Đề thi thử THPT QG môn văn 2017, đề số 27

 Đề thi thử THPT QG môn văn 2017. Đề đọc hiểu :Nguồn gốc sâu xa của hiểm họa. Bài thơ sóng- Xuân Quỳnh. Nghị luận xã hội :“Người ta chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần”?
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
– Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ  năng được quy định trong chương trình môn Ngữ Văn lớp 12 sau khi học sinh kết thúc học kì I theo 2 nội dung: Đọc hiểu và Làm văn (NLXH, NLVH) với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.
–  Cụ thể:
+ Nhận biết về phong cách chức năng ngôn ngữ, các phương thức biểu đạt, các phép tu từ…
+ Nhớ được nội dung khái quát của một văn bản đã học.
+ Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để hoàn thành một văn bản nghị luận (xã hội, văn học).
HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
– Hình thức tự luận.
– Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút.
 III. THIẾT LẬP MA TRẬN:

       Mức độ
Chủ đê
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng
1.Đọc hiểu
Đoạn trích:
“Nguồn gốc sâu xa của hiểm họa”
Nhận biết
phương thức biểu đạt chính; Nội dung chính;
  Thái độ của tác giả khi bàn về hiểm họa vô cảm trong xã hội hiện nay.    
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
Số câu:3
Số điểm:2,0
Tỷ lệ %:20
Số câu:0
Sốđiểm:0
Tỷlệ % :0
Số câu:1
Số điểm:1
Tỷ lệ :10
Số câu:0
Sốđiểm:0
Tỷ lệ %:0
Số câu:4
Số điểm:3
Tỷ lệ%:30
2.Làmvăn
2.1.NLXH
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2.1.NLVH
suy nghĩ  về vấn đề:
có những người “chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần”?
 
 
 
-Tình yêu của người phụ nữ trong bài thơ “ Sóng”
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
-Khát khao của người Phụ nữ trong tình yêu ở khổ thơ cuối bài thơ”Sóng”
Viết đoạn văn NLXH
(200 chữ)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ.
 
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
Số câu:2
Số điểm:2
Tỷ lệ% :20
Số câu:1
Số điểm:1
Tỷlệ % :20
Sốcâu:1
Số điểm:1
Tỷ lệ %:10
Số câu:1
Số điểm:2
Tỷlệ %:20
Số câu:2
Số điểm:7
Tỷ lệ %:70
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
Số câu:5
Số điểm:4
Tỷlệ % :40
Số câu:1
Số điểm:2
Tỷ lệ :20
Số câu:2
Số điểm:2
Tỷ lệ% :20
Số câu:1
Số điểm:2
Tỷ lệ %:20
Số câu:6
Sốđiểm:10
Tỷ lệ:100%

 
BIÊN SOẠN ĐỀ:
 

TRƯỜNG THPT LAM KINH         ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016- 2017
                    MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
(Thời gian 90 phút- không kể thời gian giao đề)
 

 
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Hội chứng vô cảm hay nói cách khác là căn bệnh trơ cảm xúc trước niềm vui, nhất là nỗi đau của người khác, vốn là một mặt trong hai phương diện cấu trúc bản chất Con – Người của mỗi sinh thể người. Tính “con” và tính “người” luôn luôn hình thành, phát triển ở mỗi con người từ khi lọt lòng mẹ cho đến khi nhắm mắt, xuôi tay. Cái thiện và cái ác luôn luôn song hành theo từng bước đi, qua từng cử chỉ, hành vi của mỗi con người trong mối quan hệ với cộng đồng,với cha mẹ, anh chị em, bạn bè, và con hàng xóm, đồng bào, đồng loại. Trong cuộc hành trình lâu dài, gian khổ của một đời người, cái mất và cái được không phải đã được nhận ra một cách dễ dàng. Mất một đồng xu, một miếng ăn, mất một phần cơ thể, mất một vật sở hữu con người nhận biết ngay. Nhưng có những cái mất, cái được nhiều khi lại không dễ gì cảm nhận được ngay. Nhường bước cho một cụ già cao tuổi, nhường chỗ cho bà mẹ có con nhỏ trên tàu xe chật chội, biếu một vài đồng cho người hành khất…. có mất có được nhưng không phải ai cũng đã nhận ra cái gì mình đã thu được; có khi là sự thăng hoa trong tâm hồn từ thiện và nhân ái. Nói như một nhà văn lớn, người ta chỉ lo túi tiền rống đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần. Tôi muốn đặt vấn đề là cùng với sự rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần. Tôi muốn đặt vấn đề là cùng với sự báo động những hiểm họa trông thấy, cần báo động cả hiểm họa không trông thấy hay khó trông thấy. Hiện nay, đã có quá nhiều dấu hiệu và sự kiện trầm trọng của hiểm họa vô cảm trong xã hội ta, nhất là trong tuổi trẻ. Bạo lực đã xuất hiện dữ dằn những tháng ngày gần đây báo  động nguồn gốc sâu xa ở sự xuống cấp nghiêm trọng về nhân văn, về bệnh vô cảm.
(Trích: Nguồn gốc sâu xa của hiểm họa, Bài tập Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr 36- 37)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2.Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.
Câu 3:Theo tác giả, nguồn gốc sâu xa của nạn bạo lực xuất hiện gần đây là gì?
Câu 4. Tác giả đã thể hiện thái độ gì khi bàn về hiểm họa vô cảm trong xã hội hiện nay?
 LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về nhận xét của một nhà văn  trong đoạn trích ở  phần đọc- hiểu “Người ta chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần”?
 Câu 2 (5 điểm)
Kết thúc bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, nhân vật trữ tình khao khát:

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ

Trên cơ sở phân tích những điều đã được bộc bạch trong bài thơ, anh (chị) hãy làm sáng  tỏ cội nguồn của niềm khát khao đó.

——— HẾT ——

 

TRƯỜNG THPT LAM KINH         ĐÁP ÁN THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016- 2017
                    MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
(Thời gian 90 phút- không kể thời gian giao đề)
 
 

I. Đọc hiểu
1, Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là: nghị luận. 0.5
2 Nội dung chính của văn bản: nguồn gốc sâu xa của hiểm họa vô cảm và nạn bạo lực 0.5
3 -Theo tác giả,nguồn gốc sâu xa của nạn bạo lực xuất hiện gần đây chính là do bệnh vô cảm, do sự xuống cấp nghiêm trọng về nhận thức nhân văn. 1.0
4 Thái độ của tác giả khi bàn về hiểm họa vô cảm: lo ngại, trăn trở. 1,0
LÀM VĂN
1 Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về nhận xét của một nhà văn  trong đoạn trích ở  phần đọc- hiểu “Người ta chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần” 2.0
Yêu cầu về hình thức:
-Viết đúng 01 đoạn văn , khoảng 200 từ.
-Trình bày mạch lạc, rõ rang, không mắc lỗi chính tả, dung từ, đặt câu
Yêu cầu về nội dung:
1.Giải thích ý kiến nhận xét của nhà văn trong đoạn trích
“Người ta chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần”?
2.Phân tích,chứng minh
Trong cuộc sống, con người luôn tồn tại hai giá trị vật chất và tinh thần. Nhưng sự nông nổi của con người là đôi khi quá chạy theo giá trị tầm thường của vật chất mà không chú ý đến giá trị về mặt tinh thần. cái rỗng về tinh thần mới là cái đáng lo và đáng sợ nhất.
3.Bàn luận, mở rộng
-Phê phán lối sống coi trọng vật chất , coi trọng hình thức.
-Không chú trọng đời sống tâm hồn.
4.Bài học và liên hệ bản thân
-Phấn đấu hài hòa đời sống vật chất, đời sống tinh thần để có cuộc sống ý nghĩa.
2 .Phân tích những điều đã được bộc bạch trong bài thơ “Sóng” để làm sáng  tỏ cội nguồn của niềm khát khao đó trong đoạn kết thúc bài thơ. 5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài chứng minh ý kiến nêu ra.
Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí, nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau và cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. 0,5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cội nguồn của niềm khát khao được bộc bạch trong bài thơ “Sóng” 0,5
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng, rút ra nhận xét về sáng tạo của tác giả trong tác phẩm.
1. Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh, tác phẩm Sóng và cách thể hiện tình yêu trong bài thơ Sóng. 0,25
2.Phân tích, chứng minh
-Trong suy nghĩ của nhân vật trữ tình, tình yêu làm nên giá trị cuộc đời; tình yêu tạo nên những cung bậc phong phú của mỗi đời người: Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ.
Nhờ tình yêu, con người có khát vọng tìm ra biển lớn , có ý thức xác định cái riêng giữa cái chung:
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể…
-Nhờ tình yêu, trái tim tuổi trẻ ý thức được mình đang tồn tại, đang không ngừng “bồi hồi” “nghĩ” “nhớ” (Bồi hồi trong ngực trẻ; Em nghĩ về anh, em; Lòng em nhớ đến anh). Có tình yêu là có thắc mắc (Từ nơi nào sóng lên); có tình yêu con người trở nên mạnh mẽ, vượt lên mọi thách thức (Con nào chẳng tới bờ, Dù muôn vời cách trở)
– Tình yêu cũng làm cho nhân vật ý thức đuợc sự hữu hạn của đời người (Cuộc đời tuy dài thế, Năm tháng vẫn qua đi), chính tình yêu đã đem lại cho con người sự nhạy cảm khác thường,  cảm nhận được về lẽ tồn tại trong không gian và thời gian…
-Tình yêu làm cho cuộc đời của mỗi con người trở nên đáng sống, nhưng quỹ thời gian của mỗi người  không phải là vô tận. Tình yêu tuy gắn với mỗi đời người cụ thể nhưng tình yêu còn là một giá trị vĩnh hằng. Do đó, mỗi người cần phải làm gì để sống mãi với tình yêu? Đây chính là cội nguồn của khát vọng:

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.

Khát vọng được tan thành trăm con sóng nhỏ chỉ là cách nói thể hiện ước muốn được dâng hiến cuộc đời cho tình yêu. Với một tình yêu bất tử, sự tồn tại mong manh của mỗi đời người không còn đáng sợ.
– Nghệ thuật:
+ Thể thơ năm chữ; nhịp điệu thơ đa dạng, linh hoạt tạo nên âm hưởng của những con sóng: lúc dạt dào sôi nổi, lúc sâu lắng dịu êm phù hợp với tâm tư, trạng, thái tình cảm của tâm hồn.
+ Ngôn ngữ bình dị kết hợp thủ pháp nhân hóa, ẩn dụ, các cặp từ tương phản, đối lập, các điệp từ; Cặp hình tượng sóng và em sóng đôi, bổ sung, hòa quyện vào nhau cùng diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của người con gái đang yêu. 0,5
3. Đánh giá chung
“Sóng” được viết ra từ những xao động yêu đương của một trái tim tuổi trẻ. Đối diện với muôn ngàn con sóng thật của đại dương, con sóng lòng vỗ lên bao tâm trạng, dự cảm , lo âu và trên hết là khát vọng. Để “Sóng” trở thành một ẩn dụ đẹp về tình yêu. 0,25
d. Sáng tạo: Sử dụng ngôn ngữ theo cách thức riêng của bản thân để bàn luận và thể hiện suy nghĩ sâu sắc mới mẻ về vấn đề mà đề yêu cầu 0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
Xem thêm :

  1. Tuyển tập đề thi đáp án và bài văn mẫu về bài thơ Sóng- Xuân Quỳnh : Sóng
  2. Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn
,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *