Đề thi kết thúc học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11

 ĐỀ THI HẾT HỌC KỲ I  MÔN THI: NGỮ VĂN – KHỐI 11
Đề đọc hiểu Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, Cảm nhận về cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân
ĐỀ THI CHÍNH THỨC                Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề
( Đề thi gồm 2 câu 1 trang )                         Họ và tên:  …………………………………….           Số báo danh: …………
Câu 1 ( 3 điểm ).
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

 Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

  1. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
  2. Đoạn thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào?
  3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ ?

Câu 2 ( 7 điểm )
Trình bày cảm nhận của em về cảnh cho chữ – một “ cảnh tượng xưa nay chưa từng có ”  trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
———————- Hết————————–
MÔN THI: NGỮ VĂN – KHỐI 11
HƯỚNG DẪN CHẤM

 Câu                                         Nội dung Điểm
  1a – Đoạn thơ được trích từ đoạn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ( Trích Chinh phụ ngâm )
– Nguyên tác: Đặng Trần Côn
Bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm
   0.75
  1b – Đoạn thơ sử dụng phương thức biểu cảm.
->> Tâm trạng trống trải, buồn rầu, nỗi kinh hãi ngại ngùng của người chinh phụ khi sống trong cảnh cô đơn.
   0.75
  1c – Từ láy:
+ Eo óc ( láy phụ âm đầu khuyết ) : Miêu tả tiếng gà gáy từ xa vọng lại, nhấn mạnh không gian tĩnh mịch, thời gian đã chuyển dần về sáng, người chinh phụ thao thức suốt đêm không ngủ.
+ Phất phơ: miêu tả tán cây hòe khẽ lay động trong gió nhẹ ->> không gian hoang vắng, tĩnh mịch, làm tăng thêm nỗi trống trải trong lòng người.
+ Đằng đẵng, dằng dặc : nhấn mạnh khoảng thời gian dài, nỗi buồn miên man vô tận, trải dài theo thời gian năm tháng, từ láy nhấn mạnh, kéo dài thêm sự xa cách.
+ Mê mải : lòng dạ, tâm trí miên man không tập trung của người chinh phụ.
– So sánh : Khắc giờ – như niên
Mối sầu – Tựa miền biển xa
– Ý nghĩa:
+ Đó là sự cảm nhận thời gian qua tâm trạng, so sánh nhấn mạnh nỗi buồn trong lòng người chinh phụ, vì mong ngóng, khắc khoải đợi chờ nên cảm giác thời gian trôi chậm.
+ So sánh mối sầu với khoảng không gian rộng lớn, vô tận để nhấn mạnh nỗi buồn trong lòng người.
 
   1.5
   2 – Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm Chữ người tử tù, cảnh cho chữ.
– Cảm nhận cảnh cho chữ – một “ cảnh tượng xưa nay chưa từng có ” ( Kết hợp thao tác phân tích và bình luận ) :
+ Giới thiệu sơ qua bối cảnh cho chữ: thời gian, không gian, người cho chữ, người nhận chữ…
+ Việc cho chữ vốn là việc thanh cao, ở đây sáng tạo nghệ thuật lại diễn ra vào lúc đêm khuya, trong nhà ngục tối tăm chật hẹp, ẩm ướt, cái đẹp được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn ; thiên lương cao cả lại tỏa sáng ở một nơi mà bóng tối và cái ác đang ngự trị. ( Dẫn chứng )
+ Người nghệ sĩ tài hoa say mê viết từng nét chữ là một tử tù nhưng uy nghi, ung dung đĩnh đạc, kẻ nắm giữ luật pháp (viên quản ngục) thì “ khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ ”, thầy thơ lại “ run run bưng chậu mực ”… (Dẫn chứng )
+ Trật tự, kỉ cương của nhà tù bị đảo ngược, có thay bậc đổi ngôi : tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp, răn dạy ngục quan, còn ngục quan thì khúm núm, vái lạy tù nhân… (Dẫn chứng )
–  Đánh giá chung :
+ Nghệ thuật thể hiện : nghệ thuật đối lập của bút pháp lãng mạn được sử dụng triệt để, ngôn ngữ giàu chất tạo hình…
+ Cảnh cho chữ thể hiện chủ đề tác phẩm (sự chiến thắng của thiên lương, sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả), thể hiện quan niệm về cái đẹp của nhà văn (cái đẹp phải đi cùng với cái thiện, với thiên lương … )
1.5
 
 
4.0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1

Xem thêm :

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *