Đề đọc hiểu bài thơ Mẹ của anh ( Xuân Quỳnh) + NLXH Tự tin là chính mình

SỞ GD & ĐT HẢI PHÒNG                 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 – 2024

TRƯỜNG THPT HẢI AN                                       MÔN : NGỮ VĂN KHỐI 11

  (Đề có 02 trang)                               (Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian phát đề)

 

ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

       Đọc đoạn thơ :

Mẹ của anh

(Xuân Quỳnh)

 

  • Phải đâu mẹ của riêng anh

Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi

Mẹ tuy không đẻ, không nuôi

Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong

Ngày xưa má mẹ cũng hồng

Bên anh, mẹ thức lo từng cơn đau

Bây giờ tóc mẹ trắng phau

Để cho mái tóc trên đầu anh đen

Đâu con dốc nắng đường quen

Chợ xa gánh nặng mẹ lên mấy lần

Thương anh thương cả bước chân

Giống bàn chân mẹ tảo tần năm nao…

(…….)

                                       (2)             Mẹ không ghét bỏ em đâu

Yêu anh em đã là dâu trong nhà.

Em xin hát tiếp lời ca

Ru anh sau nỗi lo âu nhọc nhằn

Hát tình yêu của chúng mình

Nhỏ nhoi giữa một trời xanh khôn cùng.

Giữa ngàn hoa cỏ núi sông

Giữa lòng thương mẹ mênh mông không bờ

Chắt chiu từ những ngày xưa

Mẹ sinh anh để bây giờ cho em.

(Mẹ của anh,  “Xuân Quỳnh thơ và đời”, trang 104,105, Nxb Văn học, 2010)

Chú thích:

Xuân Quỳnh (1942-1988), là một trong số những nhà thơ tiểu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.

Bài thơ “Mẹ của anh” được sáng tác vào 1973 – thời điểm trước khi Xuân Quỳnh về làm dâu bà Vũ Thị Khánh (mẹ của cố nhà thơ, nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ).

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Xác định chủ thể trữ tình trong đoạn thơ?

Câu 3. Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả “Mẹ của anh”   trong đoạn thơ (1)?

Câu 4. Cảm nhận về hình ảnh người mẹ được hiện lên trong đoạn thơ (1)?

Câu 5. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong hai dòng thơ:

Thương anh thương cả bước chân

Giống bàn chân mẹ tảo tần năm nao

  Câu 6. Trong đoạn thơ, anh /chị thấy ấn tượng nhất với  câu thơ nào nhất ? Vì sao?

Câu 7. Chủ thể trữ tình hiện lên trong đoạn thơ là một người như thế nào?
Câu 8. Thông điệp có ý nghĩa nhất với anh/ chị qua đoạn thơ?

VIẾT (4,0 điểm)

Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề: Tự tin là chính mình ?

 

—– HẾT —-

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.)

SỞ GD & ĐT HẢI PHÒNG                                      HƯỚNG DẪN CHẤM

TRƯỜNG THPT HẢI AN             ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 – 2024          

                                                                                    MÔN : NGỮ VĂN 11

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 5,0
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 Thể thơ : lục bát

Hướng dẫn chấm:

– Thí sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.

Thí sinh trả lời không đúng: không cho điểm.

0,5
2 Chủ thể trữ tình : em – người con dâu.

Hướng dẫn chấm:

– Thí sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.

– Thí sinh trả lời không đúng: không cho điểm.

0,5
3 Từ ngữ, hình ảnh miêu tả người mẹ trong đoạn thơ (1): tóc mẹ trắng phau, mẹ thức lo từng cơn đau, chợ xa gánh nặng, bàn chân mẹ tảo tần…

Hướng dẫn chấm:

– Thí sinh trả lời được 3 đến 4 từ trong đáp án: 0,5 điểm.

– Thí sinh trả lời được 1- 2  từ trong đáp án: 0,25 điểm.

– Thí sinh trả lời không đúng: không cho điểm.

0,5
4 Cảm nhận hình ảnh người mẹ được hiện lên trong đoạn thơ (1):

–          Là người mẹ tảo tần, vất vả, chịu thơng chịu khó

–          Là người mẹ yêu thương con hết mực, hi sinh vì con

Hướng dẫn chấm:

– Thí sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm.

– Thí sinh chỉ nêu được 1 phần đáp án: 0,5 điểm.

Thí sinh trả lời không đúng: không cho điểm.

1,0
5 – Biện pháp tu từ so sánh: Thương anh thương cả bước chân – bàn chân mẹ tảo tần năm nao.

Tác dụng:

+ Câu thơ giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn.

+ Diễn tả cụ thể tình cảm của nhân vật trữ tình: yêu thương người chồng bởi ở anh có vẻ đẹp chịu thương chịu khó, tảo tần, chăm chỉ như người mẹ.

+ Qua đó, người con dâu thể hiện sự kính trọng với mẹ.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh chỉ ra được biện pháp tu từ so sánh được 0.25 điểm.

– Học sinh nêu được 2 tác dụng được 0.75 điểm.

– Học sinh chỉ ra và nêu được1 tác dụng được 0.5 điểm.

– Học sinh làm đúng đáp án được 1.0 điểm.

1,0
6 Trong bài thơ, anh /chị thấy ấn tượng nhất với câu thơ nào nhất ?

– Chỉ ra câu thơ  ấn tượng với bản thân

-Lí giải được ấn tượng về nội dung hoặc nghệ thuật của câu thơ.

Hướng dẫn chấm:

– Thí sinh nêu được câu thơ và lí giải thuyết phục: 1,0 điểm.

– Thí sinh  nêu câu thơ, nhưng lí giải chưa  thuyết phục: 0,5– 0,75 điểm.

– Thí sinh  nêu câu thơ nhưngkhông  lí giải : 0,25 điểm

– Thí sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng: không cho điểm.

1,0
7 Chủ thể trữ tình hiện lên trong bài thơ là  người :

– Là người vợ yêu thương chồng.

-Là người con dâu thấu hiểu nỗi vất vả, hi sinh mà mẹ dành cho con trai- chồng của mình

-Là người luôn trân trọng, biết ơn mẹ đã sinh ra và nuôi dưỡng chồng.

Hướng dẫn chấm:

– Thí sinh bày tỏ được suy nghĩ một cách hợp lí và thuyết phục: 0,5 điểm.

– Thí sinh trả lời chung chung không rõ ý: 0,25 điểm.

– Thí sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng: không cho điểm.

1,0
8 HS rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất với bản thân qua bài thơ bài học và lí giải được thuyết phục.

– Cần biết ơn cha mẹ

– Công lao to lớn của mẹ

– Cần sống có lòng yêu thương

Hướng dẫn chấm:

– Thí sinh nêu được quan điểm đúng đắn, thuyết phục, lập luận chặt chẽ, diễn đạt tốt: 0,5 điểm.

– Thí sinh nêu quan điểm chưa rõ ràng, lập luận chưa chặt chẽ, diễn đạt chưa mạch lạc: 0,25 điểm.

– Thí sinh không trả lời: không cho điểm.

0,5
II   VIẾT 4,0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

0,25
b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Sự cần thiết của tinh thần hợp tác trong cuộc sống

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.

– Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:

2,5
1. Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn luận, hướng bàn luận và ý nghĩa chung của việc bàn luận về vấn đề: Tự tin là chính mình.

2. Thân bài:

2.1. Miêu tả khái quát hoàn cảnh đời sống làm nảy sinh vấn đề:

Cuộc sống hiện đại đòi hỏi mỗi cá nhân phải không ngừng cập nhật giá trị và hoàn thiện giá trị của mình. Để tồn tại và phát triển, với bất kì ai, việc nhìn nhận, tự đánh giá, tự khẳng định giá trị của bản thân là điều cần thiết. Tự tin là chính mình rất quan trọng, đặc biệt trong xã hội hiện nay.

2.2.  Phân tích lần lượt từng khía cạnh vấn đề theo trình tự từ hẹp đến rộng hoặc từ rộng đến hẹp với những lí lẽ và bằng chứng phù hợp:

– Tự tin vào chính mình là luôn tin  tưởng vào  bản thân mình, tin vào năng lực , phẩm chất, kĩ năng của bản thân mình

– Tự tin vào chính mình có ý nghĩa  đối với với cá nhân: giúp cho ta:

+Phát huy năng lực  tư duy, khả năng  sáng tạo, tiên phong để đạt được thành công

+Có tinh thần hợp tác, dám chịu trách nhiệm

+Khả năng  giao tiếp linh hoạt, khéo léo, tạo được thiện cảm của mọi người,

+Dám thay đổi bản thân, tiếp thu cái tốt, phát huy điểm mạnh để ngày càng trưởng thành

+ Biết kiểm soát cảm xúc, thể hiện tình cảm, bình tĩnh , tự tin  xử lí mọi vấn đề.

+ Biết quản lí thời gian, nắm bắt cơ hội để chủ động  vạch ra kế hoạch cho bản thân

+ Khi gặp tình huống căng thẳng phải biết ứng phó kịp thời, chủ động đưa ra quyết định

+ Sự tự tin giúp  ta vững tin vào cuộc sống, thêm yêu đời, giúp ta vượt qua nỗi sợ hãi, bi quan, chán nản.

+ Khi có sự tự tin vào chính mình sẽ giúp xây dựng mối quan hệ bạn bè gắn bó,  hoà đồng từ đó nâng cao tinh thần đoàn kết, xây dựng môi trường học đường tích cực, lành mạnh.

2.3. Làm rõ sự cần thiết phải nhận thức đầy đủ về vấn đề:

+ Sự tự tin là vô cùng cần thiết đối với con người chúng ta. Nếu không có sự tự tin thì con người sẽ tự đánh mất đi nhiều cơ hội, cuộc sống khó khăn, trắc trở,…

+ Muốn vậy, mỗi người cần học tập chăm chỉ, tích cực, chủ động lĩnh hội tri thức .Sống lí tưởng, mục tiêu riêng cho bản thân.Tu dưỡng phẩm chất,rèn luyện cho bản thân mình những kĩ năng sống, tích cực trải nghiệm.

2.4. Nêu trải nghiệm của bản thân với vấn đề được bàn luận:

+ Trong cuộc sống (mạnh dạn, tự tin trong các việc làm hàng ngày…); trong học tập (tự tin, mạnh dạn  phát biểu…), trong lao động và sáng tạo (tự tin dám nghĩ dám làm, thay đổi và bứt phá,…)

+ Hoặc nêu trải nghiệm đọc về sự tự tin là chính mình của một cá nhân tiêu biểu

2.5. Bàn luận vấn đề từ góc nhìn trái chiều:

+ Tự tin không đồng nghĩa với tự kiêu  Ngược lại với tự tin là nhút nhát, không tự tin thì sẽ mang lại những thất bại, thiệt thòi cho bản thân.

+ Phê phán, lên án những con người thiếu tự tin dẫn đến tự ti, mặc cảm dễ thất bại trong cuộc sống.

+ Những người không tự tin thì chắc chắn sẽ không bao giờ thành công được bởi họ luôn lo sợ thất bại, không dám tin vào khả năng của chính mình, và cũng sẽ không bao giờ dám tin vào khả năng của người khác.

3. Kết bài:

– Lối sống tự tin là yếu tố cần thiết đối với việc hoàn thiện nhân cách mỗi con người, nhất là trong xã hội hiện đại.

Hướng dẫn chấm:

– Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 3,75- 4.0 điểm.

– Phân tích tương đối đầy đủ: 3,0 – 3,5 điểm.

– Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,25 điểm – 2,27 điểm.

– Phân tích chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 1,0 điểm.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,5
Tổng điểm 10.0

 

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA cuối HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 -2024

                              MÔN NGỮ VĂN, LỚP 11

          THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị kiến thức Mức độ nhận thức Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
TL TNKQ TL TNKQ TNKQ TL TNKQ TL
1 Đọc  Thơ – Xác định thể thơ của văn bản

– Xác định được đề tài , chủ thể trữ tình của văn bản

– Xác định được hình ảnh trong thơ.

– Nhận biết được chi tiết tiêu biểu

0 – Nêu tác dụng hình ảnh , từ ngữ trong câu thơ.

– Hiểu về ý nghĩa của câu thơ.

– Nêu được chủ đề của văn bản

– Quan điểm tác giả gửi gắm.

0 – Nêu được cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra 0 – Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc. 10
Tỉ lệ (%) 20% 20% 10% 10% 60
2 Viết Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. 1
Tỉ lệ (%)      10 0      15 10 5 40
Tổng 20 10 15 20 20 15 100
Tỉ lệ % 30% 35% 20% 15%
Tỉ lệ chung 65% 35%
* Lưu ý: 

– Kĩ năng viết có 01 câu bao gồm cả 04 cấp độ.

– Những kĩ năng không có trong ma trận đề kiểm tra định kì (nói và nghe) sẽ được thực hiện ở các bài kiểm tra thường xuyên.

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *