Câu hỏi đọc hiểu :Vợ chồng a phủ Tô Hoài

Câu hỏi đọc hiểu :Vợ chồng a phủ Tô Hoài
ĐỌC HIỂU VỢ CHỒNG A PHỦ

Đám than đã vạc hẳn lửa. Mỵ không thổi cũng không đứng lên. Mỵ nhớ lại đời mình. Mỵ tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi, lúc đó bố con thống lý sẽ đổ là Mỵ đã cởi trói cho nó, Mỵ liền phải trói thay vào đấy. Mỵ chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, nhưng làm sao Mỵ cũng không thấy sợ…Trong nhà tối bưng, Mỵ rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mỵ tưởng như A Phủ biết có người bước lại… Mỵ rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ thở phè từng hơi, như rắn thở, không biết mê hay tỉnh.Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mỵ cũng hốt hoảng. Mỵ chỉ thì thào được một tiếng “Đi đi…” rồi Mỵ nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.

         Mỵ đứng lặng trong bóng tối.

        Trời tối lắm. Mỵ vẫn băng đi. Mỵ đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc.

(Trích Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài)

  1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt  nào?
  2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
  3. Các từ láy trong văn bản trên đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào ?
  4. Xác định ý nghĩa nghệ thuật của hình ảnh cái cọcdây mây trong văn bản ?
  5. Tại sao câu văn Mỵ đứng lặng trong bóng tối. được tách thành một dòng riêng?
  6. Nêu ý nghĩa của đoạn văn trên
  7. Từ văn bản, viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình yêu thương con người của tuổi trẻ hôm nay.

Trả lời :

Câu 1 : Phương thức tự sự

Câu 2 : Đoạn văn thể hiện tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài sang Phiềng Sa.

Câu 3 : Các từ láy rón rén , hốt hoảng, thì thào  diễn tả tâm trạng và hành động của Mị khi cởi trói cho A Phủ. Nó chứng tỏ tâm trạng lo sợ và hành động nhẹ nhàng từ bước đi đến lời nói của Mị. Điều đó phù hợp với quá trình phát triển tính cách và tâm lí nhân vật Mị

Câu 4 : Hình ảnh cái cọcdây mây trong văn bản :

-Ý nghĩa tả thực : nơi để trói và dụng cụ để trói A Phủ của thống lí Pá Tra để đổi mạng nửa con bò bị hổ ăn thịt.

-Ý nghĩa tượng trưng : Biểu tượng cho tội ác, áp bức bóc lột của  bọn chúa đất miền núi

5/ Câu văn được tách thành một dòng riêng. Nó như cái bản lề khép lại quãng đời tủi nhục của Mị, đồng thời mở ra một tương lai hạnh phúc. Nó chứng tỏ tâm trạng vẫn còn lo sợ của Mị.

Hành động của Mị vừa có tính tự giác (xuất phát từ động cơ muốn cứu người), vừa có tính tự phát (không có kế hoạch, tính toán cụ thể), nói cách khác là vì lòng thương người , thương mình, căm thù bọn chúa đất . Nhưng lòng khao khát sống, khao khát tự do đã trỗi dậy, đã chiến thắng sự sợ hãi, để Mị tiếp tục băng đi, chạy theo A Phủ. Đây là một câu văn ngắn, thể hiện dụng công nghệ thuật đầy bản lĩnh và tài năng của Tô Hoài.

  1. Ý nghĩa :

+Niềm khát khao sống và khát khao tự do của nhân vật Mị.
+Thể hiện  sức sống tiềm tàng của nhân vật: Mị cứu A Phủ cũng đồng nghĩa với việc Mị tự cứu lấy bản thân mình.
+Tô Hoài đã ca ngợi những phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ miền núi nói riêng và những người phụ nữ Việt Nam nói chung.
7.Đoạn văn đảm bảo các ý:

– Dẫn dắt, giới thiệu đoạn trích, ý nghĩa của đoạn trích

– Khái niệm  tình yêu thương? biểu hiện của tình yêu thương?

– Tình yêu thương con người của giới trẻ ngày nay như thế nào? 

– Phê phán thái độ thờ ơ, vô cảm, ích kỉ của một bộ phận thanh niên trong xã hội và hậu quả thái độ đó?

– Bài học nhận thức và hành động?

(Tài liệu sưu tầm )

Các em có thể tham khảo bài viết cùng chủ đề :Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Sau khi học đoạn trích người cầm quyền khôi phục uy quyền ( Vich to Huy Gô) , em hãy trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của tình thương trong cuộc sống của con người.

Xem thêm :Tuyển tập bộ đề đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia ngữ văn
Tuyển tập đề thi và những bài văn hay về   vợ chồng a phủ

,

2 bình luận trong “Câu hỏi đọc hiểu :Vợ chồng a phủ Tô Hoài

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *