Bức thông điệp cuộc sống trong bài thơ Hỏi của Hữu Thỉnh

 Câu 1. Cảm nhận của anh/ chị về bức thông điệp cuộc sống trong bài thơ sau:

“Tôi hỏi đất: – Đất sống với nhau như thế nào?

– Chúng tôi tôn cao nhau.

Tôi hỏi nước: – Nước sống với nhau như thế nào?

– Chúng tôi làm đầy nhau.

Tôi hỏi cỏ: – Cỏ sống với nhau như thế nào?

– Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời.

Tôi hỏi người: – Người sống với nhau như thế nào?

Tôi hỏi người: – Người sống với nhau như thế nào?

Tôi hỏi người: – Người sống với nhau như thế nào?”

                                                    (“Hỏi” – Hữu Thỉnh)

 

Câu 2. Từ văn bản trên, anh/chị hãy viết bài văn bàn về vấn đề: Suy cho cùng, văn chương có thể làm gì hơn ngoài việc khiến ta không ngừng “day đi dứt lại” về cuộc đời?

 

——-Hết——–

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ tên thí sinh: …………………………………; Số báo danh: ………………

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HÀ TĨNH

 

 

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 10

 

Môn thi: NGỮ VĂN

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1.

Câu 1 Cảm nhận của anh/ chị về bức thông điệp cuộc sống trong bài thơ “Hỏi” của Hữu Thỉnh. 8,0
  Yêu cầu về kĩ năng: HS phải biết huy động vốn hiểu biết về đời sống và kĩ năng làm văn nghị luận xã hội để hoàn chỉnh bài viết. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, lưu loát, không mắc lỗi chính tả và ngữ pháp. 2,0

 

 

Yêu cầu về kiến thức:Bài viết cần đảm bảo một số ý cơ bản sau đây 6.0
1.  Giải thích ý nghĩa nội dung bài thơ.

– “Hỏi” là một chiêm nghiệm sâu sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh trước cuộc đời. Qua cuộc đối thoại tưởng tượng giữa tác giả và thiên nhiên, bài thơ thể hiện bản chất chân thực của cuộc sống con người: con người cần sống với nhau như thế nào trong xã hội hiện đại.

+ Tôn cao: nâng đỡ, biết tạo điều kiện để cùng tiến bộ;

+ Làm đầy: bổ khuyết, khỏa lấp, bù đắp những chỗ còn khiếm khuyết;

+ Đan vào: gắn bó, đoàn kết để tạo nên sức mạnh, kết thành một khối thống nhất để hoạt động vì một mục đích chung;

+ Làm nên: tạo một thành quả.

+ Người với người: mối quan hệ giữa một cá nhân với một cá nhân, một cá nhân với xã hội, với nhân loại.

– Khái quát nội dung tư tưởng của bài thơ: bài học về lối sống vượt ra khỏi chủ nghĩa cá nhân ích kỉ, hẹp hòi, biết vị tha và biết sống vì người khác để cùng nhau tiến bộ, biết giúp đỡ để hoàn thiện lẫn nhau, biết đoàn kết để cùng vươn tới những điều kì diệu trong cuộc sống.

1.0
2.  Bình luận ý kiến 3.5
a. Vì sao trong cuộc sống phải “tôn cao”, “làm đầy”, “đan vào” nhau?

– Biết sống vị tha, biết đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của mình, biết giúp đỡ cho nhiều người cùng tiến bộ thì chúng ta mới nhận được hạnh phúc đích thực và hạnh phúc đó lớn hơn nhiều lần hạnh phúc vị kỉ cá nhân….

Biết làm đầy, biết giúp đỡ nhau để cùng hoàn thiện vì ai cũng có những thiếu sót, thậm chí sai lầm… và ý thức trách nhiệm giúp đỡ hoàn thiện nhau là biểu hiện cuả tinh thần khoan dung độ lượng, phẩm chất cao quý của con người.

– Biết đoàn kết với nhau vì chỉ có tình đoàn kết, sự tương thân tương ái mới tạo ra sức mạnh giúp vượt qua những khó khăn của mỗi người, những thử thách chung của toàn nhân loại; để hoà nhập với cộng đồng, cống hiến cho xã hội….

– “Người sống với người như thế nào?” câu hỏi lặp 3 lần, khắc khoải, đau đáu mà không có câu trả lời cụ thể. Tác giả gieo vào người đọc câu hỏi suy nghiệm đòi hỏi mỗi người cần nghiêm túc trả lời. Phải chăng người sống với người “tôn cao nhau”, “làm đầy nhau”, “đan vào nhau” hướng tới sống đẹp, sống có ý nghĩa.

3,0
b. Làm thế nào để sống “tôn cao”, “làm đầy”, “đan vào” nhau?

– Sống bằng tình yêu thương, vị tha.

– Sống bằng lòng tôn trọng lẫn nhau.

– Sống bằng ý thức gắn kết với nhau, luôn biết lắng nghe, thấu hiểu.

– Sống cho chính mình, sống thật với chính mình….

0,5
3. Mở rộng, phản đề 1,0
– Người với người sống với nhau như thế nào? Qua những câu trả lời của đất- nước- cỏ, tác giả đã gửi gắm bài học về thế giới người: con người cần sống tôn trọng, thân ái và gần gũi, nhân văn hơn với nhau. Điều này đặc biệt cần thiết trong xã hội hiện đại đang ngày càng bị cuốn trôi bởi những thứ công nghệ hiện đại, con người sống xa cách và có phần vô cảm, lạnh lùng với nhau.

– Phê phán lối sống ích kỉ, đố kị, thờ ơ, vô trách nhiệm, không biết hoà nhập với cộng đồng, không biết ước mơ, vươn tới… của một bộ phận giới trẻ hiện nay.

 
  4. Bài học nhận thức và hành động

– Nhận thức được vai trò quan trọng lối sống “tôn cao nhau”, “làm đầy nhau”, “đan vào nhau” trong cuộc sống hiện đại.

– Bồi đắp, rèn luyện các năng lực của bản thân để kiến tạo một cuộc sống có ý nghĩa cho bản thân, gia đình và xã hội.

0.5

Câu 2.

Câu 2 Từ văn bản trên, anh/chị hãy viết bài văn bàn về vấn đề: Suy cho cùng, văn chương có thể làm gì hơn ngoài việc khiến ta không ngừng “day đi dứt lại” về cuộc đời? 12.0
 

 

Yêu cầu về kĩ năng:Thí sinh cần xác định đây là kiểu bài nghị luận văn học để triển khai bài làm đúng kiểu văn bản và văn phong phù hợp. Cần phát huy đồng thời các năng lực: nắm bắt, đánh giá một vấn đề lí luận văn học, cụ thể là lí luận về đặc trưng và ý nghĩa của thơ ca, bình luận và chứng minh được vấn đề qua sự trải nghiệm về thơ ca. 2.0
Yêu cầu về kiến thức:Thí sinh có thể triển khai bài làm theo nhiều cách thức khác nhau. Tuy nhiên, bài làm cần đạt được một số yêu cầu cơ bản sau: 10.0
2.1. Làm rõ nội dung vấn đề

Suy cho cùng, văn chương có thể làm gì hơn ngoài việc khiến ta không ngừng “day đi dứt lại” về cuộc đời?

+ Văn chương: là loại hình nghệ thuật phản ánh cuộc sống qua chất liệu ngôn từ.

+ Không ngừng “day đi dứt lại” về cuộc đời: Đọc những tác phẩm văn chương, người đọc cảm thấy day dứt, trăn trở trước số phận, cảnh ngộ của những con người cùng khổ, bất hạnh; những con người rơi vào cùng quẫn không tìm thấy lối ra; những lẽ sống cao đẹp bị vùi dập hay con người đang loay hoay kiếm tìm mục đích, ý nghĩa của cuộc sống….

+ Cách diễn đạt “suy cho cùng… cuộc đời”: sự chất vấn, đối thoại về chức năng, giá trị của văn chương.

– Vấn đề nhấn mạnh tác động của văn chương đối với cuộc sống con người (văn học làm được gì cho đời sống con người) Đây cũng chính là điều làm nên giá trị của văn chương muôn đời.

1.0
2.2. Bình luận 5.0
– Vì sao nói Văn chương có khả năng khiến ta không ngừng “day đi dứt lại” về cuộc đời?

+ Xuất phát từ đặc trưng của văn học: Văn học nhận thức và phản ánh đời sống và tâm điểm nhận thức của văn học là con người, văn học viết về con người và vì con người. Tuy nhiên, đời sống muôn hình vạn trạng, có lúc êm ả xuôi nguồn, có lúc đặt con người vào những tình cảnh khốn khổ, khắc nghiệt, éo le, đầy rẫy bi kịch, thậm chí phải lựa chọn trong bế tắc, tuyệt vọng.

+ Xuất phát từ giá trị và chức năng của văn học (nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ): Đọc tác phẩm văn học, người đọc nhận thức được bản chất, quy luật của cuộc sống, nhận thức được những suy tư, trăn trở của nhà văn, nhận thức về con người (tình cảm, số phận hay cuộc đời họ).  Từ đó, nhận thức về chính mình và không ngừng “day đi dứt lại” về cuộc đời, về con người. Từ những day dứt, trăn trở trong tác phẩm văn chương, người đọc sẽ biết rung động trước cái đẹp,  nuôi dưỡng tình cảm đẹp, có những hành động đẹp.  Điều ấy có nghĩa là: Văn chương đã tác động mạnh mẽ đến tình cảm, cảm xúc, tư tưởng của con người, hướng con người đến chân thiện mĩ.

+ Xuất phát từ nhu cầu của người đọc: Cuộc sống luôn đầy rẫy những bất trắc, rủi ro, bất cứ lúc nào con người cũng có thể rơi vào những trạng thái bi kịch như tuyệt vọng, cô đơn và con người vốn không hoàn hảo, luôn có những sai lầm, ngộ nhận. Vì thế, mỗi tác phẩm là một tiếng mời gọi tha thiết tấm lòng bạn đọc đến với mình, tri âm với mình để mình có được một đời sống mới. Qua những con chữ, những vấn đề mang ý nghĩa triết lí nhân sinh, những điều chưa có lời giải đáp rõ ràng mà người nghệ sĩ đặt ra trong tác phẩm; Hoặc qua những số phận, cảnh ngộ của con người cụ thể trong văn học, người đọc cảm thấu “những người khốn khổ”, rồi “day đi dứt lại”, xót xa, đau đớn. Quy luật muôn đời của văn chương  là “điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu” cho nên, sự day dứt của độc giả bắt nguồn từ sự cảm thông, đau đớn trước số phận cụ thể của một người, sau đó mới là lớp người trong xã hội. Con người lại luôn khao khát cái đẹp của, chính vì thế, văn chương giúp con người phần nào hóa giải các bi kịch hay hoàn thiện bản thân…

4.0
– Mở rộng, phản biện:

+ Tác phẩm văn chương bên cạnh việc khiến ta không ngừng “day đi dứt lại” về cuộc đời còn giúp con người chiêm ngưỡng cái đẹp, rung cảm trước cái đẹp và trở thành điểm tựa tinh thần cho con người, xoa dịu những tổn thương “Thơ ca, nếu không có người, tôi đã mồ côi”.

+ Văn chương chỉ phát huy tối đa khả năng của mình khi những day đi dứt lại đó được chuyển tải qua những hình thức nghệ thuật độc đáo, đặc sắc bởi “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức, một khám phá về nội dung”.

+ Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã từng cho rằng: “Vũ trụ hỗn độn, vô hình, văn học không phải là tất cả”. Quả thực văn học có tác động không thể thay thế trong đời sống tinh thần con người nhưng văn học không toàn năng, toàn thiện trước sự phát triển như vũ bảo của các lĩnh vực khác…

1.0
2.3. Chứng minh (thí sinh có thể lồng vào phần bình luận ở trên).

* Từ bài thơ “Hỏi” của Hữu Thỉnh

– Nhan đề “Hỏi”: hoài nghi, thắc mắc, day dứt, khắc khoải… muốn tìm lời giải đáp. Với Hữu Thỉnh, hỏi là cách tác giả muốn đối thoại về lẽ sống của con người; vật vã, trăn trở cho lẽ sống, cách sống của con người thời hiện tại.

– Bài thơ có 6 câu hỏi:

+ Đối thoại bằng cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, nhân hoá hướng tới đối tượng: đất, cỏ, nước-> hỏi con người, hỏi cuộc đời.

+ Độc thoại: Con người hỏi chính bản thân mình để chiêm nghiệm, để tự nhận thức về lẽ sống, cách sống.

– Trong văn bản “Người sống với người như thế nào” lặp đi lặp lại ba lần, lần nào cũng khắc khoải, đau đáu mà không có câu trả lời. Cách kết thúc ấy tạo ấn tượng mạnh. Tác giả không chỉ cảnh tỉnh mà còn gieo vào mỗi người câu hỏi suy nghiệm đòi hỏi mỗi người phải “day đi dứt lại” và nghiêm túc trả lời.

– Người sống với người thế nào trong bối cảnh hôm qua, hôm nay và mai sau? là vấn đề mà tác giả không thôi muốn nhận thức để từ đó định hướng cho tình cảm và hành động. Phải chăng chính là “tôn cao nhau”, “làm đầy nhau” và “tôn cao nhau”?

– Từng sự vật đều có cách sống riêng. Qua những con chữ mà người nghệ sĩ chưa có câu giải đáp đặt ra trong tác phẩm, con người sẽ sống như thế nào để sống đúng nghĩa; không rơi vào cô đơn, tuyệt vọng; không rơi vào xa cách, vô cảm, lạnh lùng trước sự cuốn trôi của những công nghệ hiện đại? Câu trả lời dành cho người đọc. Tác phẩm đã tác động mạnh mẽ đến tình cảm, cảm xúc, tư tưởng của con người, hướng con người đến chân thiện mĩ.

– Hình thức thơ tự do; những câu hỏi được đặt ra liên tiếp tạo nên những đợt sóng của nghi vấn, của lo lắng, của không yên trước lẽ sống của con người trước dòng đời lưu chuyển; câu thơ ngắn gọn, phong cách giản dị, liên kết chặt chẽ; giọng thơ trầm lắng, chiêm nghiệm; sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ: nhân hoá, điệp ngữ, điệp cấu trúc, ẩn dụ.. để người đọc giải mã nội dung ý nghĩa của thi phẩm và  tự vấn, tự soi chiếu vào chính mình.

– – Qua phân tích, thí sinh cần làm nổi bật được những khía cạnh mà nhận định đã đề cập. Bài viết có nhiều cách triển khai, song cần đảm bảo các yêu cầu nội dung cơ bản như phần giải thích, bình luận vấn đề.

(Ví dụ bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí”của Nguyễn Du-> “day đi dứt lại” về số phận bi đát của người phụ nữ tài hoa bạc mệnh và những khách phong vận trong cuộc đời. Thực tại quá nghiệt ngã, đảo điên, nhà thơ ấy cô đơn, bơ vơ trước cuộc đời đành gửi hi vọng vào hậu thế “Bách tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”. Nhà thơ họ Nguyễn đã khóc người, khóc mình và người đọc hôm nay liệu rằng đã hết ray rứt, trăn trở về số phận con người để từ đó hướng tới xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn- nơi mà con người sẽ được đồng điệu, đồng cảm; nơi con người sẽ được chia sẻ, yêu thương; nơi mà người nghệ sĩ sẽ được trân trọng, tri âm?

Ví dụ bài “Tôi” của Vi Thuỳ Linh. Bao nhiêu người trong số người đọc đã nhận thức được rằng: hoá ra bấy lâu nay ta chỉ là một vai diễn hoàn hảo trên sân khấu cuộc đời, khóc- cười theo sự giật dây của người khác= một cuộc sống mà bi kịch, buồn chán nhiều hơn là niềm vui và hạnh phúc. Từ đó được thức tỉnh để sống đúng là mình “Một bản thể đầy mâu thuẫn…./ Không bao giờ hoá trang để nhập vai  người khác”. Và cũng với “Tôi” đã có bậc làm cha làm mẹ nào không còn “định quàng dây cương vào cổ con” để con có hội “quyết làm những gì mình muốn”.

Ví dụ: Nhân vật Hồn Trương Ba trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” đã có quá trình giằng xé đầy đau đớn khi nhập vai trong một thân xác khác để rồi từ tận cùng của bi kịch ấy mà thức tỉnh: “không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”, “không thể sống bằng mọi giá vì có những cái giá quá đắt”. Từ cuộc  đấu tranh giữa linh hồn và thể xác, Lưu Quang Vũ đã đặt ra cuộc đấu tranh giữa phần vật chất và tinh thần, nội dung và hình thức, bên trong và bên ngoài, thật và giả, cao thượng và thấp hèn, thanh cao và phàm tục, lý trí và bản năng, thiên thần và ác quỷ, phần thiện và ác… trong mỗi con người. Qua vở kịch, Lưu Quang Vũ còn muốn đối thoại với người đọc: Con người là một thực thể thống nhất và hài hòa giữa cái bên trong và bên ngoài. Đừng chạy theo ma lực âm u đui mù xui khiến của bản năng. Nhưng cũng đừng nghĩ tâm hồn cao quý mà không chăm lo đến thân xác và đời sống vật chất. Và mỗi người đọc chúng ta, có dám đối thoại với nhân vật, đối thoại với tác giả để  trước cuộc sống không ngừng biến động, thật- giả, trắng- đen, tốt- xấu lẫn lộn sẽ sống đúng là mình phấn đấu cho hạnh phúc toàn vẹn tuyệt đối của con người.

Ví dụ: Chí Phèo của Nam Cao…

Văn chương là nghệ thuật ngôn từ nhưng có khả năng thanh lọc và cứu rỗi con người là vì thế. Văn chương không chỉ mở “ra trước mắt tôi những chân trời mới” mà còn là “một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người”, là dẫn đường tới “xứ sở của cái đẹp”).

– Có thể chấp nhận cách nhìn nhận vấn đề theo quan điểm riêng và cách trình bày theo hệ thống ý riêng nhưng với điều kiện phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.

3.0
 

2.4. Bài học lao động sáng tạo và tiếp nhận

 

 

1.0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *