Bài viết số 3- Ngữ văn 11

Đề đọc hiểu :Chiếu cầu hiền. Cảm nhận của anh (chị) về bức tranh mùa thu trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI                  ĐỀ KIỂM TRA 2 TIẾT SỐ 3 HKI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ                                         
Môn: Ngữ văn khối11                                                                                                                                                                               TỔ: Ngữ văn           :…………….
Đọc – hiểu: (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy.
Trước đây thời thế suy vi, Trung châu gặp nhiều biến cố, kẻ sĩ phải ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời, những bậc tinh anh trong triều đường phải kiêng dè không dám lên tiếng. Cũng có kẻ gõ mõ canh cửa, cũng có kẻ ra vào biển sông, chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẩn tránh suốt đời.
Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?
(Trích “Chiếu cầu hiền”- Ngô Thì Nhậm, SGK11 tập 1,Nxb GD 2007)
Câu 1(1,0đ): Tìm những điển tích , điển cố được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của nó?
Câu 2(1,0đ): Hãy cho biết mục đích và đối tượng hướng đến của đoạn trích trên?
Câu 3(1,0đ): Nhận xét ngắn gọn (khoảng 5 dòng) về tình cảm, tư tưởng, nhân cách của Quang Trung thể hiện qua đoạn trích?
Làm văn: (7,0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về bức tranh mùa thu trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
Bài viết số 2, môn Ngữ văn 11, năm học 2015 – 2016
 

  1. Đọc – hiểu: (3,0 điểm)

Câu 1:
*Những điển tích , điển cố được sử dụng trong đoạn văn(0.5đ)

  • Ở ẩn trong ngòi khe.
  • Trốn tránh việc đời.
  • Kiêng dè không dám lên tiế
  • Gõ mõ canh cử
  • Ra vào biển sông.
  • Chết đuối trên cạn.
  • Lẩn tránh, ghé chiếu, thời đổ nát.

* Tác dụng(0,5đ):
Tác giả sử dụng nhiều điển tích, điển cố Hán học giúp cho việc trình bày tư tưởng rõ ràng, súc tích hơn. Nhấn mạnh ý nghĩa xã hội cao cả và tầm vóc vũ trụ thiêng liêng của sự nghiệp dựng nước đang yêu cầu có sự cộng tác của người hiền tài.
Câu 2(1,0đ): Mục đích và đối tượng hướng đến của đoạn trích:
Thuyết phục người hiền, thực chất là các trí thức, nho sĩ Bắc Hà, hợp tác, tham gia chính sự với triều Tây Sơn.
Câu 3(1,0đ): Tình cảm, tư tưởng, nhân cách của Quang Trung:
Vua Quang Trung hiện ra như 1 lãnh tụ có trí tuệ, khiêm tốn, chân thành, tha thiết, đề cao vai trò của người hiền và lo lắng cho sự nghiệp xây dựng đất nước.
Làm văn: (7,0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về bức tranh mùa thu trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.

  1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích 1 bài thơ trữ tình; chọn dẫn chứng và phân tích dẫn chứng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
  2. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về Nguyễn Khuyến và bài thơ Câu cá mùa thu, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý sau:

* Mở bài:(0,5đ)
– Giới thiệu khái quát về Nguyễn Khuyến và bài thơ Câu cá mùa thu trong chùm thơ thu của tác giả.
* Thân bài:(6.0đ)
+ Nội dung (3,5đ):
– Điểm nhìn không cố định mà linh hoạt, gắn với không gian quê nhà – một vùng đồng bằng chiêm trũng tỉnh Hà Nam, thời điểm mùa thu (0,75đ).
+ Cảnh đơn sơ, thanh nhẹ chỉ được phác vẽ bằng vài nét chấm phá như trong tranh thủy mặc: ao thu nước trong veo, thuyền câu bé tẻo teo, sóng gợn tí, mây lơ lửng, trời xanh ngắt, ngõ trúc quanh co không bóng người (0,5đ).
+ Màu sắc: nổi bật nhất là màu xanh (xanh ao, xanh nước, xanh sóng, xanh trời, xanh trúc, xanh bèo) chen vào màu vàng của chiếc lá thu rơi trên mặt ao tạo nên hòa sắc nhẹ nhàng (0,5đ).
+ Ít hành động, chuyển động, tạo nên sự vắng lặng, dịu nhẹ, tĩnh mịch: sóng gợn tí, lá đưa vèo, người ngồi im, cá đớp động mơ hồ (0,5đ).
+ Ao nhỏ, thuyền nhỏ, người ngồi thu nhỏ, chiếc lá mổng manh (0,5đ).
– Cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn. Không gian yên tĩnh, vắng người, vắng tiếng. Cảnh thu thật có hồn, thật điển hình cho làng cảnh nông thôn đồng bằng Bắc bộ Việt Nam (0,75đ).
+ Nghệ thuật (2,5đ) :
– Thủ pháp lấy động tả tĩnh truyền thống của Đường thi (0,75đ)..
– Đối lập giữa làn sóng gợn và chiếc lá thu rơi, giữa màu xanh và màu vàng, giữa từ tí và từ vèo. Hiệu quả tô đậm sự tĩnh lặng, nhẹ nhàng, hài hòa của bức tranh mùa thu (0,75đ)..
– Vần eo đặc tả được sự vật bé, thu nhỏ lại. Tả được những nét điển hình của cảnh thu ở làng quê Việt Nam vùng đồng bằng Bắc bộ (1,0đ).
* Kết bài (0,5đ): Đánh giá khái quát về giá trị bài thơ và đóng góp của tác giả với việc Việt hóa thơ Nôm, tiếng Việt.
 
* Lưu ý: – Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
              – Khuyến khích những bài có lối viết sáng tạo.
 Xem thêm :

  1. Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn Văn
  2. Tuyển tập đề thi , soạn bài : Câu cá mùa thu -Ngữ văn 11

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *