Dạng đề liên hệ hai tác phẩm Vợ Chồng A Phủ và Chí Phèo

 
ĐỀ THI
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Thắp lên sự tử tế, nhưng ai sẽ là người ‘giữ lửa’?
Những ngày tháng Giêng, tháng khởi đầu của một năm mới, giữa ồn ào bao tin tức, nào Hà Nội tắc đường mùng 1, nào biển người ùn ùn đông nghẹt kéo đến khắp các đền chùa lớn, nào chen chúc mua vàng ngày Thần Tài, nào xô lấn giành giật lộc chùa…, lòng người chợt lặng xuống, vừa thảng thốt, trĩu nặng, vừa cảm phục, yêu thương trước một câu chuyện.
Một cô bé vì bạo bệnh đã phải vĩnh viễn rời xa cuộc đời mà em chỉ mới viết những trang đầu dang dở. Nhưng mẹ em và em đã chọn cho em một cách ra đi không thể đẹp đẽ hơn: tặng lại một phần thân thể của em cho những người cũng không may bệnh tật, thiệt thòi.”Con tặng lại ánh sáng cho bạn khác nhé”. Người mẹ trẻ nhủ cùng con khi em đã “yên giấc”. Và giác mạc của em đã đem lại cơ hội nhìn thấy ánh sáng cho hai người bệnh.
Bảy tuổi ba tháng, cái tuổi mà bạn bè em đều đang thơ ngây tươi vui trong ngập tràn hạnh phúc, thì em đã phải chiến đấu với sự hành hạ của căn bệnh u não, để rồi âm dương chia lìa, bị dứt ra một cách tàn nhẫn khỏi vòng tay cha mẹ. Bất cứ ai trong chúng ta nếu bị đặt trong hoàn cảnh của em, của bố mẹ em chắc đều có thể tức giận vì sự bất công của cuộc đời, số phận. Điều đó là hoàn toàn hiểu được.
Vậy mà không một lời ai oán, món quà em để lại cho đời đâu chỉ là phần thân thể em, đó còn là như cách ai đó đã gọi em – “ngọn lửa Hải An”. Ngọn lửa thắp lên niềm tin vào tình yêu thương, sự tử tế vẹn nguyên vượt lên trên nghịch cảnh.
Không ít người từng nói rằng sự tử tế phải được vun đắp từ mỗi con người, bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất. Thực vậy. Nhưng khi một ngọn lửa của sự tử tế được thắp lên, nó sẽ trở thành “trái tim Đan-kô” dẫn lối trong đêm thẳm hay lụi tắt dần, trách nhiệm thuộc về chúng ta – những người còn lại….
(Thủy Nguyệt – http://vietnamnet.vn, ngày 11/03/2018)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?
Câu 2. Theo tác giả những món quà mà bé Hải An tặng lại cho cuộc đời là gì?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về cách gọi bé Hải An là “ngọn lửa Hải An”?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm: sự tử tế phải được vun đắp từ mỗi con người, bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất ? Vì sao?
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
            Câu 1 (2,0 điểm)
             Từ nội dung của văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ về sự tử tế trong cuộc sống hôm nay.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận về sự hồi sinh của tâm hồn Mị trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A phủ – Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên hệ đến sự hồi sinh của Chí Phèo vào buổi sáng hôm sau khi gặp Thị Nở (Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để thấy được ngòi bút nhân đạo sâu sắc của mỗi nhà văn.
———Hết ———


ĐÁP ÁN

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3,0
1 Phong cách ngôn ngữ: báo chí/ phong cách ngôn ngữ chính luận 0,5
2 Món quà mà bé Hải An tặng lại cho cuộc đời là:
+ Một phần thân thể của em
+  Khiến con người có niềm tin vào những điều tốt đẹp: tình yêu thương, những điều tử tế vượt lên nghịch cảnh
0.5
3 Cách gọi “ngọn lửa Hải An” nghĩa là:
– Ngọn lửa: mang ý nghĩa chỉ sự thắp sáng
Ngọn lửa Hải An nghĩa là số phận và sự ra đi của bé đã thắp sáng, khơi lên niềm tin trong con người vào tình yêu thương, sự tử tế vẹn nguyên vượt lên nghịch cảnh
1,0
4 HS bày tỏ được ý kiến cá nhân và có cách lí giải hợp lí, nhưng thiên về ý kiến
– Đồng ý với quan điểm
– Vì:
+ Tử tế là phạm trù đạo đức của con người, nó được biểu hiện ở thái độ cách cư xử và hành động của mỗi cá nhân
+ Những hành động dù nhỏ:  tốt đẹp, đúng đắn, có ý nghĩa, phù hợp với đạo đức, chuẩn mực của xã hội  tạo ra được những giá trị tinh thần khiến người ta tin và đánh thức lòng nhân ái để có cách hành xử tốt đẹp
1,0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
II
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
LÀM VĂN 7,0
1
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 Viết đoạn văn 200 từ trình bày suy nghĩ về: sự tử tế trong cuộc sống hôm nay 2,0
a.      Đảm bào thể thức của một đoạn văn  có độ dài khoảng 200 từ 0,25
b.      Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25
c.      Triển khai nội dung đoạn văn theo định hướng sau  
1.      Giải thích
-Là biểu hiện của lòng tốt trong cách đối xử giữa con người với nhau trong cuộc sống,là một giá trị đẹp và nhân văn đóng vai trò quan trọng trong đời sống
2.      Bàn luận chứng minh
-Sự tử tế được biểu hiện ở những việc làm của con người dù là những việc nhỏ bé đến những việc lớn lao mang tính xã hội đều có thể đẩy lùi cái xấu giúp cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
-Tử tế tạo nên những phẩm chất tốt đẹp của cho con người: sự sẻ chia, đùm bọc, sự bao dung độ lượng…
– Sự tử tế giúp con người có niềm tin vào tình yêu thương, ý chí nghị lực vượt lên hoàn cảnh, hướng đến những điều tốt đẹp chung cho cộng đồng
(VD: chuyện bé Hải An…)
– Xã hội hiện nay bên cạnh số ít những con người tử tế thì còn lại số đông là những con người vô cảm, sống chỉ chạy theo lợi ích vật chất cho bản thân
    3. Liên hệ bản thân: Nhận ra tầm quan trọng của sự tử tế; Rèn luyện đạo đức nhân cách để trở thành người tử tế góp phần tạo nên xã hội tốt đẹp.
0,25
 
 
1,0
 
 
d.- Đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa của từ
   – Diễn đạt sáng tạo, đọc đáo, có suy nghĩ riêng sâu sắc vấn đề nghị luận
0,25
 
 
 
 
 
 
2
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Cảm nhận về sự hồi sinh của tâm hồn Mị trong đêm tình mùa xuân. Từ đó liên hệ đến sự hồi sinh của Chí Phèo vào buổi sáng hôm sau khi gặp Thị Nở để thấy được ngòi bút nhân đạo sâu sắc của mỗi nhà văn.  
a.Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: đầy đủ phẩn mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý nhiều đoạn; Kết bài kết luận được vấn đề 0,5
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận về sự hồi sinh của tâm hồn Mị trong đêm tình mùa xuân. Từ đó liên hệ đến sự hồi sinh của Chí Phèo vào buổi sáng hôm sau khi gặp Thị Nở để thấy được ngòi bút nhân đạo sâu sắc của mỗi nhà văn. 0,25
c.Triển khai vấn đề theo hướng sau:
*Giới thiệu vài nét về tác giả tác phẩm
*Giải thích khái niệm qúa trình hổi sinh: nghĩa là quá  trình sống lại
*Cảm nhận và quá trình hồi sinh của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân
-Giới thiệu về hoàn cảnh của Mị trước khi hồi sinh: Mị là một cô con dâu gạt nợ sống ở nhà thống lí Pá Tra. Quãng đời của Mị ở Hồng Ngài bị đày đọa cả vè thể xác lẫn tinh thần-> Khiến Mị sống vô cảm vô hồn, không có ý thức về thời gian, tuổi trẻ, tình yêu, cam chịu, nhẫn nhục..
– Hoàn cảnh hồi sinh của Mị: Không khí tết ở Hồng Ngài, âm thanh tiếng sáo, hơi rượu
-Biểu hiện:
+Dấu hiệu đầu tiên của việc sống lại đó là Mị nhớ lại quá khứ,  Phản ứng đầu tiên của Mị là: “nếu có nắm lá ngón rong tay Mị sẽ ăn cho chết”. Mị đã ý thức được tình cảnh đau xót của mình.
+Từ những sôi sục trong tâm tư đã dẫn Mị tới hành động “lấy ống mỡ sắn một miếng bỏ thêm vào đĩa”. Mị muốn thắp lên ánh sáng cho cuộc đời tăm tối của mình. Hành động này đẩy tới hành động tiếp: Mị “quấn tóc lại, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”.
+Mị quên hẳn sự có mặt của A Sử, quên hẳn mình đang bị trói,
-Nghệ thuật: miêu tả diễn biến bên trong tâm hồn nhân vật, nhất là Mị; lựa chọn được nhiều chi tiết chân thực, sinh động mà có sức khái quát cao
* Liên hệ đến quá trình hồi sinh của nhân vật Chí Phèo vào buổi sáng hôm sau khi gặp Thị Nở
-Giới thiệu về hoàn cảnh cuộc đời của Chí Phèo trước khi hồi sinh: Chí Phèo vốn là anh niên khỏe mạnh, lương thiện bị Bá Kiến đẩy vào tù. Sau khi ra tù, Chí trượt dài trên dốc lưu manh tha hóa trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
– Hoàn cảnh hồi sinh: cuộc gặp gỡ với Thị Nở
– Biểu hiện:
+Sáng hôm sau: Chí Phèo lúc này bắt đầu cảm nhận được cuộc sống xung quanh mình; Chí Phèo nhớ về những ước mơ của mình, những mong muốn hết sức giản dị của ngày xưa;Từ hồi tưởng quá khứ hắn nhìn lại với thực tại: Ốm đau bệnh tật.
+Được đón nhận bát cháo hành từ tay Thị Nở, Chí Phèo có nhiều cảm xúc: ngạc nhiên, vui, xúc động và khao khát được làm người lương thiện.
*Nhận xét về ngòi bút nhân đạo sâu sắc của mỗi nhà văn
-Tương đồng: Đều là quá trình hồi sinh nhân tính của những số phận khổ đau. Phải thực sự yêu thương cảm thông với nhân vật của mình, hai nhà văn mới có thể để cho họ hồi sinh nhân tính như vậy.
-Khác biệt
Ngòi bút nhân đạo của Tô Hoài: Nhà văn Tô Hoài đã viết về Mị với tất cả lòng yêu thương, thông cảm phát hiện ra vẻ đẹp sức sống tiềm tàng trong tâm hồn những con người dân miền núi trước Cách mạng
Ngòi bút nhân đạo của Nam Cao: nhà văn cũng kịp thời phát hiện và trân trọng niềm tin vào bản chất tốt đẹp trong tâm hồn con người.
 
0,5
2,0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0,5
 
 
 
 
 
 
 
0,5
 
d.Văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy; bảo dảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 0,5
e.Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ đặt câu 0,25
  ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10 điểm  

*Lưu ý chung:

  1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm..
  2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
  3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
  4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng hoặc phần thân bài ở câu 2 phần làm văn chỉ viết một đoạn văn.
  5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.

———Hết———
Xem thêm: ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NGỮ VĂN  :Dạng đề liên hệ tác phẩm 12-11,  VỢ CHỒNG A PHỦCHÍ PHÈO,

, , ,

2 bình luận trong “Dạng đề liên hệ hai tác phẩm Vợ Chồng A Phủ và Chí Phèo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *