Cảm nhận về hai nhân vật Việt và Tnú Ngữ văn 12
Đề bài : Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước qua 2 nhân vật: Tnú (“Rừng xà nu”- Nguyễn Trung Thành-) và Việt (“Những đứa con trong gia đình” -Nguyễn Thi-)?
Định hướng cách làm :
Đây là dạng đề cảm nhận về hai nhân vật trong hai tác phẩm có cùng chủ đề. Để làm tốt được đề này, các em cần nắm vững kiến thức tổng quát về hai tác phẩm, hai nhân vật. Đặc biệt, các em cần chỉ rõ điểm giống nhau và khác nhau của hai nhân vật. Trong đó chú ý nét riêng của mỗi người. từ đó lí giải sự khác nhau và đánh giá sự sáng tạo của mỗi nhà văn. Cụ thể như sau:
Mở bài: Giới thiệu hai nhân vật
– Qua 2 nhân vật: Tnú và Việt, tác giả Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi đã ca ngợi vẻ đẹp của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Mở bài tham khảo :
“Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 đã đạt nhiều thành tựu lớn, đặc biệt là trong mảng tác phẩm thể hiện phẩm chất anh hùng của con người Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống lại kẻ thù xâm lược thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi là hai tác phẩm thành công trong sự khắc họa những hình tượng nhân vật tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng cao đẹp, cho lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc, sức mạnh chiến đấu của dân tộc Việt Nam chống giặc ngoại xâm.”
Mở bài 2 :
Hiện thực cách mạng luôn là mảnh đất màu mỡ cho công việc gieo hạt của người nghệ sĩ để từ đó đóng góp cho kho tàng văn học Việt Nam bao hoa thơm trái ngọt.Đó là những tác phẩm trường tồn cùng năm tháng , những bài ca không bao giờ quên để khắc sâu vào lòng người những “thước phim” vô cùng đau thương mà hào hùng về những năm tháng kháng chiến của cả dân tộc.Trên mảnh đất cách mạng ấy có 2 người nghệ sĩ gieo trồng tài hoa mà chúng ta không thể không nhắc đến đó là Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi với 2 hình tượng tiêu biểu cho các thế hệ nhân dân VN thời kháng chiến chống Mĩ : Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu và Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình.
Thân bài:
Bước 1 : Nói sơ qua về Bối cảnh :
– Cả hai tác giả Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi đều gắn bó với cuộc chiến đấu chống Mĩ, là những nhà văn chiến sĩ ở tuyến đầu máu lửa . Tác phẩm của họ mang hơi thở nóng hổi của cuộc chiến đấu với những hình tượng nhân vật sinh động, bước vào văn học từ thực tế chiến đấu.
-Hai truyện ngắn “Rừng xà nu” ( 1965), “Những đứa con trong gia đình” (1966) đều ra đời trong giai đoạn ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi đế quốc Mĩ đổ quân vào miền Nam nước ta, dân tộc ta đứng trước trận chiến một mất một còn để bảo vệ độc lập tự do, bảo vệ quyền sống. Đó là bối cảnh lịch sử để từ đó hai tác phẩm ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, với chất sử thi đậm đà.
-Qua hai thiên truyện, tác giả đã giúp người đọc khám phá, khâm phục, tự hào trước vẻ đẹp anh hùng cách mạng của những con người bình thường, giản dị mà anh dũng, kiên cường và rất mực trung thành, thuỷ chung với cách mạng.
Đó là sự thể hiện của lòng yêu nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc, tinh thần chiến đấu bất khuất chống lại kẻ thù xâm lược để bảo vệ tổ quốc của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, là sự trung thành với lí tưởng cách mạng được thử thách trong những hòan cảnh khốc liệt, qua đó bộc lộ được vẻ đẹp của phẩm chất anh hùng có tính chất tiêu biểu cho cả dân tộc.
Bước 2: Cảm nhận về hai nhân vật :
– Họ đều là những người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia đình, của quê hương, của dân tộc:
Tnú là người con của làng Xô Man, nơi từng người dân đều hướng về cách mạng, bảo vệ cán bộ “ Đảng còn thì núi nước này còn” – Lời cụ Mết. (Rừng xà nu).
Việt sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nứơc, căm thù giặc: Cha là cán bộ cách mạng, má là người phụ nữ Nam bộ kiên cường trong đấu tranh, hai con tiếp nối lí tưởng của cha mẹ. (Những đứa con trong gia đình).
– Họ đã chịu nhiều đau thương, mất mát do kẻ thù gây ra, tiêu biểu cho đau thương mất mát của cả dân tộc:
Tnú chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù tra tấn đến chết, bản thân bị giặc đốt mười đầu ngón tay.
Việt chứng kiến cái chết của ba má: ba bị chặt đầu, má chết vì đạn giặc.
Những đau thương đó hun đúc tinh thần chiến đấu, lòng căm thù giặc sâu sắc của con người Việt Nam. Biến đau thương thành sức mạnh chiến đấu cũng là một biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng cách mạng:
Tnú lên đường đi “lực lượng” dù mỗi ngón tay mất đi một đốt, Việt vào bộ đội, coi việc đánh giặc trả nợ nước thù nhà là lẽ sống. Họ chiến đấu bởi sức mạnh của lòng căm thù giặc, cũng là bởi sức mạnh của tình yêu thương, vì: chỉ có cầm vũ khí đứng lên, ta mới có thể bảo vệ được những gì thiêng liêng nhất, bảo vệ tình yêu và sự sống. Chân lí đó đã được minh chứng qua số phận và con đường cách mạng của những người dân Nam Bộ trong hai tác phẩm trên, chân lí đó cũng được rút ra từ thực tế đau thương mất mát nên nó càng có giá trị, càng phải khắc sâu vào lòng người.
– Họ đều mang phẩm chất anh hùng, bất khuất, là những con người Việt Nam kiên trung trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm
+ Sống có lý tưởng (chiến đấu để trả thù cho gia đình, cho quê hương Tổ quốc).
+ Tinh thần tự nguyện chiến đấu, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.
+ Ý chí, nghị lực, quyết tâm (vượt lên những đau thương của hoàn cảnh, của số phận để sống, chiến đấu).
+ Gan góc, dũng cảm, thông minh, mưu trí, ham học.
Cụ thể :
+ Tnú từ nhỏ đã gan dạ, đi liên lạc bị giặc bắt được, tra tấn dã man vẫn không khai. Anh vượt ngục trở về, lại là người lãnh đạo thanh niên làng Xô Man chống giặc, bị đốt mười ngón tay vẫn không kêu rên trước mặt kẻ thù à Ở Tnú toát lên vẻ đẹp của người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên và vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại chống Mĩ.
+ Việt bị thương trong trận đánh lại lạc mất đơn vị, vẫn chắc tay súng quyết tâm tiêu diệt kẻ thù. Đối với chị, Việt ngây thơ, nhỏ bé. Còn trước kẻ thù, Việt vụt lớn lên, chững chạc trong tư thế người anh hùng.
– Giàu lòng yêu thương:
+ Tnú:
- Tình cảm với vợ con.
- Tình cảm với buôn làng, quê hương.
+ Việt:
- Tình cảm với gia đình (chị Chiến, ba má, chú Năm).
- Tình cảm với đồng đội
– Tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, lạc quan yêu đời.
->>Tóm lại, các nhân vật của hai truyện ngắn đều đã vượt lên nỗi đau và bi kịch cá nhân để sống có ích cho đất nước. Những đau thương của họ cũng chính là đau thương của dân tộc trong những năm tháng thương đau của chiến tranh. Tinh thần quả cảm, kiên cường của họ cũng chính là tinh thần của cả dân tộc Việt Nam, là biểu hiện cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Bước 3 :Đánh giá chung
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Nhân vật Việt:
- Với nghệ thuật trần thuật tác giả để cho nhân vật tự kể về cuộc đời của mình và các nhân vật khác theo dòng hồi tưởng. Giọng điệu trữ trình – tự sự.
- Vừa có tính khái quát (đậm màu sắc sử thi).
- Vừa mang nét riêng, ấn tượng (ngôn ngữ, hành động, sinh hoạt…thể hiện hình ảnh của người dân Nam Bộ).
+ Nhân vật Tnú:
- Hiện lên qua lời kể của tác giả, lời kể của nhân vật (cụ Mết). Giọng kể mang đậm tính sử thi.
- Đặt nhân vật vào những tình huống mang tính quyết liệt, đột ngột tạo độ căng sử thi.
- Đặt nhân vật trong mối quan hệ với các nhân vật khác trong tác phẩm. Để khắc hoạ vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật.
- Ngôn ngữ mang đặc trưng của người Tây nguyên.
– Ý nghĩa với tác phẩm:
+ 2 nhân vật góp phần làm rõ tư tưởng chủ đề của truyện
+ Vẻ đẹp của nhân vật tiêu biểu cho vẻ đẹp của con người Việt Nam: chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
+ Khẳng định vị trí của 2 nhân vật trong lòng người đọc, rút ra bài học cho bản thân.
Lưu ý : Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là nổi bật được hình tượng hai nhân vật trong sư đối sánh với nhau
Tuyển tập đề thi và những bài văn hay về Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình,
Xem thêm :Tổng hợp những đề thi về các tác phẩm trọng tâm lớp 12, Dạng đề so sánh văn học
Cô ơi. Cô có thể làm giùm e 1 bài văn được không cô.
cô hướng dẫn dàn ý vậy thôi nhé ! cô chưa có thời gian viết bài văn mẫu. Em có thể viết thử và gửi cho cô, cô nhận xét kĩ và chỉnh sửa cho nhé
Cô có thể giúp em viết đầy đủ phần mở bài được k Cô? Vì phần mở bài khá quan trọng, nhiều bạn cũng như em mất rất nhiều thời gian suy ngẫm cách mở bài. Cô có thể lấy 4 ví dụ viết 4 mở bài được k Cô?
Cô có thể viết dàn ý giùm e đc k cô. Đề: anh chị hãy phân tích ý nghĩa qua hình ảnh ” bàn tay tnú” và ” việt cố ngóc đầu dậy khi nge tiếng súng trên đầu trong lúc bị thương ”
Cô cố giúp e nha.
Ừ, để cô viết nhé Nhất
E cảm ơn cô nhiều. E có gửi mail cho cô. Cô tl đây hoặc mail cũng đc.cô nha.
CÔ soạn dàn ý giùm e với cô :3
có dàn ý rồi mà em
Cô ơi, cô gửi cho em bài mà bạn Nhất hỏi với ạ. E cảm on cô 🙂
Cô ơi cho em xin dàn ý bài này với ạ. Em cảm ơn cô nhiều
bai nay cua c hay qua. c lam bai so sanh nua di a
nhiều bài so sánh mà em, so sánh Mị và người đàn bà hàng chài, chiến và Mai, Bà cụ Tứ và Người đàn bà hàng chài, a phủ và Tnu, Việt và T nú… tất cả đều có trong website của cô, em tìm trong mục đề thi khối 12 nhé. Thân !
cô ơi cô làm so sánh thơ đi cô, các đoạn thơ có thể so sánh với nhau đấy ạ.
có nhiều bài so sánh thơ mà. em tìm trong mục đề thi khối 12 nhé
cô oi,de tnu voi viet khong co phan so sanh diem khac nhau a?Em khong hieu lam.Mac du de bai yeu cau la:chu nghia anh hung cach mang nhung ban chat van la de so sanh hai nhan vat chu a?
P/S:xin loi co vi em viet khog co dau,nhung tai may tinh cua em dang gap chut truc trac nen ms vay.Em cam on co
bài văn trên phân tích 2 nhân vật trong sự đối sánh rồi nhé! đọc kĩ sẽ thấy sự khác nhau giữa 2 nhân vật Phuc nhé
co oi nhung em so mot so giao vien cham thi ho bat be la minh khong co phan li giai giong khac thi the nao a?
nên có phần lí giải vì sao giống và vì sao khác . bài làm sẽ sâu hơn . lí giải ở cuối cũng đ,mà trong quá trình phân tích cũng đc em nhé,
ĐỀ này cô :ý nghĩa qua hình ảnh bàn tay tnú và việt ngóc đầu dậy khi bị thương. Cô viết dàn ý giùm e nha. E đợi bữa chừ :3
em thông cảm nhé,có nhiều bạn hỏi , cô bận quá. cô gợi ý cho em nhé
Mở bài : giới thiệu hai tác giả hai tác phẩm, hai chi tiết
Thân bài : lần lượt phân tích từng chi tiết sau đó so sánh
1. Bàn tay Tnu:
Mở đầu tác phẩm, bàn tay Tnú được xuất hiện một cách bình dị. Trãi qua bao nhiêu biến cố, lớn lao, đẫm máu và nước mắt của cuộc đời. Chiến đáu dũng cảm, trở lại thăm quê hương Tnú đã tận hưởng được một dòng suối mát trong. Anh khom lưng ngữa hai bàn tay vã nước lên mặt lên đầu. Đôi bàn tay ấy, mười ngón nhưng mỗi ngón bị cụt một ngón nhưng anh vẫn nhanh nhẹn, mềm mại làm công việc đời thường của tất cả những người xa quê tìm về cội nguồn, vốc lên những niềm vui, niềm hạnh phúc, thấm đẫm tình yêu quê hương, yêu cuộc sống.
Tác giả đã gợi lại hình ảnh đôi bàn tay, từ nhỏ đã chặt củi, trồng cây, xách nước… Khi xung phòng vào rừng nuôi cán bộ cách mạng. Chính đôi tay ấy đã đưa cơm, cầm phấn, cầm những viên đá nhỏ, tập viết chữ mở dàn cánh cữa của cuộc đời với cách mạng, giác ngộ được con đường chiến đấu chống kẻ thù xâm lược.
Khi bọn giặc bắt được Tnú đã tra tấn dã man hỏi cộng sản ở đâu Tnú đặt tay lên bụng và nói ở đây này. Từ giây phút ấy, Tnú đã trưỡng thành. Bàn tay Tnú đã chỉ rõ và khẵng định lí tưởng cách mạng không ở đâu xa mà ở trong chính lòng mình. Vì thề mà khi bị giặc tra tấn như thế nào thì Tnú vẫn một lòng trung thành, kiên cường chịu đựng rồi vượt ngục về làng.
Bàn tay Tnú là bàn tay đau đớn, căm thù, mang chát vàng của nhân phẩm, bàn tay người chiến sĩ cách mạng. Khi vợ con anh bị tra tấn , thì bàn tay của anh sôi sục, nóng bỏng lên bỡi tình thương vợ con mình. Nỗi lo và căm hờn khi thấy giặc tra tấn vợ con anh đã ra và xông vào ôm hai mẹ con. Mười ngón tay, nóng lữa căm thù. Và tình yêu thương đối vợi vợ với con.
Bàn tay Tnú thể hiện rõ cụ thể tình yêu, nỗi đau và đức hi sinh cao cả của người chống đối với vợ và của cha đối với con. Thế rồi bi kịch vợ con bị giết, Tnú thì bị bắt. chúng đã quấn giẻ, tẩ dầu lên mười đầu ngón tay của anh và đốt.
Hình ảnh đôi bàn tay Tnú là một hình tượng có nghĩa sâu sắc, làm cho người đọc phải suy ngẩm, cảm thương cho Tnú. Nhưng tình yêu thương vợ con, yêu quê hương đất nước trong lòng anh thì không bao giờ tắt. đó là giá trị mà hình ảnh đôi bàn tay mang lại.
2. đoạn Việt ngóc đầu dậy
nhà văn đã để cho nhân vật Việt xuất hiện trong tình huống hoàn toàn đơn độc giữa trận địa vắng lặng đến ghê người sau cuộc giao tranh và giữa sự rình rập của hiểm nguy, của cái chết có thể ập đến bất cứ lúc nào. Nguyễn Thi đã viết thật hay, thật cảm động về cái cảm giác một mình bật lên một cách rõ ràng nhất, mênh mông nhất của chàng tân binh trơ trọi một mình, lại bị thương nặng, hai mắt không còn nhìn thấy gì, sức đã cạn vì đói khát. Ngón tay Việt đau không còn kéo nổi cò bấm súng. Việt lết đi được một đoạn cũng là cả một kì công. Anh ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Ở trạng thái như thế, người ta có thể nghĩ gì ? Chắc chắn là sẽ nhở lại những kỉ niệm vui buồn thân thiết nhất đã thực sự làm nên đời sống tinh thần của mình. Vì thế, với việc để nhân vật Việt nhớ đến những đồng đội (anh Tảnh, anh Việt), người thân (chị Chiến, má, chủ Năm…), tác giả đã khẳng định rằng gia đình là cội nguồn sức mạnh của con người và truyền thống gia đình là thực sự thiêng liêng :
…Khi Việt cảm thấy không còn bò đi được nữa, khi những hình ảnh thân yêu thường kéo đến rất nhanh rồi cũng vụt tan biến đi rất nhanh chỉ vì một cành cây gãy, một giọt mưa rơi trên mặt, hoặc một tiếng động nhỏ của ban đêm. Việt muốn chạy thật nhanh, thoát khỏi sự vắng lặng này, về với ánh sáng ban ngày, gặp lại anh Tánh, níu chặt lấy các anh mà khóc như thằng út em vẫn níu chân chị Chiến, nhưng chân tay không nhấc lên được. Bóng đêm vắng lặng và lạnh lẽo bao tròn lấy Việt, kéo theo đến cả con ma cụt đầu vẫn ngồi trên cây xoài mồ côi và thằng chỏng thụt lưỡi hay nhảy nhót trong những đêm mưa ngoài vàm sông, cái mà Việt vẫn nghe các chị nói hồi ở nhà, Việt nằm thở dốc…
Có một chi tiết khá thú vị là đánh giặc Việt không sợ nhưng vẫn rất sợ ma. Tuy mới nhập ngũ nhưng Việt tỏ ra là một chiến sĩ thông minh, phân biệt rõ tiếng súng của ta, tiếng súng của giặc; phán đoán được tình huống của trận đánh : Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai… Việt ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đánh dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi ! Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi ! Đó, lại tiếng hụp hùm… chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy. Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ.
Tuy đang lâm vào tình huống hiểm nghèo nhưng Việt vẫn hướng về đồng đội, tin tưởng vào chiến thắng : Những khuôn mặt anh em mình lại hiện ra… Cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên… Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút. Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng. Kèn xung phong của chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ…
Đối mặt với cái chết, Việt cố gắng tìm về với cuộc sống : Việt đã bò đi được một đoạn, cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi người theo. Việt cũng không biết rằng mình đang bò đi nữa, chính trận đánh đang gọi Việt đến. Phía đó là sự sống. Tiếng súng đã đem lại sự sống cho đêm vắng lặng. Ở đó có các anh đang chờ Việt, đạn ta đang đổ lên đầu giặc Mĩ những đám lửa dữ dội, và những mũi lỗ nhọn hoắt trong đêm đang bắt đầu xung phong…
Đời người lính chiến, giữa hi sinh tính mạng và chịu đựng khó khăn gian khổ hoặc đau đớn về thể xác thì hi sinh tính mạng dễ chấp nhận hơn nhiều. Đoạn văn kể về nghị lực phi thường của Việt là khúc ca ca ngợi tinh thần dũng cảm của người chiến sĩ giải phóng quân trẻ tuổi.
3. so sánh hai chi tiết
Giống nhau :
thông qua chi tiết , nhà văn khắc họa phẩm chất kiên cường, dũng cảm, gan dạ…- phẩm chất của người chiế sĩ cộng sản
Khác nhau:
Mỗi chi tiết đều có giá trị riêng, ở Những đứa con trong gia đình”,ngoài phẩm chất người chiến sĩ cộng sản, tác giả tập trung khắc họa sự hồn nhiên , ngây thơ , rất đáng yêu của nhân vật Việt
Còn Rừng Xà nu : khắc họa hình ảnh bàn tay yêu thương, chở che, đùm bọc cho vợ con…
+khác nhau về nghệ thuật….
4, lí giải sự khác nhau :
+Do phong cách mỗi nhà văn
+ cá tính sáng tạo
+ Hoàn cảnh sáng tác
Kết bài : nhận xét về hai chi tiết, đánh giá về hai tác phẩm
có thể nêu cảm xúc cá nhân
E cảm ơn cô nhiều <3
chúc em học tốt nhé Nhật
C ơi, có thể cảm nhận từng nhân vật 1 rồi tổng kết lại dc k ạ,chứ cảm nhận đan xen thế kia khó lắm ạ
cô ơi cô cho em xin 1 vài ý nói về nhân vật Mai được không cô? bài giảng văn trong lớp của em không nói nhân vật này ạ. cảm ơn cô nhiều!
phân tích nv Mai cần có nhữg ý cơ bản sau
thuở nhỏ: nhah nhẹn . hoạt bát. dũng cảm . gan dạ
lớn lên xinh đẹp. kiên cườg tích cực tham gia kchien
là ng mẹ hêt lòng yêu thuong chồng con
Mai mag phẩm chất của ng chiến ĩ cộng sản: muu tri dũg cảm gan dạ….
cô cho em xin vài ý về phẩm chất của nv Mai khi so sánh với Chiến được không ạ? em cảm ơn cô nhiều.
Cô ơi, có thể cảm nhận từng nhân vật 1 rồi tổng kết lại dc k ạ, chứ cảm nhận đan xen thế kia khó lắm ạ
ừ. ptich riêg thì rõ ý hơn
cô ơi
Cô ơi , cô có thể làm giùm em đề văn: hãy phân tích vẻ đẹp của con người Việt Nam thời chống mọc qua 2 nhân vật tnu và việt
Em biết là cô có lập dàn ý rồi nhưng em muốn có 1 bài viết ngắn ngọn dưới 500 từ để ôn thi đc ko cô
Em cần gấp lắm nên xin cô cố giúp giùm em với cám ơn cô nhiều
có bài văn tham khảo rồi mà em
Cô giúp e bài đó với
Cô ơi bay giờ để làm tốt môn văn . Trong các tác phẩm thơ và văn xuôi ta cần phải nắm chắc những nội dung nào ạ
Đối với văn xuôi phải nắm được cốt truyện, hệ thống các nhân vật và chủ đề của truyện. với thơ phải thuộc thơ, và phân tích nội dung, các bp NT đặc sắc
Viet đề này có can đua dẫn chứng zô k ak
có chứ em
cô ơi.. cho e hỏi
nếu đề cho nghị luận văn học :
<>
thì ta phân tích hết các nhân vật hở cô ???
cô ơi.. cho e hỏi
nếu đề cho nghị luận văn học :
thì ta phân tích hết các nhân vật hở cô ???
Vẻ đẹp con người Việt Nam qua 2 tác phẩm ” rừng xa nu” của Nguyễn Trung Thành với ” những đứa con trong gia đình ” của Nguyễn Thi
Em phân tích theo luận điểm như này sẽ dễ hơn nhé : 1.yêu nước, yêu quê hương
2. Căm thù giặc. Ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm
3. Giàu tình nghĩa. Thủy chung với cách mạng
4. Kiên cường bất khuất. Gan dạ. Dũng cảm.
5….
Lấy dẫn chứng ở các nhân vật tiêu biểu nhé. K cần phân tích tât cả nv đâu
Có bài văn mẫu không cô ạ?
cô ơi cô có thể lập cho em dàn ý cho bài văn này ko ạ ” truyền thông đánh giặc cứu nước của dân tộc việt nam được ca ngợi như thế nào qua 2 tác phẩm rừng xà nu và những đứa con trong gia đình”
Cô oi bai ban ve diem khac nhau giua Viet va Tnu lam xeo vay cô?.Giup e vs a!
thì so sánh điểm khác nhau: về số phận, tính cách, phẩm chất của hai nhân vật
cảm nhận từng nhân vật và sau đó so sánh điểm giống và khác nhau hay hơn hay so sánh trực tiếp luôn cô ?
em làm theo cách nào cũng được, miễn là nổi bật được hình tượng hai nhân vật nhé
Hay quá đi ạ ~ 🙂
Cô viết hay quá ạ, cảm ơn cô nhiều
cô ơi. nếu với những dạng này.sau khi giới thiệu về tác giả tác phẩm của 2 bài, đến phần so sánh e nêu tính cách chi tiết của từng nhân vật, sau đó nêu nét khác nhau và tương đồng đc k cô
được nhé. phân tích từng nhân vật rồi ss cũng được, chúng ta có 2 cách làm : bổ dọc và bổ ngang. làm cách nào cũng được , miễn là nổi bâtrj được vấn đề nhé
Cô ơi cô lập dàn ý qua 2 đoạn văn này hộ e với. ” cúng mẹ và cơm nươc xon….. sang bưng khác” ( những đứa côn tr gd) và Tnu lại ra đi…… chạy tơi chân trời(rừng xà nu)