Cảm nhận đoạn trích trong Rừng xà Nu và Những đứa con trong gia đình

Nhà văn Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi đã gửi gắm điều gì qua những câu văn sau:
“Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này !… ” (“Rừng xà nu”- Nguyễn Trung Thành)
“Chú thường ví chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó. Chú kể chuyện con sông nào ở nước ta cũng đẹp, cũng lắm nước bạc, nhiều phù sa, vườn ruộng mát mẻ cũng sinh ra từ đó, lòng tốt của con người cũng sinh ra từ đó. Trăm sông đổ về một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm, chị em Việt lớn lên rồi sẽ biết, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta.” (“Những đứa con trong gia đình”- Nguyễn Thi).
HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÀI :
Yêu cầu chung: biết cách làm văn nghị luận về một đoạn trích, một tác phẩm văn xuôi. Bài viết có bố cụ đầy đủ, rõ ràng; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi viết chữ, dùng từ, viết câu, viết đoạn; viết văn có cảm xúc.
Yêu cầu cụ thể:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: trình bày đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài; Thân bài biết phân thành nhiều đoạn; Kết bài khái quát được vấn đề.(Chỉ đạt 0,25 điểm khi chưa thể hiện đủ yêu cầu, Thân bài có 1 đoạn. Viết 1 đoạn; thiếu Mở bài hoặc Thân bài: 0 điểm.)
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: giá trị nội dung và nghệ thuật của hai đoạn trích..
c. Bài viết có sự sáng tạo: viết có cảm xúc, diễn đạt hay qua cách dùng từ, viết câu, viết đoạn ( có 1 số cách diễn đạt sáng tạo qua dùng từ, viết câu, có cảm xúc..: 0,25 điểm).
d. Không mắc lỗi viết chữ, dùng từ, viết câu. ( điểm 0,25: mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.)
e. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể có cách cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Có thể trình bày theo định hướng sau:
– Vài nét về 2 tác giả và tác phẩm, 2 đoạn trích
 
1. Về đoạn trích “Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này !… ” (“Rừng xà nu”- Nguyễn Trung Thành)
+ Cụ Mết và người dân tộc Strá rất đỗi tự hào về cây xà nu của quê hương: “Không…lên”
* Cây xà nu – rất đẹp, rất quý – gắn bó mật thiết với đời sống vật chất, tinh thần của buôn làng, chở che cho làng Xô Man khỏi tầm đại bác của đồn giặc.
* Cây xà nu biểu tượng cho số phận đau thương và phẩm chất đẹp đẽ của dân làng Xô Man, nhân dân Tây Nguyên trong những năm chống Mỹ.
+  “Đố… này” là lời thách thức kẻ thù hung tàn. Con người Xô Man tự tin buông lời thách thức bởi giặc không thể tiêu diệt được tinh thần cách mạng, ý chí chiến đấu mạnh mẽ, gan góc của các thế hệ người Xô Man; người Xô Man đã tìm ra con đường đi đúng đắn – đến với cách mạng, dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng.
2. Về đoạn trích “Chú thường ví chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó. Chú kể chuyện con sông nào ở nước ta cũng đẹp, cũng lắm nước bạc, nhiều phù sa, vườn ruộng mát mẻ cũng sinh ra từ đó, lòng tốt của con người cũng sinh ra từ đó. Trăm sông đổ về một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm, chị em Việt lớn lên rồi sẽ biết, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta.” (“Những đứa con trong gia đình”- Nguyễn Thi).
+ Con sông Nam Bộ nào cũng đẹp, là nguồn sống của con người. Mỗi thành viên trong gia đình Việt là mỗi khúc sông sẽ tiếp nối nhau làm nên lịch sử và truyền thống gia đình- một gia đình với những con người giàu tình nghĩa, thủy chung son sắt với quê hương và cách mạng, căm thù giặc sâu sắc, gan góc dũng cảm, khao khát được chiến đấu chống giặc.
+ Trăm sông làm nên biển lớn. Biển là quốc gia, dân tộc. Sức mạnh của đất nước được kết tinh từ sức mạnh truyền thống của mỗi gia đình ViệtNam. Động lực để nhân dân miền Nam, đặc biệt là tuổi trẻ, đứng lên chống Mỹ là sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, yêu cách mạng, truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc.
3. Điểm giống và khác:
+ Giống: cả hai nhà văn cùng ngợi ca, tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước; xây dựng hình ảnh thiên nhiên biểu tượng cho con người; là hình thức giáo dục cháu con lòng tự hào về truyền thống; khẳng định chính tuổi trẻ miền Nam sẽ viết tiếp những trang sử vẻ vang cho truyền thống; là những truyện ngắn đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
+ Khác:
* “Rừng xà nu” đậm sắc màu, không khí Tây Nguyên qua hình tượng cây xà nu, hệ thống nhân vật, sinh hoạt, phong tục của người dân Tây Nguyên; nghệ thuật trần thuật.
* “Những đứa con trong gia đình” mang sắc màu Nam Bộ rõ nét qua hình ảnh dòng sông, giọng hò của chú Năm, tính cách nhân vật là người nông dân; ngôn ngữ.
4.Lí giải sự khác biệt :
-Do cá tính sáng tạo và phong cách nhà văn
-Do hoàn cảnh sáng tác
Kết bài: đánh giá chung
Xem thêm :Tổng hợp những đề thi về các tác phẩm trọng tâm lớp 12
Tuyển tập đề thi và những bài văn hay về Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình
Dạng đề so sánh văn học

, ,

5 bình luận trong “Cảm nhận đoạn trích trong Rừng xà Nu và Những đứa con trong gia đình

  1. cô ơi cho em hỏi năm nay đổi mới đề thi chủ yếu vào so sánh mà là thi chung. liệu có phải học văn lớp 11 k ạ? có khi nào so sánh 1 bài lớp 11 vs 1 bài lớp 12 k cô

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *