Đề đọc hiểu NLXH : Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công?

VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI

(Con người và cuộc sống xung quanh)

BỘ KẾT NỐI

Đề bài

ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI

   Không phải chờ đến thế kỉ XXI mới có sự bất định, nhưng trong bối cảnh toàn cầu hoá sâu rộng, thế giới đã trở nên “phẳng” và “ảo” với mạng Internet và các ứng dụng công nghệ truyền thông, các sự bất định lan truyền với tốc độ chóng mặt và xảy ra trên quy mô lớn. Chưa kể thế giới đương đại càng ngày càng ẩn chứa đa liên kết phức tạp, sự bất định cũng trở nên phức tạp bội phần. (Lược một đoạn: Tác giả lí giải “Nguyên lí bất định” của Hây-xơn-bớt (Heisenberg) trong vật lí lượng tử hiện đại để phân tích những bất định trong thế giới đương đại.) Người trẻ cần mang theo những hành trang gì để chuẩn bị cho thế kỉ XXI đầy những bất định?

   Thứ nhất, người trẻ cần trang bị hành trang tri thức. Đối với bất cứ ngành nào, kiến thức cốt lõi của ngành là đương nhiên. Tuy nhiên, thế giới hiện đại cho thấy không thể chia tách các ngành, các lĩnh vực, mà chúng tồn tại ràng buộc, lệ thuộc, tương tác với nhau. Do vậy, bên cạnh kiến thức cốt lõi của ngành, còn cần phải nắm bắt được kiến thức của các ngành gần, các ngành liên quan. Các vấn đề xã hội hiện đại đòi hỏi các giải pháp liên ngành, do vậy kiến thức liên ngành ngày càng trở nên quan trọng.

Câu chuyện của giải pháp liên ngành đã được nhắc từ nhiều năm nay trở nên hiển hiện nhất trong đại dịch Covid-19. Trong lúc nước sôi lửa bỏng, chống dịch cấp quốc gia và trên toàn cầu là bài toán không thể giải chỉ bằng các mô hình dịch tễ hay các giải pháp y tế, mà còn đòi hỏi các tính toán về công bằng, an sinh xã hội, về tâm lí xã hội và cách tiếp cận cộng đồng.

Ngoài kiến thức chuyên ngành, người trẻ còn cần trang bị khối kiến thức chung mà bất cứ công dân nào của thế kỉ XXI cũng cần phải có. Tổ chức “Partnership for 21st Century skills” gọi tắt là P21 đã khảo sát, xây dựng và ban hành “Khung kĩ năng thế kỉ XXI”. (Lược một đoạn: Tác giả nêu thông tin về mục đích, vai trò của “Khung kĩ năng thế kỉ XXI”.)

    Khối các môn học cốt lõi mà sinh viên trong thế kỉ XXI cần có là tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ toàn cầu (tiếng Anh), Nhân văn, Toán, Kinh tế, Khoa học, Địa lí, Lịch sử và Quản lí nhà nước – Trách nhiệm dân sự. Khối kiến thức chung liên ngành bao gồm: (1) Hiểu biết về các vấn đề toàn cầu (đa dạng văn hoá, tôn giáo, biến đổi khí hậu,..), (2) Hiểu biết về tài chính, kinh tế, kinh doanh (vai trò của nền kinh tế, tài chính cá nhân,…), (3) Hiểu biết về vai trò và trách nhiệm dân sự (quyền công dân, nhân quyền, quan hệ nhà nước – công dân,…), (4) Hiểu biết về y tế và sức khoẻ (các biện pháp bảo vệ sức khoẻ tâm thần và thể chất như giảm căng thẳng tránh rủi ro y tế, dinh dưỡng theo dõi, giám sát sức khoẻ cá nhân, các vấn đề an toàn và y tế cộng đồng,…), (5) Hiểu biết về môi trường (môi trường thiên nhiên – hệ sinh thái, nguồn nước, năng lượng, khí hậu, tác động của con người tới môi trường tự nhiên – tăng trưởng dân số, tiêu thụ tài nguyên, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, phá rừng,…). Có thể thấy khung kĩ năng đã đặt ra các khối nội dung kiến thức xã hội khá rộng, đòi hỏi sinh viên phải hiểu biết về môi trường đang sống, và phải có liên kết, gắn bó với môi trường xung quanh. Đây là những hành trang vô cùng quan trọng cho những người trẻ trong kỉ nguyên bất định ở thế kỉ XXI. 


Thứ hai, người trẻ còn cần chuẩn bị hành trang về kĩ năng. Thiếu kĩ năng làm việc ở người trẻ khi tham gia thị trường lao động sau tốt nghiệp đại học là vấn đề của nhiều quốc gia. “Khung kĩ năng thế kỉ XXI” là chỉ dẫn giúp thu hẹp khoảng cách giữa việc đào tạo ở đại học với nhu cầu của doanh nghiệp. P21 đưa ra ba khối kĩ năng trọng yếu cho sinh viên ở thế kỉ XXI: (1) Kĩ năng học tập và sáng tạo, (2)Kĩ năng công nghệ, truyền thông và thông tin, và (3) Kĩ năng sống và nghề nghiệp. Trong số các kĩ năng này, nhóm (2) và (3) là những kĩ năng quan trọng nhất mang đặc trưng thời đại để ứng phó với bất định.

    Thứ ba, hành trang không thể thiếu đó là thái độ. Nếu xem xét kĩ các kĩ năng trong khung kĩ năng của công dân thế kỉ XXI, có thể thấy trong đó đã ẩn chứa một phần thái độ mà những người trẻ cần có. (Lược một đoạn: Tác giả liên hệ với sự bất định đã phân tích ở trên để lí giải về những thái độ người trẻ cần có.) Chúng ta có thể lường trước sự bất định đến từ đâu, chứ không phải chúng ta mù mò về tương lai và cho rằng tương lai là không thể xác định. Nhận thức như vậy giúp chúng ta có thái độ phù hợp với sự bất định. Đó là sẵn sàng, chủ động, có sự chuẩn bị, thay vì hoang mang, sợ hãi, nghi shoặc để rồi phó mặc hoặc ra các quyết định sai lầm.

(Lược đoạn cuối: Tác giả nêu vai trò của nhà trường, hệ thống giáo dục chính thống, gia đình và xã hội trong việc giúp người trẻ chuẩn bị hành trang.)

(Trích trong Giáo dục trong kỉ nguyên của sự bất định, tạp chí Tia sáng, số Tết 2 + 3, Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội, ngày 20/2/2022)

Câu 1. Xác định luận đề của văn bản.

Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 3. Nêu tên các luận điểm trong văn bản

Câu 4. Tác dụng của yếu tố thuyết minh trong văn bản?

Câu 5. Các luận điểm trong bài viết đã làm sáng tỏ luận đề như thế nào?

Câu 6. Anh/chị hãy chỉ ra mục đích và thái độ của người viết được thể hiện trong văn bản.

Câu 7. Anh/chị có đồng ý với “thái độ phù hợp với sự bất định” được trình bày ở đoạn cuối văn bản không? Vì sao?

Câu 8. Trong “Khung kĩ năng thế kỉ XXI”, những kĩ năng nào bạn thấy bản thân cần trau dồi thêm? Anh/chị sẽ làm gì để hình thành, phát triển các kĩ năng ấy? (Viết đoạn văn 7-10 dòng)

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về vấn đề: Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công?

Hướng dẫn đáp án chi tiết  

ĐỌC – HIỂU

Câu 1: Luận đề

Người trẻ cần chuẩn bị cho bản thân mình những hành trang cần thiết phù hợp với thế kỉ XXI đầy những bất định.

Câu 2: Phương thức biểu đạt: Nghị luận

Câu 3: Văn bản có 3 luận điểm:

– Luận điểm 1: Người trẻ cần trau dồi không chỉ kiến thức cốt lõi của ngành mà còn cần nắm bắt kiến thức của các ngành gần, các ngành liền quan vì xã hội hiện đại đòi hỏi các giải pháp liên ngành.

– Luận điểm 2: Bên cạnh việc trau dồi kiến thức, người trẻ còn cần trau dồi kĩ năng vì tình trang thiếu kĩ năng làm việc ở người trẻ khi tham gia thị trường lao động sau tốt nghiệp đại học là vấn đề của nhiều quốc gia.

– Luận điểm 3: Bên cạnh việc trau dồi kiến thức và kĩ năng, người trẻ cần có thái độ đúng mực.

 

Câu 4: Giúp cho văn bản trở nên cụ thể, hấp dẫn và thuyết phục người đọc, người nghe

Câu 5. Các luận điểm trong bài văn nghị luận được liên kết chặt chẽ với nhau, rành mạch, không trùng lặp. Luận điểm nêu trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau dẫn tới kết luận

Câu 6: Mục đích người viết muốn thể hiện trong văn bản là: Khẳng định sự bất định của thế giới trong tương lai và nhắc nhở người trẻ về việc chuẩn bị những hành trang (tri thức, kĩ năng, thái độ) cho thế kỉ mới.

– Thái độ của người viết muốn thể hiện trong văn bản là: lo lắng, vội vàng, khẩn trương, thôi thúc thế hệ trẻ hãy chuẩn bị cho hành trang tương lai ngay từ bây giờ vì xã hội đang không ngừng biến chuyển, thay đổi từng giờ.

 

Câu 7: HS trình bày quan điểm cá nhân

Gợi ý

Đồng ý với “thái độ phù hợp với sự bất định” được trình bày ở đoạn cuối văn bản, vì khi chúng ta có sự chuẩn bị kĩ càng, chúng ta sẽ thích nghi được với môi trường và thế giới sống thay đổi. Con người của xã hội mới đòi hỏi cần có những sự linh hoạt, dễ dàng thích nghi, luôn sẵn sàng trước những chuyển biến của thời thế sao cho không bị bỏ lại với thời đại, với xã hội.

 

Câu 8: – Trong “Khung kĩ năng thế kỉ XXI”, em thấy bản thân cần trau dồi thêm một số kĩ năng:

+ Kĩ năng học tập và sáng tạo

+ Kĩ năng sống và làm việc.

+ Kĩ năng ICT (công nghệ, truyền thông, thông tin).

– Để hình thành và phát triển những kĩ năng ấy, em đã:

+ Luôn tìm tòi, học hỏi các kiến thức, kĩ năng liên quan đến công nghệ thông tin.

+ Học hỏi những kinh nghiệm từ đồng nghiệp và tiền bối đi trước.

+ Học cách lắng nghe, đóng góp ý kiến từ mọi người xung quanh để kĩ năng học tập và sáng tạo trở nên tốt hơn

 

LÀM VĂN

Mở bài: Giới thiệu vấn đề trong cuộc sống cần bàn luận.

Học đại học không phải là con đường duy nhất dẫn bạn đến với thành công, nhưng nó có thể là con đường ngắn nhất, vững chắc nhất. Không nên vì những khó khăn hay lợi ích trước mắt mà giới hạn tương lai của mình. Hãy mở rộng tầm nhìn, suy nghĩ, cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định.

Thân bài:

* Trình bày bản chất của vấn đề đời sống

– Đại học là cấp học cao hơn sau khi tốt nghiệp bậc Trung học phổ thông. Đây không phải là cấp học bắt buộc nên mỗi cá nhân có quyền tự quyết định có tham gia học đại học hay không.

– Hiện nay, câu hỏi “Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công”

* Xem xét vấn đề dưới nhiều góc nhìn khác nhau, bàn về các khía cạnh của vấn đề.

Việc học đại học mang lại nhiều cơ hội cho con người:

–  Khẳng định vào Đại học là con đường tiến thân rất quan trọng, xứng đáng ước mơ không chỉ của tuổi trẻ nước ta, mà còn là của nhân loại.  Thời đại của chúng ta là thời đại của khoa học kĩ thuật, thời đại của công nghệ thông tin, thời đại của con người chinh phục khoảng không vũ trụ. Thế hệ trẻ bằng tri thức của mình đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế – xã hội.

– Đại học sẽ mở ra cho chúng ta một chân trời bao la của sự học, học nữa, học mãi. Ở Đại học, nơi tập trung những giảng viên, giáo sư giỏi, những nhân tài “nguyên khí của quốc gia”. Những người thầy, những trí thức ưu việt đó sẽ là những người hướng đạo tốt nhất, có ý nghĩa như những chiếc chìa khóa thần diệu giúp tuổi trẻ mở thẳng vào cánh cửa lâu đài khoa học kĩ thuật và trí tụê.

– Dân tộc ta là một dân tộc có truyền thống hiếu học, giàu khát vọng trí tuệ. Cần phải coi việc vào Đại học là một con đường tiến thân đẹp đẽ, xứng đáng là một giấc mơ tốt đẹp. Phải dồn mọi tâm huyết thời gian, sức lực để có thể đạt kết quả tốt trong kì thi đại học này.

–  Nhiều nơi tuyển dụng coi trọng tấm bằng đại học và có những ngành nghề đặc thù yêu cầu ứng viên phải được đào tạo ở những cơ sở đại học chính quy.

Việc học đại học không phải là con đường duy nhất để thành công:

– Không phải ngành nghề nào cũng đòi hỏi ứng viên phải có bằng đại học.

– Việc học đại học còn phụ thuộc vào các yếu tố như lực học, đam mê, tài chính,… nên mỗi người cần cân nhắc kĩ càng.

– Nếu không có sự cố gắng trong quá trình học đại học thì con người cũng không thể thành công.

– Ngoài bằng cấp, con người vẫn cần trau dồi các yếu tố như kĩ năng, thái độ, sức khỏe,…

– Vào đại học hoàn toàn không phải là con đường duy nhất. Trên thế giới đã chứng kiến nhiều người thành công mà không sở hữu tấm bằng đại học nào cả. Các em vẫn hoàn toàn có thể thành công bằng việc đi theo những con đường khác nhau, miễn là các em có đam mê, có sự cố gắng và nỗ lực hết mình

– Có rất nhiều người nổi tiếng trên thế giới không cần học đại học mà vẫn có được những thành công đáng ngưỡng mộ, tiêu biểu như Bill Gates. Hay những nhà bác học nhà phát minh như Edison, Einstein. Con đường vào đời, vào chân trời hạnh phúc ngày nay của tuổi trẻ cũng đã mở ra rất nhiều cánh cửa. Có thể cánh cửa đại học không mở rộng với bạn nhưng những cánh cửa khác không khép lại với bạn.

* Bàn luận vấn đề từ góc nhìn trái chiều

– Học đại học là một cơ hội tốt nhưng không phải con đường duy nhất để thành công.

– Dù học ngành nghề nào thì con người cũng cần nỗ lực hết sức và có tinh thần trách nhiệm với quyết định của mình thì mới có thể đạt được kết quả tốt.

– Đại học là một con đường để mỗi chúng ta lập nghiệp. Tuy nhiên, nó không phải là một con đường duy nhất bởi chúng ta cần phải xác định được hướng mà chúng ta sẽ đi, việc mà chúng ta đang định làm, có như vậy chúng ta mới cảm thấy rằng cuộc đời của mình thật sự có ý nghĩa.

– Nhưng cũng có thể lựa chọn cho mình một hướng đi riêng, nó thể hiện một cái nhìn mới mẻ và đầy táo bạo, cách thể hiện hợp tình, hợp lý, chọn lựa kĩ càng và ngày càng thể hiện một hướng đi phù hợp với con người và khả năng của chính mình

* Phân tích tác động của việc nhận thức đúng đắn về vấn đề đối với cá nhân hoặc cộng đồng.

– Chúng ta không nên xem thường bằng Đại học hay cổ vũ cho việc từ bỏ học Đại học để lao vào xã hội. Nếu bạn chưa đủ kiến thức nền, chưa đủ kinh nghiệm, sự háo thắng cùng non nớt sẽ khiến bạn thất bại từ những bước chân đầu tiên. Học ở đâu không quan trọng, quan trọng là bạn học như thế nào. Tương lai được xây đắp từ việc bạn đầu tư cho sự nghiệp học hành từ ngày hôm nay. Sự thành công chỉ có thể được dựng nên từ những nền móng vững chắc, muốn có quả ngọt bạn phải là người gieo trồng.

– Sức khỏe, tinh thần và ý chí là những yếu tố quan trọng nhất để làm hành trang cho bạn trong cuộc chinh phục tri thức, chinh phục tương lai. Thay vì đuổi theo xã hội, nghe theo những nhận định hời hợt của đám đông bạn hãy lắng nghe tiếng nói của tâm hồn, của đam mê để hiện thực hóa giấc mơ của mình.

– Việc lựa chọn con đường đi của chúng ta sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều điều mà trong cuộc sống chúng ta đang phải gặp tới. Đúng như có câu nói đã viết: “Không quan trọng mình đứng ở đâu mà quan trọng mình đi đâu”. Đây mới chính là những hướng đi hoàn hảo và có ý nghĩa to lớn đến con người.

Kết bài: Rút ra ý nghĩa của việc bàn luận vấn đề.

– Nêu suy nghĩ của bản thân về vấn đề.

– Là những người trẻ hãy luôn chủ động và sáng suốt trong sự lựa chọn của mình, hãy luôn làm chủ tương lai của mình.

Bài viết tham khảo

Trên con đường đến với sự thành công, không có dấu chân của người lười biếng. Điều quan trọng là, chúng ta phải tận tâm và chăm chỉ trong cuộc học tập cũng như công việc của mình, và chắc chắn rằng chúng ta sẽ đạt được thành công. Với lý do này, có lẽ việc theo đuổi đại học không phải lúc nào cũng là con đường tốt nhất để bắt đầu sự nghiệp cho các bạn trẻ. Đại học có thể là cánh cửa mở ra nhiều cơ hội cho nhiều người, nhưng không phải ai cũng chọn cách này để đạt được thành công. Như Giáo sư Ngô Bảo Châu đã từng nói: “Học đại học đòi hỏi một khoản đầu tư lớn về thời gian và năng lực.” Vì vậy, đại học chỉ là một trong nhiều cách để đạt được thành công, và không phải ai cũng phải đi qua nó.

Đại học là cấp học cao hơn sau khi tốt nghiệp bậc Trung học phổ thông. Đây không phải là cấp học bắt buộc nên mỗi cá nhân có quyền tự quyết định có tham gia học đại học hay không. Hiện nay, câu hỏi “Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công”

Việc học đại học mang lại nhiều cơ hội cho con người. Vào Đại học là con đường tiến thân rất quan trọng, xứng đáng ước mơ không chỉ của tuổi trẻ nước ta, mà còn là của nhân loại. Thời đại của chúng ta là thời đại của khoa học kĩ thuật, thời đại của công nghệ thông tin, thời đại của con người chinh phục khoảng không vũ trụ. Thế hệ trẻ bằng tri thức của mình đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế – xã hội.

Đại học sẽ mở ra cho chúng ta một chân trời bao la của sự học, học nữa, học mãi. Ở Đại học, nơi tập trung những giảng viên, giáo sư giỏi, những nhân tài “nguyên khí của quốc gia”. Những người thầy, những trí thức ưu việt đó sẽ là những người hướng đạo tốt nhất, có ý nghĩa như những chiếc chìa khóa thần diệu giúp tuổi trẻ mở thẳng vào cánh cửa lâu đài khoa học kĩ thuật và trí tụê. Dân tộc ta là một dân tộc có truyền thống hiếu học, giàu khát vọng trí tuệ. Cần phải coi việc vào Đại học là một con đường tiến thân đẹp đẽ, xứng đáng là một giấc mơ tốt đẹp. Phải dồn mọi tâm huyết thời gian, sức lực để có thể đạt kết quả tốt trong kì thi đại học này. Nhiều nơi tuyển dụng coi trọng tấm bằng đại học và có những ngành nghề đặc thù yêu cầu ứng viên phải được đào tạo ở những cơ sở đại học chính quy.

Việc học đại học không phải là con đường duy nhất để thành công. Không phải ngành nghề nào cũng đòi hỏi ứng viên phải có bằng đại học. Việc học đại học còn phụ thuộc vào các yếu tố như lực học, đam mê, tài chính,… nên mỗi người cần cân nhắc kĩ càng. Nếu không có sự cố gắng trong quá trình học đại học thì con người cũng không thể thành công. Ngoài bằng cấp, con người vẫn cần trau dồi các yếu tố như kĩ năng, thái độ, sức khỏe,… Vào đại học hoàn toàn không phải là con đường duy nhất. Trên thế giới đã chứng kiến nhiều người thành công mà không sở hữu tấm bằng đại học nào cả. Các em vẫn hoàn toàn có thể thành công bằng việc đi theo những con đường khác nhau, miễn là các em có đam mê, có sự cố gắng và nỗ lực hết mình. Có rất nhiều người nổi tiếng trên thế giới không cần học đại học mà vẫn có được những thành công đáng ngưỡng mộ, tiêu biểu như Bill Gates. Hay những nhà bác học nhà phát minh như Edison, Einstein. Con đường vào đời, vào chân trời hạnh phúc ngày nay của tuổi trẻ cũng đã mở ra rất nhiều cánh cửa. Có thể cánh cửa đại học không mở rộng với bạn nhưng những cánh cửa khác không khép lại với bạn.

Học đại học là một cơ hội tốt nhưng không phải con đường duy nhất để thành công. Dù học ngành nghề nào thì con người cũng cần nỗ lực hết sức và có tinh thần trách nhiệm với quyết định của mình thì mới có thể đạt được kết quả tốt. Đại học là một con đường để mỗi chúng ta lập nghiệp. Tuy nhiên, nó không phải là một con đường duy nhất bởi chúng ta cần phải xác định được hướng mà chúng ta sẽ đi, việc mà chúng ta đang định làm, có như vậy chúng ta mới cảm thấy rằng cuộc đời của mình thật sự có ý nghĩa. Nhưng cũng có thể lựa chọn cho mình một hướng đi riêng, nó thể hiện một cái nhìn mới mẻ và đầy táo bạo, cách thể hiện hợp tình, hợp lý, chọn lựa kĩ càng và ngày càng thể hiện một hướng đi phù hợp với con người và khả năng của chính mình

Chúng ta không nên xem thường bằng Đại học hay cổ vũ cho việc từ bỏ học Đại học để lao vào xã hội. Nếu bạn chưa đủ kiến thức nền, chưa đủ kinh nghiệm, sự háo thắng cùng non nớt sẽ khiến bạn thất bại từ những bước chân đầu tiên. Học ở đâu không quan trọng, quan trọng là bạn học như thế nào. Tương lai được xây đắp từ việc bạn đầu tư cho sự nghiệp học hành từ ngày hôm nay. Sự thành công chỉ có thể được dựng nên từ những nền móng vững chắc, muốn có quả ngọt bạn phải là người gieo trồng. Sức khỏe, tinh thần và ý chí là những yếu tố quan trọng nhất để làm hành trang cho bạn trong cuộc chinh phục tri thức, chinh phục tương lai. Thay vì đuổi theo xã hội, nghe theo những nhận định hời hợt của đám đông bạn hãy lắng nghe tiếng nói của tâm hồn, của đam mê để hiện thực hóa giấc mơ của mình. Việc lựa chọn con đường đi của chúng ta sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều điều mà trong cuộc sống chúng ta đang phải gặp tới. Đúng như có câu nói đã viết: “Không quan trọng mình đứng ở đâu mà quan trọng mình đi đâu”. Đây mới chính là những hướng đi hoàn hảo và có ý nghĩa to lớn đến con người.

Hãy nhớ rằng, mỗi cá nhân có hoàn cảnh, sở thích và năng lực riêng. Sự thành công không phải lúc nào cũng phụ thuộc vào việc vào đại học. Nếu bạn có đam mê và hoàn cảnh cho phép, học nghề cũng có thể là con đường dẫn đến thành công. Điều quan trọng là sống hạnh phúc và tự hào về những gì bạn làm, không phải vì danh vọng mà vì khả năng thực sự của bản thân. Là những người trẻ hãy luôn chủ động và sáng suốt trong sự lựa chọn của mình, hãy luôn làm chủ tương lai của mình.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *