luôn tồn tại như một quy luật tất yếu trong sự vận động và phát triển của mỗi cá nhân cũng như của toàn xã hội. – Cuộc sống nhiều bất trắc, biến cố, thử thách vì vậy con người cần có sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo để thích ứng được với mọi tình huống hay những thay đổi nhanh chóng của cuộc sống, nhất là trong xã hội hiện đại khi khoa học công nghệ phát triển như vũ bão. – Sự linh hoạt, chủ động, sáng tạo, tầm nhìn xa trông rộng sẽ giúp con người vượt qua những trở ngại, khó khăn, tránh được những tổn thương, mất mát. Đó là những yếu tố quan trọng giúp chúng ta biết thích nghi với những thay đổi, tìm ra những giải pháp phù hợp, nắm bắt thời cơ, cơ hội…để không trở nên vô dụng, thừa thãi hay tụt lại phía sau. – Thực tế cho thấy, mọi lí thuyết chỉ là màu xám. Khi bắt tay vào thực hiện bao giờ cũng sẽ có nhiều vấn đề phát sinh, nhiều biến cố xảy ra ngoài khả năng lường trước của con người. Vì vậy tri thức, khoa học tân tiến là cần thiết nhưng cần thêm tầm nhìn xa trông rộng, khả năng quan sát, đúc kết, sự linh hoạt, sáng tạo để thích ứng với những biến động của thực tiễn…Đó là những yếu tố quan trọng để con người có được thành công trong cuộc sống. (Thí sinh cần chọn dẫn chứng phù hợp, lập luận thuyết phục.) |
5,0 |
|
1.3. | Mở rộng vấn đề
– Khẳng định sự linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong mọi hoàn cảnh là lối sống tích cực, đem đến thành công. – Câu chuyện về cây cầu Puente Sol Naciente còn gợi nhiều suy ngẫm: + Suy ngẫm về khả năng vô tận của con người trong khoa học công nghệ; niềm khao khát chinh phục và chế ngự thiên nhiên của con người. + Suy ngẫm về giá trị của sự vật, hiện tượng và con người: Cây cầu Puente Sol Naciente không hề suy chuyển sau trận bão lịch sử cho thấy nó tuy mất giá trị thực tiễn nhưng vẫn có giá trị tự thân, vẫn là một kỳ quan về công nghệ. Đừng chỉ thấy nó vô dụng mà phủ nhận mọi giá trị. Bởi vậy không nên chỉ nhìn thấy sai lầm, hạn chế, thất bại… của người khác để đánh giá, cần có cái nhìn nhiều chiều, sâu sắc, đánh giá con người, sự vật ở nhiều phương diện… – Bài học nhận thức và hành động: Khát vọng càng lớn, khó khăn càng nhiều. Vì vậy để thành công, mỗi cá nhân không chỉ cần có tri thức mà còn cần sự linh hoạt, có cách ứng xử phù hợp trong mọi hoàn cảnh để biết thích ứng và trở nên hữu ích. |
1,5
|
|
2 | Câu chuyện cây cầu Puente Sol Naciente đã mở ra những liên tưởng thú vị về văn chương. Trong thời đại nhiều biến động như hiện nay, theo anh/chị văn chương có rơi vào tình huống tương tự như cây cầu?
Bằng những trải nghiệm văn học của bản thân, anh/chị hãy trả lời câu hỏi trên. |
12,0 | |
* Yêu cầu về kĩ năng
– Có kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học; biết huy động các kiến thức lí luận, kiến thức về tác giả, tác phẩm để làm bài. – Vận dụng tốt các thao tác lập luận, lí lẽ xác đáng; trình bày khoa học; văn viết có cảm xúc, giọng điệu riêng; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. |
|||
* Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần đạt được những nội dung cơ bản sau: |
|||
2.1. | Giải thích
– Câu chuyện về cây cầu Puente Sol Naciente đã mở ra những liên tưởng thú vị về văn chương: Trong thực tế, đã có lúc văn chương rơi vào tình huống như cây cầu, gặp phải “cơn bão” làm thay đổi mọi giá trị: + Cơn bão: Những biến động, xáo trộn khốc liệt trong đời sống xã hội. + Cây cầu: biểu tượng cho văn chương. – Trong thời đại nhiều biến động như hiện nay, văn chương có rơi vào tình huống như cây cầu: văn chương có “vô dụng” như cây cầu? => Đặt ra vấn đề chức năng, giá trị, sứ mệnh của văn chương trong thời đại ngày nay. Văn chương có ý nghĩa, có ích cho cuộc sống con người hay không? – Cây cầu không hề suy chuyển sau cơn bão lịch sử: Sự tồn tại bền bỉ của văn chương trước những biến động, xáo trộn trong đời sống xã hội. => Khẳng định: Trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại, văn chương không hề vô dụng, trơ trọi, văn chương luôn đồng hành và có ích cho con người. |
1,0 | |
2.2. | Bàn luận, chứng minh
– Bối cảnh xã hội hiện nay: + Thời đại 4.0, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, đất nước mở cửa giao lưu, hợp tác trên mọi phương diện…đưa đến sự phát triển nhưng cũng xuất hiện nhiều thử thách, biến động, bất trắc: bản sắc văn hóa dân tộc có nguy cơ bị lung lay; đạo đức lối sống con người có nhiều biểu hiện xuống cấp; đời sống tinh thần con người bất an; con người trở nên mất kết nối với tất cả; dịch bệnh, thiên tai… – Vì sao trong thời đại nhiều biến động như hiện nay, văn chương không hề vô dụng như cây cầu? + Xuất phát từ đặc trưng văn học: Phản ánh hiện thực là thuộc tính của văn học. Xã hội nào văn học ấy, vì vậy trong bối cảnh xã hội hiện nay văn chương không thể đứng ngoài những vấn đề lớn lao của đất nước, của dân tộc, của thời đại, của thân phận con người. Theo đó, sự chuyển biến của bối cảnh xã hội sẽ đặt ra nhiều đòi hỏi, thách thức cho văn học. + Từ chức năng, giá trị văn học: Khi xã hội có những biến động to lớn, văn chương không trơ trọi, vô dụng như cây cầu mà ngược lại, hơn lúc nào hết nhà văn càng phát huy trách nhiệm của “người cho máu”, “người thư kí của thời đại”. Văn chương với chức năng giá trị thiêng liêng cao đẹp: nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, giải trí, giao tiếp…sẽ luôn đồng hành cùng con người, giúp con người sống tốt hơn, đẹp hơn, ý nghĩa hơn. Văn chương ở thời đại nào cũng luôn đồng hành và có ích với con người. + Từ cách thức đặc biệt văn chương tác động đến con người: Thông qua cái hay của ngôn từ nghệ thuật và cái đẹp của hình tượng nghệ thuật, văn chương lay động vào con đường nhận thức – tình cảm, bởi vậy có khả năng lan tỏa và thấm sâu vào tâm hồn con người, biến quá trình nhận thức, giáo dục thành tự nhận thức, giáo dục. Điều đó khiến văn chương luôn hấp dẫn, mới mẻ và có ý nghĩa với con người ở mọi thời. – Sứ mệnh, ý nghĩa của văn chương trong bối cảnh xã hội hiện nay: + HS bằng trải nghiệm văn học của bản thân cần trình bày được những ý nghĩa, giá trị của văn chương với con người và cuộc sống, nhất là trong bối cảnh xã hội hiện nay. Cần đảm bảo được các giá trị văn chương về mặt nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, giải trí, giao tiếp… + HS lựa chọn dẫn chứng diện và điểm để chứng minh. Dẫn chứng cần phong phú về giai đoạn, thể loại…Cần kết hợp linh hoạt, hài hòa giữa dẫn chứng và lí lẽ. + Đánh giá cao những bài viết nêu được ý nghĩa của văn chương đặt trong bối cảnh xã hội hiện nay. Có thể theo một số gợi ý sau: ++ Khi đời sống của con người phải đối mặt với quá nhiều áp lực, bất trắc, âu lo -> văn chương giúp con người hóa giải những áp lực, xoa dịu nỗi đau, truyền thổi niềm tin, hướng tới chân lý, hướng tới cái đẹp của cuộc đời… ++ Khi xã hội có nhiều biểu hiện của sự xuống cấp về đạo đức -> văn chương kết nối tình yêu thương, lòng nhân ái, hướng con người tới Chân – Thiện – Mĩ … ++ Trong bối cảnh xã hội mở rộng giao lưu hội nhập -> văn chương còn có sứ mệnh góp phần quan trọng vào việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc… |
9,0 | |
2.3. | Đánh giá, mở rộng:
– Khẳng định: xã hội hiện đại với nhiều biến động có ảnh hưởng, tác động tới văn chương nhưng không làm thay đổi giá trị, ý nghĩa của văn chương. Văn chương vẫn vẹn nguyên giá trị, vẫn cần thiết cho con người và cuộc đời. – Cần làm gì để văn chương không vô dụng như cây cầu? + Văn chương đang đứng trước những thách thức trong thời đại nhiều hình thức giải trí nghe, nhìn vô cùng đa dạng và cuốn hút. Để văn chương giữ được vị thế và thực hiện được sứ mệnh của mình phụ thuộc vào cái Tâm, cái Tài của người nghệ sĩ và năng lực cảm thụ, thái độ của độc giả với văn chương. + Giống như cây cầu, sau cơn bão lịch sử vẫn còn vẹn nguyên; tác phẩm nghệ thuật muốn tồn tại lâu bền cùng thời gian, đủ sức đối mặt với mọi biến động của đời sống xã hội phải là những tác phẩm có giá trị, ý nghĩa: nói lời riêng mà thấu triệu tâm hồn, có những phát minh riêng về hình thức, khám phá mới về nội dung… |
2,0 | |
TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI | 20,0 |