Bài viết số 6 Ngữ văn 12

BÀI VIẾT SỐ 6 – LỚP 12 THPT Năm học 2014 – 2015 MÔN THI: NGỮ VĂN

Phần
I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Tuổi thơ tôi trắng muốt cánh cò 
con sáo mỏ vàng, con chào mào đỏ đít
con chim trả bắn mũi tên xanh biếc
con chích choè đánh thức buổi ban mai

Tuổi thơ tôi cứ ngỡ mất đi rổi
năm tháng trôi qua không bao giờ chảy lại
cái năm tháng mong manh mà vững chãi
con dấu đất đai tươi rói mãi đây này
Người ở rừng mang vết suối vết cây
người mạn bể có chút sóng chút gió
người thành thị mang nét đường nét phố
như tôi mang dấu ruộng dấu vườn
Con dấu chìm chạm trổ ở trong xương
thời thơ ấu không thể nào đánh đổi
trọn kiếp người ta chập chờn nguồn cội
có một miền quê trong đi đứng nói cười”
Trích “Tuổi thơ” – Nguyễn Duy, Ánh trăng, Nxb Tác phẩm mới, 1984

  1. Xác định các phương thức biểu đạt  trong đoạn thơ trên? Nêu tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt đó?
  2. Nêu chủ đề của đoạn thơ trên?
  3. Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ: “Con dấu chìm chạm trổ ở trong xương”. Tác dụng của biện pháp tu từ đó là gì?
  4. Anh/ chị hãy nhận xét quan điểm của tác giả trong hai câu thơ: “Trọn kiếp người ta chập chờn nguồn cội/ Có một miền quê trong đi đứng nói cười”. Trả lời trong khoảng 5- 10 dòng

Phần II. Làm Văn (6,0 điểm)
Cả Rừng xà nuNhững đứa con trong gia đình, dường như hai nhà văn Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi đã nhất quán trong một quan điểm: đánh giặc ngoại xâm đã trở thành sự nghiệp chung của nhiều thế hệ.
Cảm nhận của anh/ chị về cuốn sổ gia đình trong Những đứa con trong gia đình và hình tượng cây xà nu trong Rừng xà nu để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đáp án sẽ được cập nhật sau
Xem thêm : Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn văn có đáp án

4 bình luận trong “Bài viết số 6 Ngữ văn 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *