37 Đề thi thử TN THPT môn Văn theo cấu trúc đề minh họa 2021 – có lời giải – Đề 32

ĐỀ PHÁT TRIỂN

TỪ ĐỀ MINH HỌA 2021

CHUẨN CẤU TRÚC
GV biên soạn Cô Châm

 

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2021

Môn thi thành phần: Ngữ Văn

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

 

 

ĐỀ SỐ 32

 

  1. ĐỊNH HƯỚNG RA ĐỀ
  2. Cấu trúc đề vẫn gồm hai phần, đó là phần Đọc hiểu (3 điểm) và Làm văn (7 điểm).

– Trong đó, câu hỏi Đọc hiểu gồm ngữ liệu nằm ngoài sách giáo khoa cùng 4 câu hỏi đọc hiểu theo các mức độ: Nhận biết/ thông hiểu/ vận dụng. Đó là những dạng câu hỏi quen thuộc với học trò từ nhiều năm nay.

– Trong phần Làm văn, câu Nghị luận xã hội (2 điểm) với yêu cầu viết một đoạn văn khoảng 200 chữ, nội dung nghị luận là vấn đề có quan hệ hữu cơ với nội dung trong ngữ liệu đọc hiểu.

  1. Nội dung:

– Đề đảm bảo kiến thức cơ bản, và không có kiến thức trong nội dung tinh giản mà Bộ mới công bố ngày 31.3.2020. Đề không khó, vừa sức với học sinh, học sinh trung bình không khó để đạt mức điểm 5 – 6; học sinh khá đạt 7 – 8. Tuy nhiên để đạt mức điểm 9-10 đòi hỏi học sinh phải phát huy được tư duy phản biện, các trình bày vấn đề nghị luận sắc bén, thể hiện quan điểm cá nhân mang tính sáng tạo.

– Phần Đọc hiểu trong đề thi sử dụng ngữ liệu nằm ngoài sách giáo khoa, gồm một đoạn trích dẫn cho trước và 4 câu hỏi. Để trả lời được 4 câu hỏi này, đòi hỏi học sinh phải nắm chắc kiến thức về Tiếng Việt, đọc hiểu nội dung và suy ngẫm, đánh giá. Đặc biệt ở câu 3, câu 4 đòi hỏi người làm bài phải hiểu sâu sắc đoạn trích, câu trích dẫn thì bài làm mới hay, hiểu đúng vấn đề.

– Trong phần Làm văn:

+ Đề thi yêu cầu học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội: Câu này vẫn giữ nguyên tắc ra đề truyền thống, yêu cầu học sinh viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về một vấn đề được rút ra từ ngữ liệu ở phần Đọc hiểu.

+ Ở câu nghị luận văn học, nội dung câu hỏi nằm ở phần kiến thức chương trình học kì I lớp 12, không ra ngoài nội dung tinh giản của Bộ GDĐT, mức độ phù hợp giống với câu nghị luận học trong đề thi chính thức năm 2019. Và đây là đơn vị kiến thức nhỏ (không phải toàn bộ tác phẩm), phù hợp với dung lượng bài văn 5 điểm trong thời lượng đề thi 120 phút.

  1. MA TRẬN ĐỀ THI

MA TRẬN

PHẦN CÂU CẤP ĐỘ NHẬN THỨC
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
ĐỌC HIỂU 1 x      
2   x    
3   x    
4     x  
LÀM VĂN 1     x
2    

 

C – BIÊN SOẠN ĐỀ THI

  1. Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn trích:

Sự trưởng thành của con người luôn song hành cùng những vấp ngã và sai lầm. Vì thế, hãy chấp nhận điều đó như một lẽ tự nhiên. Khi trẻ học nói, học đi hay bất cứ điều gì, chúng đều phải nếm trải những va vấp. Chúng ta cũng vậy, có thể đằng sau những tư tưởng vừa lĩnh hội, hoặc sau sự chín chắn rèn giũa được là một thất bại, hay một bước lùi nào đó. Tuy nhiên, đừng đánh đồng những sai lầm ấy với việc ta không thể trưởng thành. Hãy hiểu rằng, như một lẽ tự nhiên, sau một bước tiến xa luôn tồn tại một bước lùi gần và hãy tin tưởng rằng mọi trải nghiệm đều đem lại cho ta những bài học quý giá nếu ta biết trân trọng nó.

Chính vì vậy, đừng giữ thái độ cầu toàn trong mọi sự. Dĩ nhiên, để đạt được điều mình mong muốn, ta phải không ngừng nỗ lực. Nhưng đừng yêu cầu cuộc đời phải viên mãn thì ta mới hài lòng và cũng đừng đòi hỏi mọi mối quan hệ phải hoàn hảo thì ta mới nâng niu trân trọng. Hoàn hảo là một điều không tưởng. Trên đời, chẳng có gì là hoàn thiện, hoàn mĩ cả. […]

Khi kiếm tìm sự hoàn hảo, người ta dễ trở nên hà khắc, hay phán xét bản thân và mọi người. Bởi vậy, trên con đường trưởng thành của mình, mỗi người cần phải học cách chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có.

(Theo Quên hôm qua sống cho ngày mai – Tian Dayton, Ph. D, biên dịch: Thu Trang – Minh Tươi, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr.68 – 69)

Thựchiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (NB). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2 (NB). Theo tác giả, vì sao đừng giữ thái độ cầu toàn trong mọi sự?

Câu 3 (TH). Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: như một lẽ tự nhiên, sau một bước tiến xa luôn tồn tại một bước lùi gần?

Câu 4 (VD). Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: trên con đường trưởng thành của mình, mỗi người cần phải học cách chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có? Vì sao?

  1. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ về ý nghĩa sự trải nghiệm trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cócây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn.

Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thắng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mai ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rấtnhanh, thay thế những cây đã ngã… Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng…

Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời.

( Trích Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12,Tập hai, tr 38,NXB Giáo dục Việt Nam, 2008)

Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp hình tượng cây xà nu trong đoạn trích trên trên. Từ đó, nhận xét bút pháp miêu tả thiên nhiên của nhà văn Nguyễn Trung Thành.

 

 

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI CHI TIẾT

 

  Phần Câu/Ý Nội dung Điểm
  I   Đọc hiểu 3.0
    1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 0,5
    2 Theo tác giả, đừng giữ thái độ cầu toàn trong mọi sự vì:

– Sự trưởng thành của con người luôn song hành cùng những vấp ngã và sai lầm.

– Hoàn hảo là một điều không tưởng. Trên đời chẳng có gì là hoàn thiện, hoàn mĩ cả.

– Khi kiếm tìm sự hoàn hảo, người ta dễ trở nên hà khắc, hay phán xét bản thân và mọi người.

0,5

 

    3 Như một lẽ tự nhiên, sau một bước tiến xa luôn tồn tại một bước lùi gần có thể được hiểu như sau: sau mỗi thành công đạt được, con người luôn phải có những phút chiêm nghiệm, tự rút kinh nghiệm cho bản thân. Sau mỗi “bước tiến xa” để đi về phía trước, luôn tồn tại và cần thiết phải có những bước lùi lại, nhìn nhận những gì mình đã làm để rút ra bài học, trên cơ sở đó mới mong đạt được những bước tiến xa hơn nữa, thành công hơn nữa. 1,0

 

 

    4 – Đồng ý với quan điểm trên con đường trưởng thành của mình, mỗi người cần phải học cách chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có.

– Vì:

+ Con người là tổng thể của các mối quan hệ xã hội, phải biết chấp nhận mình cùng người khác thì mới cùng chung sống được.

+ Chấp nhận mình và người khác như bản thân vốn có để có những đánh giá đúng về bản thân mình và những người xung quanh.

+ Biết được khả năng của bản thân mình và người khác sẽ có phương hướng phát huy những ưu điểm của mình, hạn chế những khuyết điểm mà mình mắc phải. Đồng thời, biết học tập những điểm mạnh của người khác cũng như không trở nên quá hà khắc, hay phán xét bản thân và mọi người.

+ Chấp nhận mình và chấp nhận người khác như bản thân vốn có không phải là thỏa mãn với những gì mình có mà là một cách để trân trọng hiện tại, hướng tới ngày mai tốt đẹp hơn.

1,0

 

 

 

 

  II   Làm văn  
    1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ  về ý nghĩa sự trải nghiệm trong cuộc sống.

 

2,0
  a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: ý nghĩa sự trải nghiệm trong cuộc sống.

 

0,25

 

 

0,25

 

  1. Giải thích

– Sự trải nghiệm: quá trình tham gia, tìm hiểu, dấn thân thực hành các công việc khác nhau trong những vấn đề thuộc bất kì lĩnh vực nào của cuộc sống.

– Ý nghĩa của sự trải nghiệm là mang đến cho chúng ta những bài học kinh nghiệm cần thiết cho những hoạt động, việc làm, những bước tiến tiếp theo.

2. Bàn luận, chứng minh

a. Vì sao cần phải có sự trải nghiệm

– Sự trưởng thành của con người luôn song hành cùng những vấp ngã và sai lầm, không ai có thể thành công ngay từ lần đầu tiên, chính trải nghiệm giúp ta tự nhận ra ưu và khuyết điểm của mình.

– Trên đời, không có gì là hoàn hảo, hoàn mĩ nên sau mỗi lần trải nghiệm, chúng ta sẽ tự hoàn thiện bản thân để vươn tới những điều tốt đẹp hơn.

– Ai cũng cần những trải nghiệm thì mới nên người, khi nhận thức được điều đó, việc đánh giá mình và người khác cũng trở nên bớt hà khắc, tránh gây những tổn thương không đáng có cho mọi người xung quanh.

b. Ý nghĩa của trải nghiệm

– Mang đến cho chúng ta những bài học mới, nhận ra những nhược điểm, ưu điểm của bản thân cũng như những người bên cạnh, từ đó có hướng khắc phục đúng đắn để sẵn sàng đón nhận những cơ hội mới. Sự trải nghiệm giúp con người trưởng thành theo thời gian.

Dẫn chứng:

+ Những kì giao lưu, cọ sát, thi thử giúp học sinh củng cố tinh thần, biết bổ sung những kiến thức còn thiếu hụt

+ Qua bao nhiêu trải nghiệm, thất bại rồi thành công, đội tuyển U23 Việt Nam mới vững vàng như ngày hôm nay để ghi tên mình trên bản đồ bóng đá châu lục.

– Trải nghiệm giúp chúng ta có cái nhìn khoan dung hơn với bản thân mình và những người xung quanh, từ đó không khiến cho chính mình và mọi người áp lực. Khi học tập và làm việc với tinh thần thoải mái, tỉ lệ thành công càng cao hơn.

Dẫn chứng:

+ Những danh nhân nổi tiếng, những doanh nhân, những người truyền cảm hứng không ít lần thất bại và sau trải nghiệm đó họ lại có thêm động lực để nghiên cứu, tìm tòi và dẫn tới thành công: Bill Gates, Steve Jobs, ….

c. Phản đề

– Sự trải nghiệm luôn luôn là điều cần thiết để con người tự tích lũy, tự học tập nhưng có những thứ không cần trải nghiệm, ví dụ như sử dụng những chất cấm, làm những điều trái pháp luật…

– Phải cần có trải nghiệm mới nên người, do đó nên có cái nhìn bao dung với những lỗi lầm nhưng cũng cần ghi nhớ, có những lỗi lầm không thể tha thứ được, có những may mắn chẳng bao giờ đến lần thứ hai, nên cũng phải biết nắm bắt cơ hội để bứt phá.

 

1,0
  d. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0,25
  e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25
  2 Cảm nhận của anh/ chị vẻ đẹp hình tượng sông Đà ở đoạn trích. Từ đó, nhận xétphong cách tài hoa, uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân. 5,0
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn thơ (có ý phụ)

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

0,25
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Vẻ đẹp hình tượng cây xà nu, nhận xét bút pháp miêu tả thiên nhiên của nhà văn Nguyễn Trung Thành.

 

0,25
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:

3.1.Mở bài

– Nguyễn Trung Thành là nhà văn có sở trường viết về Tây Nguyên qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Rừng xà nu-truyện ngắn đỉnh cao và xuất sắc nhất của văn xuôi đánh Mĩ. Tác phẩm phản ánh cuộc đấu tranh anh dũng bất khuất, kiên cường của đồng bào Tây Nguyên. Một trog những thành công nổi bật của Nguyễn Trung Thành là xây dựng hình tượng Rừng xà nu thể hiện chiều sâu của tác phẩm, tạo nên tính cô đúc, hàm xúc mang sắc màu anh hùng ca của tác phẩm của văn xuôi đánh Mĩ.

– Nêu vấn đề cần nghị luận: Tác phẩm tập trung ca ngợi vẻ đẹp hình tượng cây xà nu, qua đó thể hiện bút pháp miêu tả thiên nhiên của nhà văn Nguyễn Trung Thành.

3.2.Thân bài

a. Khái quát về truyện ngắn, đoạn trích

-Truyện ngắn “Rừng xà nu” viết năm 1965, in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”;

-Truyện miêu tả rừng xà nu và kể chuyện về Tnú sau ba năm đi “lực lượng” được về thăm làng. Đêm đó, cụ Mết kể lại câu chuyện cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man. Kết truyện, cụ Mết và Dít tiễn Tnú trở về đơn vị.

-Đây là đoạn mở đầu thiên truyện về một làng Xô Man nhỏ bé nhưng kiên cường, bất khuất.

-Đoạn trích là một bức tranh, trong đó tác giả tái hiện hình ảnh rừng xà nu hiên ngang, đầy sức sống trước sự huỷ diệt của kẻ thù. Nó là hình ảnh thu nhỏ của làng Xô Man, như là biểu tượng của người dân Tây Nguyên anh dũng, khát khao độc lập, tự do.

      b. Cảm nhận nội dung, nghệ thuật vẻ đẹp hình tượng cây xà nu

b.1. Về nội dung

– Cây xà nu, rừng xà nu đau thương trong bom đạn:

+Năm 1965, đế quốc Mỹ đưa quân vào miền Nam, chúng mở rộng cuộc chiến tranh và dập tắt các phong trào đấu tranh cách mạng trên mảnh đất Tây Nguyên. Hình ảnh cây xà nu, rừng xà nu cùng chịu chung số phận từ bom đạn của kẻ thù với hình ảnh “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”. Với đoạn văn miêu tả thật sống động, nhà văn đã thổi vào cây xà nu, rừng xà nu như một sinh thể có hồn, mang dáng vẻ của một con người, một tập thể đang chịu đựng trước sự tàn phá do bom đạn của đế quốc. Đặc biệt, với nghệ thuật tăng cấp “cả rừng xà nu không có cây nào không bị thương” chứng tỏ, bom đạn của đế quốc, chúng ra sức hủy diệt sức sống của thiên nhiên, môi trường sống của con người với chính sách “đốt sạch, quét sạch, giết sạch”. Và hình ảnh “nhựa ứa ra, tràn trề … và đặc quyện thành từng cục máu lớn”, một hình ảnh nhân hóa độc đáo, chứng tỏ nhựa xà nu chính là hơi thở, mạch sống là máu thịt của con người Tây Nguyên đang chịu đựng sự đau thương tàn khốc trước bom đạn của Đế quốc, càng khơi dậy lòng căm thù sâu sắc của người dân Tây Nguyên đối với quân giặc thật vô cùng.

+Hình ảnh cây xà nu tiếp tục khắc họa với nét bút độc đáo của Nguyễn Trung Thành, tác giả đã thổi vào cây xà nu mang dáng vẻ như con người đang hứng chịu trước bom đạn tàn khốc của đế quốc qua hình ảnh thật xúc động: “Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết”. Với ngôn ngữ tạo hình độc đáo, tác giả khắc họa hình ảnh cây xà nu con đang vươn mình tràn đầy sức sống nhưng bom đạn của kẻ thù ra sức hủy diệt, những cây con không đủ sức đề kháng, vết thương cứ loét mãi ra rồi cây chết, càng gợi cho người đọc thấy rõ sức sống thiên nhiên bị hủy diệt cũng là sự hủy diệt cả hơi thở của người dân Tây Nguyên, càng cho chúng ta thấy rõ bom đạn tội ác của đế quốc trong chiến tranh Việt Nam thật vô cùng tàn bạo.

-Cây xà nu, rừng xà nu vươn mình trổi dậy:

+Rừng xà nu nằm cạnh con nước lớn ngang tầm đạn đại bác của giặc, mỗi ngày đều chịu sự tàn phá khốc liệt do bom đạn của kẻ thù, nhưng cây xà nu vẫn vươn mình trổi dậy, đón nhận ánh sáng của mặt trời, toát lên một sức sống mãnh liệt, hiên ngang, bất khuất như tinh thần bất khuất của người dân Tây Nguyên trước kẻ thù, với hình ảnh: “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. Bằng nghệ thuật tăng cấp, kết hợp biện pháp nhân hóa, so sánh cho chúng ta hình dung, trước sự tàn phá do bom đạn của đế quốc nhưng không thể nào hủy diệt sức sống của cây xà nu, khi một cây ngã gục lại nhiều cây khác trồi lên, nhú lên “ngọn xanh rờn”, chứng tỏ sức sống tiềm tàng của cây xà nu thật mãnh liệt và hình ảnh “hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời” có khác gì như mũi tên của những chàng dũng sĩ Tây Nguyên đang hướng về phía kẻ thù để chiến đấu nhằm tiêu diệt cũng là vẻ đẹp về tinh thần bất khuất của người dân Xô Man thời chống Mỹ.

+Sức sống của cây xà nu vẫn hiên ngang, ngạo nghễ thách thức trước bom đạn kẻ thù với hình ảnh nhân hóa độc đáo, sáng tạo qua ngòi bút của Nguyễn Trung Thành: “Có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng”. Qua đoạn văn miêu tả vừa hiện thực vừa lãng mạn, tác giả khắc họa hình ảnh cây xà nu mang một sức sống tiềm tàng, bất diệt. Nó có sức đề kháng rất mãnh liệt trước bom đạn tối tân của đế quốc, toát lên một dáng vẻ mạnh mẽ cường tráng, ngạo nghễ, cho chúng ta liên tưởng tinh thần bất khuất của người dân Xô Man dù đối diện trước bom đạn cùng hành động tàn bạo, khủng bố, dã man của kẻ thù, nhưng không thể nào dập tắt ngọn lửa đấu tranh của họ. Họ vẫn bất khuất kiên cường dưới ngọn cờ cách mạng. Đúng như lời nói cụ Mết: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!…, Đảng còn, núi nước này còn”.

– Cây xà nu, rừng xà nu sừng sững tiếp nối bất diệt.

+ Nói đến, bom đạn của đế quốc là vũ khí tối tân, mà rừng xà nu lại nằm ngay trong tầm đạn đại bác của giặc. Trước sự tàn phá của kẻ thù nhằm hủy diệt sức sống thiên nhiên và cuộc sống con người Tây Nguyên, chúng ra sức tàn phá, đàn áp, khủng bố nhằm dập tắt cuộc đấu tranh của nhân dân Tây Nguyên tiêu biểu là dân làng Xô Man. Nhưng lạ thay, đã bao năm qua, cây xà nu, rừng xà nu vẫn sinh sôi nảy lộc, vươn mình khoe sắc dưới ánh sáng mặt trời, rừng Xà nu vẫn “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng”. Một hình ảnh so sánh nhân hóa độc đáo, toát lên vẻ đẹp giữa thiên nhiên và con người Tây Nguyên thật kiên cường bất khuất.

+Nhà văn tiếp tục khám phá sức sống của cây xà nu, rừng xà nu thật mãnh liệt bền vững đó là hình ảnh: “Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”. Với nghệ thuật nhân hóa, tăng cấp, tác giả thổi vào cây xà nu có một sức sống bất diệt, nó vượt lên sự khắc nghiệt do bom đạn của đế quốc. Nó vẫn đứng sừng sững kiên cường giữa vùng đất Tây Nguyên anh dũng là vẻ đẹp về tinh thần đấu tranh bất khuất bền bỉ của người dân Tây Nguyên thời chống Mỹ.

– Mở rộng cảm nhận: Không chỉ ở đoạn văn mở đầu mà càng đi sâu vào nội dung của tác phẩm, người đọc lại càng tìm thấy sức sống bất diệt của cây xà nu, một loài cây đáng quý dù bom đạn tàn phá, cày nát đồi xà nu, rừng xà nu nhưng qua lời nói khẳng định của cụ Mết: “Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này”. Lời nói dứt khoát khẳng định của cụ Mết càng cho ta thấy rõ sức sống mãnh liệt bền vững của cây xà nu thật vô cùng, cũng là sức sống kiên cường, bất khuất của người dân Tây Nguyên qua hai thời kì đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ.

b.2.Về nghệ thuật: Hình tượng cây xà nu được xây dựng bằng nghệ thuật độc đáo:

– Kết hợp miêu tả bao quát lẫn cụ thể, khi dựng lên hình ảnh cả khu rừng, khi đặc tả cận cảnh một số cây.

– Phối hợp cảm nhận của nhiều giác quan trong việc miêu tả những cây xà nu với vóc dáng đầy sức lực, tràn trề mùi nhựa thơm, ngời xanh dưới ánh nắng…

– Miêu tả cây xà nu trong sự so sánh, đối chiếu thường xuyên với con người. Các hình thức nhân hóa, ẩn dụ, tượng trưng đều được vận dụng nhằm thể hiện sống động vẻ hùng vĩ, khoáng đạt của thiên nhiên đồng thời gợi nhiều suy tưởng sâu xa về con người, về đời sống.

– Giọng văn đầy biểu cảm với những cụm từ được lặp đi lặp lại gây cảm tưởng đoạn văn giống như một đoạn thơ trữ tình.

c. Nhận xét bút pháp miêu tả thiên nhiên của nhà văn Nguyễn Trung Thành: Tác giả đã sử dụng bút pháp miêu tả giàu chất sử thi và cũng rất lãng mạn, bay bổng:

– Đối lập giữa sự tàn khốc của chiến tranh với sức sống của cây xà nu;

-Tạo dựng được một bức tranh hoành tráng và đầy lãng mạn về cây xà nu, rừng xà nu (không gian ngút ngàn và hình tượng cây xà nu khoẻ khoắn, mạnh mẽ, ham ánh sáng, khí trời, tràn đầy sinh lực, căng đầy nhựa sống,…).

-Ngôn ngữ miêu tả trong đoạn trích khi mạnh mẽ, hùng tráng khi tha thiết, tự hào; vừa lãng mạn bay bổng vừa trữ tình sâu lắng… Mạnh mẽ, hùng tráng khi miêu tả, nhấn mạnh sự khốc liệt của chiến tranh; tha thiết, tự hào khi miêu tả sức sống kì diệu của cây xà nu.

– Điểm nhìn mang tính sử thi và cảm hứng lãng mạn: đó là một cái nhìn thể hiện sự khâm phục, trân trọng và ngưỡng vọng đối với cái cao cả; đó là cảm hứng ngợi ca, tôn vinh cái hùng, cái đẹp của thiên nhiên và con người.

3.3.Kết bài

   –Đoạn trích mở đầu truyện ngắn Rừng xà nu mang đầy ý nghĩa biểu trưng, là âm hưởng chủ đạo tạo phông nền cho diễn biến của toàn bộ thiên truyện. Hình tượng cây xà nu và rừng xà nu tiêu biểu cho sức sống của người dân Tây Nguyên. Mỗi cây xà nu là một con người, các thế hệ xà nu là các thế hệ người dân làng Xô Man, cả rừng xà nu là hình ảnh làng Xô Man kiên cường, bất khuất.

– Nêu cảm nghĩ về tư tưởng và nghệ thuật của nhà văn qua đoạn trích nói riêng, tác phẩm nói chung.

 

 

 

 

 

0,25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0,25
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

 0,25

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *