ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11.
Đề đọc hiểu Bài ca ngất ngưởng Nguyễn Công Trứ.cách mở đầu câu chuyện và ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
SỞ GD& ĐT THANH HÓA TRƯỜNG THPT LAM KINH |
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ Năm học: 2016-2017. MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 90 PHÚT. ( Không tính thời gian phát đề) |
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
– Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng được quy định trong chương trình môn Ngữ Văn lớp 11 sau khi học sinh kết thúc kỳ I theo hai nội dung: Đọc hiểu và Làm văn (NLXH, NLVH) với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.
– Cụ thể:
+ Nhận biết về các phương thức biểu đạt, các phép tu từ……
+ Nhớ được nội dung khái quát của một văn bản đã học.
+ Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để hoàn thành một văn bản nghị luận (xã hội, văn học).
HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
– Hình thức tự luận.
– Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 120 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Mức độ Chủ đê |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | Cộng |
Phần I. Đọc hiểu. “Bài ca ngất ngưởng” |
Nhận biết thể thơ, các phương thức biểu đạt. và các thủ pháp nghệ thuật. |
Hiểu được ý nghĩa của từ Ngất ngưởng | Kỹ năng đọc hiểu để tìm ra thông điệp của tác giả. | ||
Số điểm Tỷ lệ % |
Số điểm:1,5 Tỷ lệ %:15 |
Sốđiểm:0,5 Tỷlệ % :5 |
Số điểm:1 Tỷ lệ :10 |
Sốđiểm:0 Tỷ lệ %:0 |
Số điểm:3 Tỷ lệ%:30 |
Phần II. Làm văn. 1.NLXH 2.NLVH |
Nhận biết kết cấu đoạn văn; Dạng bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý. Nhận biết kiểu bài NLVH; Cách mở đầu tác phẩm Chí Phèo và sự xuất hiện của nhân vật chính. |
Ý thức cá nhân: Cái tôi; Ý thức cộng đồng: Trách nhiệm với gia đình xã hội… Ý nghĩa tiếng chửi của nhân vật, |
Kỹ năng viết đoạn văn ngắn đầy đủ nội dung, chặt chẽ về hình thức. Kỹ năng viết bài văn nghị luận… |
Ý tưởng sáng tạo, diễn đạt trong sáng. Vừa lý trí, vừa cảm xúc. Cách viết sáng tạo, tư duy logic, văn viết giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, có lien hệ,mở rộng vấn đề. |
|
Số điểm Tỷ lệ % |
Số điểm:2,5 Tỷ lệ% :25 |
Số điểm:1,5 Tỷlệ % :15 |
Số điểm:1 Tỷ lệ %:10 |
Số điểm:2 Tỷlệ %:20 |
Số điểm:7 Tỷlệ %:70 |
Tổng điểm. | Số điểm:4 Tỷ lệ% :40 |
Số điểm:2 Tỷlệ % :20 |
Số điểm:2 Tỷ lệ %:20 |
Số điểm:2 Tỷlệ %:20 |
Số điểm:10 Tỷlệ %:100 |
ĐỀ BÀI.
Phần I. Đọc hiểu. (3 điểm).
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4.
Vũ trụ nội mạc phi phận sự,
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình Tây, cờ đại tướng,
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.
Đô môn giải tổ chi niên,
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
Được mất dương dương người tái thượng,
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
Không Phật, không Tiên, không vướng tục.
Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
Trong triều ai ngất ngưởng như ông.
(“Bài ca ngất ngưởng”- Nguyễn Công Trứ- SGK Ngữ văn 11)
Câu 1.Bài thơ trên được viết theo thể nào? Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2. Hãy nói về ý nghĩa của từ “ngất ngưởng” trong bài thơ ?
Câu 3. Những thủ pháp nghệ thuật chính được nhà thơ sử dụng trong tác phẩm?
Câu 4. Bài thơ gửi gắm đến người đọc điều gì?
Phần II. Làm văn. (7 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) với câu chủ đề: “Ý thức cá nhân là rất cần thiết, nhưng là một con người đúng nghĩa cần phải có thêm ý thức cộng đồng”.
Câu 2. (5 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về cách mở đầu câu chuyện và ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao?
……………………………………..Hết …………………………………………
GỢI Ý CHẤM.
Phần / Câu |
Nội dung cần đạt | Điểm |
Phần I . Đọc hiểu (3 điểm) |
||
Câu 1 | Bài thơ được viết theo thể hát nói. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, tự sự. |
0,75 |
Câu 2 | Ngất ngưởng:- Nghĩa đen: Vị trí cao, không vững. – Nghĩa văn chương: Chỉ một lối sống khác người, khác đời, luôn đặt mình lên trên thiên hạ, bất chấp khuôn phép, lề thói. |
0,5 |
Câu 3 | Nghệ thuật: – Phép liệt kê; Điệp từ; Các từ Hán Việt; Điển tích… | 0,75 |
Câu 4 | Bài thơ gửi gắm đến người đọc thông điệp: Hãy sống thật với lòng mình: Phóng khoáng, rộng mở. Sống có trách nhiệm với cuộc đời bằng bằng sự hiến dâng nhiệt tình cho lý tưởng. | 1,0 |
Phần II. Làm văn (7 điểm) |
||
Câu 1. NLXH (2 điểm) |
Hình thức: Đảm bảo kết cấu một đoạn văn. Chữ viết rõ rang, diễn đạt trôi chảy… Nội dung: Cần đảm bảo các ý sau: -Ý thức cá nhân là cá tính, cái tôi của riêng mình: Sở thích, cách suy nghĩ, lối sống, cách ứng xử…Ai cũng có và muốn khẳng định. Ý thức cộng đồng là mối quan hệ , sự ràng buộc với xung quanh bằng trách nhiệm, chia sẻ… -Là một con người chân chính, phải biết dung hòa mối qua hệ giữa cá nhân với cộng đồng; Giữa tự do và khuôn khổ.Biết sống cho mình và cũng biết sống cho mọi người, biết cống hiến và cũng nên biết tận hưởng. -Phê phán cách sống nhút nhát, rụt rè, không dám thể hiện bản thân. Đó là lối sống “trong bao” lạc hậu, đớn hèn. Lên án sống ích kỷ, chỉ biết bản thân. Sống vô cảm, vô trách nhiệm, sống không có lý tưởng… Con người chân chính phải biết sống đẹp: Sống có lý tưởng, có tình yêu thương, có trách nhiệm, có hoài bão cống hiến… |
0,25 0,5 0,75 0,25 0,25 |
5 Câu 2. NLVH (5điểm) |
1.Hình thức: Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, mạch lạc, trình bày bài khoa học….. 2. Nội dung: – Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm: Nam Cao- Nhà văn hiện thực xuất sắc; Tác phẩm Chí Phèo của ông là kiệt tác của văn học Việt Nam hiện đại. – Nội dung cơ bản của Chí Phèo: Viết về bi kịch của người nông dân bị áp bức, chà đạp, xúc phạm về nhân phẩm…họ đã đứng lên chống trả lại bằng con đường tha hóa. – Tác phẩm có cách mở đầu rất độc đáo: Không theo trình tự thời gian mà đi từ hiện tại – quá khứ – hiện tại…Đó là cách dẫn chuyện rất lạ, tạo nên sức hấp dẫn. – Tiếng chửi của Chí Phèo: Tưởng chừng mơ hồ, vô định, nhưng thực ra rất logic, có ý nghĩa: Chửi từ cái mơ hồ, xa xôi đến cái cụ thể, gần gũi; Chửi từ thế lực vô hình đến những người ruột thịt máu mủ… – Ý nghĩa của tiếng chửi ngay đầu tác phẩm: tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn từ câu chuyện về cuộc đời Chí. + Lai lịch: Con hoang. + Tuổi ấu thơ: Là một thứ hàng hóa, có thể cho đi, bán lại… +Trưởng thành: là công cụ làm giàu và thỏa mãn nhục dục cho ông chủ, bà chủ… Tính cách hiền lành, lương thiện, có ý thức nhân phẩm, có mơ ước đáng quý… + Đi tù về: Chí Phèo trở thành một kẻ lưu manh côn đồ với diện mạo gớm ghiếc và tính cách ngang ngược, lỳ lợm. + Qua bàn tay nhào nặn của Bá Kiến: Chí mang cái mặt của một con vật và tính cách hung hãn, điên cuồng…Hắn trở thành con quỷ dữ và bị gạt ra ngoài lề xã hội. + Trong sâu thẳm, Chí Phèo vẫn khao khát làm người, chấp nhận làm người ở mức độ thấp hèn nhất. -Tiếng chửi của Chí có ý nghĩa: + Thể hiện nỗi đau đớn, uất hận của một con người sinh ra vốn là người nhưng không được sống kiếp con người. + Niềm khao khát được làm người… +Tố cáo tội ác của xã hội… =>Cách mở đầu tác phẩm với tiếng chửi của nhân vật cho thấy bút lực nghệ thuật và tư tưởng nhân đạo có chiều sâu của Nam Cao. – Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (Sử dụng từ ngữ, hình ảnh, đặt câu, các yếu tố biểu cảm…); Văn viết giàu cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; Có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
0,25 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,5 |
………………………………….Hết…………………………………………..
Xem thêm:
- Bộ đề kiểm tra học kì môn Ngữ văn lớp 11
- Tuyển tập đề thi, những bài văn hay về truyện ngắn Chí Phèo- Nam Cao : Chí Phèo