Biên soạn đề thi học kì 2 môn Văn lớp 11 theo ma trận

 ĐỀ THI HỌC KỲ 2, NĂM HỌC 2017- 2018

MÔN:   NGỮ VĂN 11

 Thời gian: 120 phút, không kể phát đề

 
MỤC TIÊU

  1. Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau:

– Kiến thức làm văn, tiếng Việt
– Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm, đoạn trích trong tác phẩm
– Kiến thức đời sống

  1. Kĩ năng:

– Kĩ năng đọc hiểu văn bản
– Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học)
HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Tự luận
III. THIẾT LẬP MA TRẬN

     
 
Nội dung                     
Mức độ cần đạt  
Tổng số
   Nhận biết Thông hiểu  
Vận dụng
Vận dụng
    cao
 
I. Đọc hiểu – Ngữ liệu: Văn bản nghị luận
– Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: 01 văn bản  có độ dài khoảng200 chữ
Nhận diện được phương thức biểu đạt chính.
Chỉ ra thao tác lập luận cơ bản.
 Nêu tác dụng biện pháp tu từ.
 
Rút ra thông điệp
 
Tổng
Số câu
 
2
 
   1
 
 1 4
 
Số điểm 1,0
 
1,0
 
1,0
 
3,0
 
Tỉ lệ 10% 10% 10% 30%
 
    II. Làm văn
 
 
Câu 1. Nghị luận xã hội
Khoảng 200 chữ
– Trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong văn bản ở phần đọc hiểu
Viết đoạn Văn nghị luận xã hội
  Câu 2.
Nghị luận văn học
Nghị luận về một đoạn thơ
Viết bài văn nghị luận văn học
 
Tổng
Số câu 1 1 2
Số điểm  
2,0
 
5,0
 
7,0
Tỉ lệ 20% 50% 70%
Tổng cộng Số câu 2 1 2 1 6
Số điểm 1,0 1,0 3,0 5,0 10,0
Tỉ lệ 10% 10% 30% 50% 100%

BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN
     Phần I. Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
          Mỗi người, dù ít hay nhiều, dù nặng hay nhẹ, đều đã từng phạm lỗi, làm sai trong đời, đó là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, thái độ của con người đối với lỗi lầm hoàn toàn khác nhau. Có một số người dám dũng cảm thừa nhận mình làm sai, dám gánh vác trách nhiệm, như cậu học trò ở Hải Phòng, vô tình làm vỡ gương ôtô mà không có chủ xe ở đó, đã để lại bức thư xin lỗi và số điện thoại với mong muốn được đền bù. Cũng có những người trốn tránh lỗi lầm, rũ bỏ trách nhiệm. Kì thực, nhận lỗi, gánh vác trách nhiệm là nghĩa vụ mà mỗi người đều nên làm, bất cứ ai, nếu không muốn phá hỏng danh dự của mình. Đây là phẩm đức tối thiểu mà mỗi người nên chuẩn bị cho mình.
          Nhận lỗi, gánh vác trách nhiệm cần dũng khí. Dũng khí này bắt nguồn từ cảm giác chính nghĩa của con người – lòng tự trọng của nhân loại. Lòng tự trọng là tất cả những thứ cơ bản nhất của lương thiện và nhân từ. Nó khiến con người có hành vi đúng đắn, tư tưởng cao thượng, tín ngưỡng chân chính, cuộc sống tốt đẹp. Chúng ta nên “gieo” nhận lỗi lầm, gánh vác trách nhiệm vào cõi lòng, để chúng trở thành một kiểu ý thức mãnh liệt trong não chúng ta.
(Trích nguồn Internet)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Câu 2. Hãy chỉ ra thao tác lập luận chủ yếu trong văn bản.
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu “Chúng ta nên “gieo” nhận lỗi lầm, gánh vác trách nhiệm vào cõi lòng, để chúng trở thành một kiểu ý thức mãnh liệt trong não chúng ta.”?
Câu 4.  Anh/ chị hãy rút ra thông điệp của văn bản trên.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm nêu ra trong văn bản ở phần  Đọc –  hiểu: “Kì thực, nhận lỗi, gánh vác trách nhiệm là nghĩa vụ mà mỗi người đều nên làm, bất cứ ai, nếu không muốn phá hỏng danh dự của mình.”
Câu 2 (5,0 điểm)
          Cảm nhận của anh/ chị về bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ sau:
“ Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
 
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
(Trích “Đây thôn Vĩ Dạ”- Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, tập 2, trang 38, NXB Giáo dục)
 HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần/ Câu Nội dung cần đạt Điểm
 
 
 
 
I
1. Phương thức biểu đạt: Nghị luận 0.5
2. Thao tác lập luận chủ yếu: Bình luận 0.5
3. Biện pháp tu từ ẩn dụ: “gieo” nhận lỗi lầm, gánh vác trách nhiệm vào cõi lòng.”  có tác dụng: nhấn mạnh tinh thần dám nhận lỗi lầm, gánh vác trách nhiệm. Cần tự giác, chủ động ăn sâu vào ý thức như là bản chất, tính cách của mỗi người. 1.0
4. Thông điệp của văn bản: Trong cuộc sống, con người cần  biết nhận lỗi, có ý thức chịu trách nhiệm trước những sai lầm của bản thân. 1.0
 
 
 
II.
Câu 1:
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ  giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể triển khai theo hướng sau:
* Giải thích
– Nghĩa vụ: Là bổn phận, yêu cầu bắt buộc mà nếu không thực hiện sẽ phải chịu hậu quả.
– Danh dự: là nhân cách, uy tín của cá nhân
=> Nội dung của quan điểm: Tinh thần tự giác nhận lỗi, gánh vác trách nhiệm khi mắc lỗi là điều cần thiết, là yêu cầu bắt buộc mà mỗi người cần có để giữ gìn, bảo vệ uy tín, nhân cách của mình.
* Bàn luận
– Nhận lỗi là dám nhìn thẳng vào những sai lầm, khuyết điểm của bản thân. Vì thế, tự bản thân sẽ có ý thức sửa chữa, lại được mọi người chân thành góp ý, giúp đỡ. Nhờ vậy, ta  sẽ hoàn thiện bản thân, tiến bộ. Nhận lỗi là sống thành thật với mình, với mọi người -> được tin cậy, yêu mến, tôn trọng.
– Gánh trách nhiệm là ý thức khắc phục hậu quả những sai lầm của bản thân; thể hiện sự chân thành, thái độ thiện chí muốn bù đắp những tổn thất do mình gây ra -> sẽ nhận được sự cảm thông, bao dung.
– Nhận lỗi và gánh trách nhiệm là biểu hiện của lòng tự trọng, sự can đảm. Nếu không nhận lỗi, gánh vác trách nhiệm tự bản thân sẽ đánh mất danh dự.
– Phê phán những người không biết nhận lỗi, không chịu gánh trách nhiệm khi gây lỗi, thậm chí còn chối tội, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
* Bài học nhận thức và hành động:  Mỗi người cần có ý thức về bản thân và chịu trách nhiệm trước hành động của chính mình.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
 
 
0.25
 
 
 
 
 
 
0.25
 
 
0.25
 
 
 
 
0.5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0.25
 
 
0.25
 
0.25
 
0.25
Câu 2:
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm; Thân bài triển khai được các luận điểm làm rõ được nhận định; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:
Mở bài
– Giới thiệu vài nét về  tác giả, tác phẩm.
– Giới thiệu đoạn thơ, vấn đề cần nghị luận
Thân bài
* Khái quát về bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ qua hai khổ thơ
* Bức tranh thiên nhiên của thôn Vĩ trong khổ thơ thứ nhất
–  Câu hỏi mở đầu là lời trách nhẹ nhàng cũng là lời mời gọi tha thiết của cô gái thôn Vĩ với nhà thơ hay cũng chính là lời tự trách, là ao ước thầm kín của người đi xa được trở về thôn vĩ. Hai tiếng “về chơi” gợi bao sắc thái chân tình, thân mật. Câu hỏi vọng lên từ phương xa ấy gợi cho nhà thơ bao kỉ niệm sâu sắc, bao hình đẹp đẽ, đáng yêu về xứ Huế, nơi có người tác giả mến thương.
– Hai câu thơ tiếp theo gợi lại ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc của Hàn Mặc Tử về thôn Vĩ tươi đẹp, trù phú. Hàng cau thẳng tắp từ xa đã vẫy chào gợi nỗi niềm thân thương của làng mạc, ánh nắng bình minh trong trẻo, tinh khiết, bừng sáng cả khoảng trời hồi tưởng của thi nhân.
Câu thơ thứ 3 lại là cái nhìn thật gần của người đang đi giữa khu vườn tươi đẹp thôn Vĩ. Chữ “mướt” gợi vẻ tươi tốt, đầy sức sống của vườn cây. Vườn ai “mướt quá” mang sắc thái ngợi ca, xanh như ngọc lại là so sánh thật đẹp. Phải là người yêu thiên niên, gắn bó ân tình với thôn Vĩ mới lưu lại trong tâm trí những hình ảnh đẹp đẽ và sống động như thế.
– Câu thơ cuối khổ thơ 1 khiến bức tranh thêm sinh động hài hoà với sự xuất hiện của con người. “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
=> Bức tranh vườn thôn Vĩ mộc mạc, trong sáng, thơ mộng hài hòa, giàu sức sống.
* Bức tranh thiên nhiên của thôn Vĩ trong khổ thơ thứ nhất
– Hình ảnh dòng sông Hương trôi lững lờ, êm đềm, ẩn sâu bao suy tư của chính nhà thơ. (biện pháp nghệ thuật nhân hoá khiến hình ảnh đẹp nhưng lạnh lẽo). Cách sắp xếp từ khi viết  “Gió… mây” khiến không gian trở nên chia lìa, trống vắng. Cảnh sông nước vì thế buồn thiu, cây cỏ hai bên bờ chỉ khẽ lay động.
– Hai câu sau cho thấy tâm hồn nhà thơ cô đơn nhưng chan chứa tình yêu với con người và thiên nhiên xứ Huế. Cảnh thực mà như mơ. Con thuyền bến sông vừa như có đấy vừa như  ảo ảnh đầy ánh trăng vàng bởi nó là con thuyền và dòng sông của hoài niệm. Câu cuối, hai từ tối nay đã kết nối hình ảnh của quá khứ vào cảm nghĩ của nhà thơ trong thực tại. Nhà thơ yêu trăng, yêu người xứ Huế nhưng nỗi niềm tâm sự chỉ có trăng kia hiểu được mà thôi ánh trăng xoa dịu nỗi xót xa, bầu bạn để nhà thơ bớt cô đơn.
=> Bức tranh dòng sông Vĩ Dạ chia lìa li tán nhưng rất đỗi thơ mộng huyền ảo.
* Đánh giá khái quát
– Nội dung: Đây là bức tranh thiên nhiên vừa đối lập vừa thống nhất, thể hiện tâm trạng đầy băn khoăn day dứt và tình yêu sâu nặng với cuộc đời.
– Nghệ thuật:
Bút pháp trữ tình thiên về gợi tả và giàu liên tưởng, hình ảnh thơ độc đáo gợi cảm, ngôn ngữ trong sáng tinh tế; các biện pháp khác ( Câu hỏi tu từ, so sánh, chuyển đổi cảm giác, nhịp thơ,…)
Kết bài
– Khẳng định vị trí ý nghĩa của bức tranh thiên nhiên trong việc bộc lộ tâm trạng của nhà thơ.
– Thể hiện cái tôi tài hoa độc đáo ám, ảnh.
Chú ý:
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
 
0.5
 
 
 
 
 
 
 
0.5
 
 
0.25
 
1.25
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1.25
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0.5
 
 
 
 
 
 
 
 
0.5
 
 
 
 
0.25\
 

Đề sưu tầm
Xem thêm : Tuyển tập đề thi Ngữ văn 10
Đề thi về Đây thôn Vĩ Dạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *