Đề đọc hiểu về Tây tiến Quang Dũng 3

Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi.

…Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa…”.

Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
Các từ “xiêm áo”, “khèn”,“man điệu”, “e ấp” có vai trò gì trong việc thể hiện những hình ảnh vẻ đẹp văn hoá miền núi và tâm trạng người lính Tây Tiến?
Câu thơ Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa được sử dụng nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
.1.Khổ thơ mở đầu phần thơ này là cảnh liên hoan lửa trại ở những bản làng mà đoàn binh Tây Tiến dừng chân. Qua hồn thơ của ông, cảnh đêm lửa trại ở trong bài thơ này hiện lên vừa thực vừa mông lung vừa huyền ảo.Đoạn thơ là sự ngạc nhiên , là tiếng reo vui đến ngỡ ngàng của người lính Tây Tiến và cũng là của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên và con người miền Tây
2.Các từ “xiêm áo”, “khèn”,“man điệu”, “e ấp” thể hiện vẻ đẹp của cô gái vùng cao .Em trở thành hạt nhân của bức tranh với vẻ xinh đẹp, duyên dáng “e ấp”, xuất hiện trong bộ xiêm áo rực rỡ.Chính trang phục truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa của các thiếu nữ Tây Bắc càng tôn vinh lên vẻ đẹp của họ
Quang Dũng phát hiện ra vẻ đẹp rực rỡ của cô gái bằng cả niềm yêu, niềm say đến cảm phục. Người lính Tây Tiến không khỏi ngạc nhiên, thán phục tr­ước vẻ đẹp ấy .Chính cái lạ ấy làm đắm say tâm hồn những chàng trai Tây Tiến gốc Hà Nội hào hoa.Trong không khí của âm nhạc, vũ điệu ấy tâm hồn những ngư­ời lính Tây Tiến thăng hoa, mọi mỏi mệt như bị đẩy lùi, thêm vào đó là lòng yêu đời, yêu miền đất lạ.
3.Câu thơ Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa :
Câu thơ cuối sử dụng nghệ thuật đối lập: “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. Đó là sự đối lập giữa cái dữ dội của thiên nhiên “Trôi dòng nước lũ” với cái mềm mại, dễ thương “hoa đong đưa” Dòng sông Mã đã hiện lên với sự nhẹ nhàng đến kỳ lạ. Từ láy “đong đưa” được sử dụng rất gợi: Cánh hoa rừng như cũng duyên dáng, nhẹ nhàng , uyển chuyển và đáng yêu.Dáng hoa ấy hoà hợp với dáng người trên độc mộc làm nên một bức tranh thật lãng mạn mà cũng thật hào hùng.
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm :Tuyển tập bộ đề đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia ngữ văn
Xem thêm :Tổng hợp những đề thi về các tác phẩm trọng tâm lớp 12
Tuyển tập đề thi và những bài văn hay về Tây Tiến

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *