Đề văn 11 : Lời chào, Trường ca Mặt đường khát vọng,viết bài giới thiệu một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt

  ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024

MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 11

(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)

ĐỌC (4 điểm) Đọc văn bản:

Biết ơn những cánh sẻ nâu đã bay đến cánh đồng

Rút những cọng rơm vàng về kết tổ

Đã dạy ta với cánh diều thơ nhỏ

Biết kéo về cả một sắc trời xanh

 

Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành

“Tuổi của mụ” con nằm tròn bụng mẹ

Để con quý yêu tháng ngày tuổi trẻ

Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi…

 Biết ơn trò chơi tuổi nhỏ mê ly

“Chuyền chuyền một…” miệng, tay buông bắt

Ngôn ngữ lung linh, quả chuyền thoăn thoắt

 Nên một đời tiếng Việt mãi ngân nga

 

Biết ơn dấu chân bấm mặt đường xa

 Những dấu chân trần, bùn nặng vết

 Ta đi học quen dẫm vào không biết

 Dáng cuộc đời in mãi dáng ta đi…

(Trích Chương I – Lời chào, Trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Em hãy kể ra những hình ảnh nói về quê hương và tuổi thơ của nhân vật trữ tình trong khổ thơ đầu?

Câu 3. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 4. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của hình ảnh “những dấu chân” trong khổ thơ cuối?

Câu 5. Bức thông điệp nào từ bài thơ trên có ý nghĩa nhất đối với em?

  1. VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm) Viết một đoạn văn nêu cảm nhân của em về đoạn thơ sau:

                        Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành

                       “Tuổi của mụ” con nằm tròn bụng mẹ

                        Để con quý yêu tháng ngày tuổi trẻ

                        Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi…

 

Câu 2. (4.0 điểm) Hãy viết bài giới thiệu một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt (món ăn/ trang phục/ trò chơi/ lễ hội,…truyền thống)

  ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024

MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 11

(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)

  1. ĐỌC (4.0 điểm)

Đọc văn bản sau:                   NHỚ

 

Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh

Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây

Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh

Sưởi ấm lòng chiến sĩ dưới ngàn cây

 

Anh yêu em như anh yêu đất nước

Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần

Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước

Mỗi tối anh nằm mỗi miếng anh ăn

Ngôi sao trong đêm không bao giờ tắt

Chúng ta yêu nhau chiến đấu suốt đời

Ngọn lửa trong rừng bập bùng đỏ rực

Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người

 

 

 

(Nhớ, Nguyễn Đình Thi, NXB Trẻ TP.HCM, 2017)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định đề tài của văn bản trên.

Câu 2: Nhân vật trữ tình của bài thơ là ai?

Câu 3: Hình ảnh ngôi sao, ngọn lửa trong bài thơ có ý nghĩa gì?

Câu 4: Chỉ ra và nêu  tác dụng của biện pháp tu từ  trong hai câu thơ

Anh yêu em như anh yêu đất nước

Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần

Câu 5: Bài thơ giúp em có thêm được cảm nhận gì tình yêu trong thời chiến ?

  1. VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm) Viết một đoạn văn nêu cảm nhân của em về đoạn thơ sau:

Ngôi sao trong đêm không bao giờ tắt

Chúng ta yêu nhau chiến đấu suốt đời

Ngọn lửa trong rừng bập bùng đỏ rực

Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người

Câu 2: (4.0 điểm) Hãy viết bài  giới thiệu một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt (món ăn/ trang phục/ trò chơi/ lễ hội,…truyền thống)

 

  ĐÁP ÁN GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn: Ngữ văn – Lớp 11

HƯỚNG DẪN CHUNG

– Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.

– Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.

– Điểm làm tròn 1 chữ số thập phân.

  1. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4,0
  1 Đoạn trích trên được viết theo thể thơ: Tự do 0,5
2 Nhà thơ bày tỏ lòng biết ơn với những đối tượng: Những cánh sẻ nâu, mẹ, trò chơi tuổi nhỏ, dấu chân bấm mặt đường xa.

Hướng dẫn chấm:

Hs trả lời được 1- 2 đối tượng: 0,25 điểm

– HS trả lời được 3-4 đối tượng: 0,5 điểm

0,5
3 +) Biện pháp tu từ chính: điệp từ “Biết ơn” (0.5 điểm)

+) Tác dụng:

– Tăng sức gợi hình gợi cảm và làm giàu nhạc điệu cho câu thơ (HS Có thể chỉ ra 1 trong 2 nội dung cũng cho  điểm)

– Nhấn mạnh: (0.5 điểm)

+ Ý nghĩa lớn lao của những đều nhỏ bé, đời thường mà hàng ngày hay bị chúng ta xem nhẹ hoặc lãng quên

+ Những điều dù nhỏ bé nhưng đều khiến cho nhà thơ thêm yêu tuổi thơ, yêu những tháng năm tuổi trẻ, yêu tiếng mẹ đẻ và biết ơn thành quả của người đi trước.

+ Tình cảm biết ơn, trân quý của tác giả với những điều bình dị

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời như đáp án: 1,0 điểm

– Hs gọi tên đúng biện pháp tu từ và chỉ ra từ “Biết ơn”: 0.5 điểm

– Hs nêu tác dụng: 

+ HS trả lời được 2 – 3 ý : 0.5 điểm

+ HS trả lời được 1 ý : 0,25 điểm

1.0
4 Ý nghĩa của hình ảnh “những dấu chân”:

– Cuộc sống lao động vất vả, nhọc nhằn, nghèo khó: 0,5 điểm

– Thành quả của cha ông đi trước để lại cho thế hệ sau: 0,5 điểm

Hướng dẫn chấm

– HS trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm

– HS trả lời được 1 ý: 0,5 điểm

1,0
5 HS sinh trình bày suy nghĩ cá nhân

– lòng biết ơn, trân quý của nhà thơ với những điều đơn giản, gần gũi nhưng lại theo suốt cuộc đời mỗi người. Có biết ơn, con người mới biết sống hướng thiện, tích cực, biết tạo ra và lan toả những điều tốt đẹp…

1,0
II   LÀM VĂN 6,0
  1 Viết đoạn văn nghị luận cảm nhận về đoạn thơ 2,0
a. Đảm bảo cấu trúc:

Mở đoạn nêu được vấn đề, Thân đoạn triển khai được vấn đề, Kết đoạn khái quát được vấn đề.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề

đặc sắc nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ

0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

-Nội dung: biết ơn công ơn mẹ đã dưỡng dục, mang nặng để đau 9 tháng 10 ngày.

– Nghệ thuật: giọng thơ thiết tha sấu lắng; hình ảnh giản dị mộc mạc: ngôn từ sâu sắc…

Hướng dẫn chấm:

– Viết đầy đủ, sâu sắc: 1,0 điểm .

– Viết đầy đủ nhưng có ý còn chưa rõ: 0,75  điểm.

– Viết chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,5 điểm.                                                                                            

0,5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để làm rõ nội dung và nghệ thuật đoạn thơ

– Trình bày quan điểm rõ ràng và hệ thống các ý

Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, kết hợp giữa li lẽ và bằng chứng

0,5
d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
  2 Viết bài giới thiệu một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt (món ăn/ trang phục/ trò chơi/ lễ hội,…truyền thống) 4,0
    a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh tổng hợp

Mở bài nêu được đối tượng thuyết minh, Thân bài triển khai được đối tượng, Kết bài khái quát được đối tượng.

0,25
    b. Xác định đúng đối tượng thuyết minh

Giới thiệu một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt (món ăn/ trang phục/ trò chơi/ lễ hội,…truyền thống)

0,5
    c. Triển khai, trình bày nội dung thông tin

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần lồng ghép một hay nhiều yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận), đảm bảo các yêu cầu sau:

*Giới thiệu được đối tượng thuyết minh: Một nét đẹp văn hóa truyền thống.(0,25)

*Làm rõ đối tượng thuyết minh: Làm rõ các đặc điểm của nét đẹp văn hóa truyền thống đó (nguồn gốc, sự hình thành; cấu tạo, cách tiến hành; …) (1,5)

*Đánh giá vai trò, giá trị của nét văn hóa (0,25)

*Phát biểu những suy nghĩ của bản thân về đối tượng thuyết minh.(0,25)

– Khái quát được ý nghĩa, vai trò của đối tượng thuyết minh. (0,25)

– Rút ra bài học, trách nhiệm của bản thân trong bảo tồn, giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống đó. (0,25)

1,0
    d.Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm cá nhân

-Lựa chọn được cá thao tác lập luận, phương thức biểu đạt để triển khai vấn đề

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng

1,5
    đ. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25
    Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về đối tượng thuyết minh; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm:

– Đáp ứng được 2 yêu cầu: 0,5 điểm.

– Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,5
Tổng điểm 10,0

 

 

(Mã 02)

ĐÁP ÁN GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn: Ngữ văn – Lớp 11

  1. HƯỚNG DẪN CHUNG

– Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.

– Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.

– Điểm làm tròn 1 chữ số thập phân.

  1. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4,0
  1 Đề tài: Tình yêu lứa đôi gắn liền với tình yêu đất nước và những trận chiến đấu 0,5
2 Nhân vật trữ tình: Tác giả/chàng trai 0,5
3 Ngôi sao, ngọn lửa biểu trưng cho ý chí chiến đấu, cho niềm tin, hi vọng của người lính, thể hiện quyết tâm rực lửa trên con đường bảo vệ tổ quốc’

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời được ý 1: 0,5 điểm

– Trả lời được ý 2: 1,0 điểm

1.0
4 +) Biện pháp tu từ chính: so sánh “yêu em như yêu đất nước” (0.5 điểm)

+) Tác dụng:

– Tăng sức gợi hình gợi cảm và làm giàu nhạc điệu cho câu thơ (HS Có thể chỉ ra 1 trong 2 nội dung cũng cho  điểm)

– Nhấn mạnh: (0.5 điểm)

+ khẳng định tình yêu dành cho em là lớn lao, bất diệt, vừa thể hiện ý chí, quyết tâm bảo vệ đất nước.

+  Đất nước có tất cả những người ta yêu thương, vì vậy cần bảo vệ.

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời như đáp án: 1,0 điểm

– Hs gọi tên đúng biện pháp tu từ và chỉ ra từ “Biết ơn”: 0.5 điểm

– Hs nêu tác dụng: 

+ HS trả lời được 2 – 3 ý : 0.5 điểm

+ HS trả lời được 1 ý : 0,25 điểm

1,0
5 Hs trả lời theo ý kiến riêng nhưng có thể đảm bảo các ý

– Tình yêu mãnh liệt, trong sáng thủy lớn lao bất diệt vì gắn tình yêu cá nhân với tình yêu đất nước.

– Biết ơn, trân trọng đối với sự hy sinh cao cả của những thế hệ cha anh

1,0
II   LÀM VĂN 6,0
  1 Viết đoạn văn nghị luận cảm nhận về đoạn thơ 2,0
a. Xác định được yêu cầu hình thức, dung lượng của đoạn văn nghị luận văn học 0,25
b. Xác định đúng vấn đề

đặc sắc nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ

0,25
c. Đề xuất được hệ thống ý để làm rõ vấn đề nghị luận:

-Nội dung: nhân vật trữ tình vừa bộc lộ tình yêu, nỗi nhớ với người yêu vừa thể hiện quyết tâm chiến đấu và tình yêu đất nước. Tình cảm ấy tha thiết, dào dạt, mãnh liệt và luôn cháy bỏng, tạo cho nhân vật niềm tin và ý chí

– Nghệ thuật: giọng thơ mạnh mẽ; hình ảnh mang tính biểu tượng:  sử dụng phép điệp…                                                                               

0,5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để làm rõ nội dung và nghệ thuật đoạn thơ

– Trình bày quan điểm rõ ràng và hệ thống các ý

Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, kết hợp giữa li lẽ và bằng chứng

0,5
đ. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
  2 Viết bài giới thiệu một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt (món ăn/ trang phục/ trò chơi/ lễ hội,…truyền thống) 4,0
    a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh tổng hợp

Mở bài nêu được đối tượng thuyết minh, Thân bài triển khai được đối tượng, Kết bài khái quát được đối tượng.

0,25
    b. Xác định đúng đối tượng thuyết minh

Giới thiệu một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt (món ăn/ trang phục/ trò chơi/ lễ hội,…truyền thống)

0,5
    c.Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề xã hội:

*Giới thiệu được đối tượng thuyết minh: Một nét đẹp văn hóa truyền thống.(0,25)

*Làm rõ đối tượng thuyết minh: Làm rõ các đặc điểm của nét đẹp văn hóa truyền thống đó (nguồn gốc, sự hình thành; cấu tạo, cách tiến hành; …) (1,5)

*Đánh giá vai trò, giá trị của nét văn hóa (0,25)

*Phát biểu những suy nghĩ của bản thân về đối tượng thuyết minh.(0,25)

– Khái quát được ý nghĩa, vai trò của đối tượng thuyết minh. (0,25)

– Rút ra bài học, trách nhiệm của bản thân trong bảo tồn, giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống đó. (0,25)

1,0
    d.Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm cá nhân

-Lựa chọn được cá thao tác lập luận, phương thức biểu đạt để triển khai vấn đề

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng

1,5
    đ. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25
    Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về đối tượng thuyết minh; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm:

– Đáp ứng được 2 yêu cầu: 0,5 điểm.

– Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,5
Tổng điểm 10,0

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *