Dàn ý 6 kiểu bài nghị luận xã hội thường gặp

PHẦN II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

 KIỂU BÀI 1. BÀN VỀ QUAN ĐIỂM Ý KIẾN

VD: Anh/chị hãy viết một bài văn bàn về ý kiến/quan điểm: Tình thương là hạnh phúc.

  1. Mở bài:

– Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận (có 2 cách dẫn trực tiếp hoặc dẫn gián tiếp)

–  Trích dẫn ý kiến đặt trong ngoặc kép

  1. Thân bài: Cần đảm bảo các nội dung sau:
  2. Giải thích từ ngữ quan trọng => nội dung của ý kiến cần nghị luận
  3. Phân tích ý kiến:

+ Ý kiến đó đúng hay sai? Tại sao lại khẳng định như vậy?

+ Ý kiến có ý nghĩa gì trong cuộc sống (cần dùng hình ảnh so sánh, từ ngữ đắt)

  1. Chứng minh: lấy dẫn chứng chứng minh lập luận của bản thân.
  2. Liên hệ và phản đề:

– Phản đề: Mở rộng và bàn ngược lại ý kiến vừa trình bày; đặt ra một câu hỏi liên quan đến VĐNL: VD: Có phải lúc nào tình thương cũng mang lại hạnh phúc hay không? Sau đó HS trả lời câu hỏi này vào bài làm.

– Liên hệ: Với lứa tuổi và thời đại, rút ra bài học cho bản thân.

  1. Kết bài: Sử dụng 1 câu văn để khẳng định tính đúng đắn, tầm quan trọng của vấn đề

DÀN Ý MẪU:

  1. Mở bài:

Dẫn dắt (xem lại các bài trước): một trong số đó  là ý kiến “Tình thương là hạnh phúc”

  1. Thân bài: Cần đảm bảo các nội dung sau; mỗi phần a, b, c, d viết thành một đoạn.
  2. Giải thích:

– Tình thương là….

– Hạnh phúc là …

– Cả câu nói “tình thương là hạnh phúc” được hiểu là…

  1. Phân tích:

– Đây là một ý kiến rất đúng đắn. Quả đúng như vậy, khi được sống trong tình yêu thương con người cảm thấy … Bên cạnh đó, người hạnh phúc nhất là người đem lại tình yêu thương cho nhiều người nhất. Ngược lại, khi không có tình yêu thương, con người cảm thấy…

– Ý kiến trên có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống. Nó là kim chỉ nam cho một lối sống đẹp, là thước đo đánh giá nhân phẩm, tiêu chí của một cuộc sống hạnh phúc.

– Ý kiến này tác động sâu sắc đến nhận thức, thái độ và hành động của mọi người ra sao? (HS dùng hình ảnh so sánh để viết cho hay hơn)

  1. Chứng minh:

– Thực tế, đã có nhiều tấm gương chứng minh cho điều này như Ê din son …

  1. Liên hệ và phản đề:

– Càng hiểu được giá trị của tình thương, ta lại càng thấy sợ hãi những kẻ máu lạnh… Chính vì thế, để được hưởng hạnh phúc cần lấy tình thương là lẽ sống, biết cảm thông chia sẻ, biết đặt mình vào vị trí của người khác. ….

– Mặc dù tình thương là rất cần thiết, tuy nhiên nó cũng như con dao hai lưỡi. Không phải lúc nào tình thương cũng mang lại hạnh phúc cho con người. Nếu dao biết sử dụng thì sẽ không bao giờ có thể chảy máu, đứt tay; con người biết dùng tình thương hợp lí thì sẽ tạo nên sức mạnh vô song.

– Để được sống trong tình thương và hạnh phúc con người cần …

  1. Kết bài: Là người tuổi trẻ em thấy mình … Hỡi các bạn trẻ hãy …

 

KIỂU II. BÀN VỀ VAI TRÒ/Ý NGHĨA/TẦM QUAN TRỌNG

Ví dụ: Anh/chị hãy viết một bài văn bàn về vai trò của đức tính khiêm tốn trong cuộc sống.

  1. Mở bài:

Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận: Nêu ý nghĩa tầm quan trọng của vấn đề
2/ Thân bài

  1. Nêu khái niệm, giải thích rõ vấn đề cần nghị luận.
  2. Phân tích vai trò ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề
  3. Chứng minh: lấy một vài dẫn chứng chứng minh tầm quan trong của vấn đề.
  4. Bàn luận:

– Phản đề: bàn về mặt trái với vấn đề nghị luận.

– Liên hệ mở rộng: Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm

  1. Kết bài: Khẳng định vấn đề

– Khẳng định về tầm quan trọng của vấn đề

– Lời nhắn gửi đến mọi người (…)

  1. Dàn ý chi tiết cụ thể, làm mẫu tham khảo cho các dàn ý khác:

MB:  

– Dẫn dắt:

– Nêu khái quát vai trò và tầm quan trọng (Nên biến câu hỏi ở đề bài thành câu chủ đề): Trong cuộc sống ngày nay…vô cùng/rất + quan trọng/cần thiết/giàu ý nghĩa thiết thực.

TB:

  1. Giải thích vấn đề: (ví dụ: giáo dục pháp luật là gì? Lan tỏa việc làm tử tế là gì?…) => chỉ giải thích đúng một câu. Giáo dục pháp luật là …Lan tỏa việc làm tử tế là…
  2. Phân tích vai trò: (Đây là phần trọng tâm nên cần viết nhiều nhất).

+ Đây là một trong những điều cần thiết/không thể thiếu trong cuộc sống bởi lẽ nếu có …thì mọi người sẽ (có cơ hội để phát triển hình ảnh bản thân không? Đời sống tinh thần sẽ ra sao? Tình cảm của mọi người dành cho mình như thế nào? Mối quan hệ giữa mình với mọi người ra sao? Có điều kiện để phát triển sự nghiệp hay không? Mang lại giá trị vật chất ra sao? Có điều kiện để đóng góp cho xã hội đất nước không? Khi có được điều này chẳng khác nào như …(hình ảnh so sánh).

+ Nếu mọi người ai cũng có phẩm chất này/làm điều này thì xã hội…đất nước sẽ ra sao? Lúc này đất nước giống như…(hình ảnh so sánh).

  1. Chứng minh: Trên thế giới, có nhiều tấm gương minh chứng cho điều này như…họ đều là những người… (Nêu một vài tên tuổi là minh chứng hùng hồn cho điều chúng ta đang bàn (lưu ý khi dẫn chứng thì nên liệt kê 3 bốn tên tuổi nối tiếng, không nên kể dài dòng).
  2. Bàn luận:

– Phản đề: Càng thấy được tầm quan trọng của …, ta càng thấy được sự thiếu hụt, mất mát rất lớn nếu như không có … Lúc đó mọi người sẽ … xã hội sẽ…đất nước sẽ… giống như …(dùng hình ảnh so sánh ra).

– Liên hệ: Từ những điều trên, em thấy tuổi trẻ cần … (liệt kê 3 bốn việc ra…)

KB:

Chốt lại vấn đề (nâng cao lên) => kêu gọi hành động/đặt ra câu hỏi tu từ.

Lưu ý khi kết luận:

+ Khi kết luận phải sử dụng câu khẳng định với giọng điệu hùng hồn, chắc khỏe.

+ Khi kết luận chúng ta có thể sử dụng tư duy tầng bậc => biến thành tư duy nhảy cóc => tạo nên cái chất cho đoạn văn.

 

*. Yêu cầu:

+ Chỉ được viết một đoạn. Sắp xếp theo đúng dàn ý. Đủ dung lượng (khoảng 2/3 đến 1 trang giấy thi, tuyệt đối không quá ngắn, không quá dài)

+ Đoạn văn phải có màu sắc lập luận bằng cách có câu chủ đề, có luận điểm, luận cứ rõ ràng; bằng cách sử dụng từ ngữ mang tính lập như: không những, mà còn, thật vậy, vì thế, cho nên. Thứ nhất là, thứ hai là … nói tóm lại…

+ Đoạn văn phải có sức thuyết phục cao, có sự sáng tạo.

+ Đoạn văn phải làm nổi bật vai trò/ý nghĩa. Phần (…) là vấn đề nghị luận.

 

DÀN Ý MẪU:

  1. Mở bài:

Dẫn dắt (Xem bài trước): đức tính khiêm tốn là vô cùng quan trọng trong cuộc sống.

2/ Thân bài

  1. Giải thích: Khiêm tốn là …
  2. Phân tích vai trò:

– Sở dĩ, khiêm tốn rất quan trọng vì khi sở hữu đức tính này giúp cho con người chúng ta…

– Nếu ai cũng có tính khiêm tốn thì xã hội sẽ…đất nước sẽ…

  1. Chứng minh:

– Trên thế giới có rất nhiều người minh chứng hùng hồn cho điều này…Họ đều là…Họ đã để lại …Họ trở thành tấm gương, thành nguồn cảm hứng…

  1. Bàn luận:

– Càng thấy giá trị của đức tính khiêm tốn, ta lại càng thấy được sự khờ dại của những kẻ tự kiêu tự đại. Họ thực sự …

– Là học sinh khi em nhận thấy mình cần phải khiêm tốn, chịu khó học hỏi, tiếp thu tri thức…

  1. Kết đoạn: Khẳng định vấn đề

– Khiêm tốn là …là …là

– Vậy tại sao ta không sống khiêm nhường để ngày càng vững vàng đi trên con đường thành công?

 

KIỂU III. ĐOẠN VĂN BÀN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

Ví dụ: Anh/chị hãy viết một bài văn bàn về lòng dũng cảm.

  1. Mở đoạn:

Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận: Nêu ý nghĩa tầm quan trọng của vấn đề
2/ Thân đoạn

  1. Giải thích và nêu biểu hiện:

– Nêu khái niệm, giải thích rõ vấn đề cần nghị luận.

– Biểu hiện của tư tưởng, đạo lý:

+ Về nhận thức,

+ Về thái độ, tình cảm…

+ Về hành động…

  1. Phân tích vai trò:

– Vai trò ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề =>

  1. Chứng minh: lấy dẫn chứng chứng minh
  2. Bàn bạc:

– Phản đề: Bàn bạc vấn đề đúng sai, mặt trái, tiêu cực

– Liên hệ mở rộng: Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm

– Đề xuất phương châm đúng đắn…

  1. Kết bài: Khẳng định vấn đề

– Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (…)

– Lời nhắn gửi đến mọi người (…)

DÀN Ý MẪU:

  1. Mở bài:

Dẫn dắt (xem bài trước): Lòng dũng cảm.
2/ Thân bài:

  1. Khái niệm và biểu hiện:

–  Lòng dũng cảm là …

– Biểu hiện của lòng dung cảm cũng hết sức phong phú, đa dạng như: …

+ Về suy nghĩ, người có lòng dũng cảm thường suy nghĩ cởi mở, cẩn thận và luôn hướng đến những điều tốt đẹp, tích cực…

+ Về thái độ, họ luôn bày tỏ một cách rõ ràng, dứt khoát, yêu ghét thẳng thắn. Người có lòng dũng cảm luôn trân trọng, khâm phục những con người chính trực, chất phác, thật thà; luôn đề cao hành động chính nghĩa. Họ cũng căm ghét hành động hèn nhát, bạc nhược; căm thù hành động tàn bạo, dã man.

+ Về hành động, họ thường hành động một cách mạnh mẽ, quyết liệt. Luôn đấu tranh vì công bằng, chính nghĩa; luôn có hành động phi thường để bảo vệ người yếm thế.

  1. Phân tích vai trò:

– Lòng dũng cảm là điều vô cùng cần thiết trong cuộc sống. Bởi nếu không có lòng dũng cảm thì …. Ngược lại, nếu có lòng dũng cảm thì …

  1. Chứng minh:

Thực tế, có rất nhiều tấm gương sáng về lòng dũng  cảm như. Càng khâm phục họ ta lại càng thấy thương cho những kẻ hèn nhát, bạc nhược không dám …

  1. Bàn luận:

– Cần phân biệt lòng dũng cảm với sự liều lĩnh.

– Phê phán những kẻ sống hèn nhát, là bạc nhược…

– Là học sinh…/là người tuổi trẻ/là chủ nhân tương lai của đất nước em thấy mình cần phải…để có được lòng dũng cảm?

  1. Kết bài: Khẳng định vấn đề

Nói tóm lại, lòng dũng cảm là điều rất …. Vậy nên hãy rèn cho mình đức tính quý báu này để…

 

KIỂU IV. BÀN VỀ GIẢI PHÁP

Ví dụ: Hãy viết một bài văn đưa ra những giải pháp chữa bệnh lười học của học sinh ngày nay.

  1. Mở bài:

Dẫn dắt nêu thực trạng của vấn đề đang tồn đọng và những hậu quả gây ra => từ đó, cần tìm ra giải pháp tối ưu để khắc phục/giảm thiểu/chấm dứt

2/ Thân bài: Đưa ra các giải pháp:

  1. Giải thích khái niệm và nêu qua thực trạng:

– Giải thích:

– Thực trạng: Diễn ra ở đâu; diễn ra như thế nào? Có số liệu nào thống kê không?

  1. Nguyên nhân: Nêu qua nguyên nhân:

– Khách quan:

– Chủ quan:

  1. Đưa ra giải pháp (phần này quan trọng nhất, cần viết dài nhất, kĩ nhất)

– Thứ nhất, …. vì…

– Thứ hai, ….vì…

– Thứ ba, ….vì….

=> Trên đây là những giải pháp rất quan trọng để giảm thiểu… Tuy nhiên, giải pháp chỉ mang lại hiệu quả cao nhất khi mọi người …

  1. Kết bài: Khẳng định vấn đề

– Khẳng định tính cấp thiết phải đưa ra những giải pháp và kêu gọi sự chung tay, đoàn kết của mọi người

* Lưu ý: Muốn đưa ra giải pháp phải căn cứ vào nguyên nhân.

 

KIỂU V. BÀN VỀ NHỮNG TẤM GƯƠNG TRONG CUỘC SỐNG

  1. Mở bài:

– Dẫn dắt (tương liên/tương phản/trực tiếp…)

– Nêu VĐNL: Các tấm gương…

  1. Thân bài:
  2. Nêu khái quát các tấm gương

– Liệt kê tên tuổi…

– Chỉ ra đặc điểm chung của họ:

+ Về ý chí…

+ Về hành động…

+ Về tình cảm…

+ Về sự đóng góp cho xã hội, đất nước…

+ Tên tuổi của họ như thế nào đối với sử sách..

+ Họ có mang lại cảm hứng, có là tấm gương cho đời sau hay không? Vì sao?

  1. Giải thích:

– Tấm gương … là …

  1. Phân tích vai trò của tấm gương:

– Đối với bản thân họ: nhờ phẩm chất đó, họ đã phát triển bản thân ra sao? Đạt được thành tựu gì? Có đóng góp như thế nào? Nguồn cảm hứng ra sao?

=> Họ không chỉ mang lại giá trị vật chất mà còn mang lại giá trị tinh thần như thế nào?

– Phân tích nguyên nhân, lí do nào mà các tấm gương đó đạt được thành tích, thành tựu như vậy?

  1. Chứng minh:

– Liệt kê các tên tuổi minh chứng cho điều này thuộc các lĩnh vực:

+ Y tế

+ Giáo dục

+ Thể thao

+ Quân sự

  1. Bàn luận:

– Phản đề: Ngược lại với các tấm gương là những con người ntn? Cuộc đời của họ ra sao? Chúng ta có thái độ gì với họ?

– Liên hệ: Lứa tuổi, thời đại để rút ra những bài học bổ ích.

  1. Kết bài:

– Khẳng định lại tầm quan trọng của những tấm gương đối với cuộc đời.

– Từ những tấm gương này chúng ta rút ra những bài học về tư tưởng đạo lí.

– Từ những tấm gương này chúng ta có chiêm nghiệm gì về cuộc đời, về thành công, về hạnh phúc…

 

KIỂU BÀI VI. BÀN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA HAI VẤN ĐỀ

VD: Hãy viết bài văn bàn về mối quan hệ giữa thử thách và cơ hội trong cuộc sống xưa nay.

Dàn ý:

  1. Mở bài:

– Dẫn dắt: trực tiếp hoặc gián tiếp.

– VĐNL: Mối quan hệ giữa hai vấn đề.

  1. Thân bài:
  2. Giải thích vấn đề:

– Vấn đề 1:

– Vấn đề 2:

  1. Phân tích mối quan hệ:

– Khẳng định mối quan hệ của hai vấn đề:

– Sự tác động của VĐ1 – đến vấn đề 2.

– Sự tác động của vấn đề 2- đến vấn đề 1.

– Từ đó, xem vấn đề nào là gốc rễ, là cội nguồn dẫn đến vấn đề kia? Khi xây dựng, cần chú trọng đến vấn đề nào? Tại sao lại chú trọng đến nó?

– Nếu không có sự xuất hiện của vấn đề 1 thì sao? Nếu không có sự xuất hiện của vấn đề 2 như thế nào?

  1. Chứng minh: Lấy dẫn chứng thực tế để chứng minh mối quan hệ giữa vấn đề 1 và vấn đề 2.
  2. Bàn luận:

– Ngoài hai vấn đề đó, thì các vấn đề đó còn có sự tác động của những yếu tố nào nữa?

– Muốn phát triển các yếu tố đó; hoặc phát huy yếu tố căn bản gốc rễ thì cần làm những điều gì?

– Thực tế, mọi người không chú trọng các yếu tố đó đã lãnh những hậu quả nào? Để lại những tác hại như thế nào?

– Liên hệ: lứa tuổi và thời đại cần phải làm gì?

  1. Kết bài:

– Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

– Kêu gọi tình cảm và hành động.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *