Đề thi HSG môn văn lớp 11 THPT Bình Sơn Vĩnh Phúc 2024

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN

 

( Đề thi gồm 01 trang)

ĐỀ THI KHẢO SÁT HSG LẦN 2

NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11

 

    Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề

 

Câu 1 (6 điểm):   

            Hiện nay, con người đang đối diện với nỗi sợ mang tên – sợ bị thay thế bởi máy móc. Nói về vấn đề này, Georges Duhamel cho rằng: Đừng sợ máy móc bên ngoài. Hãy sợ máy móc của chính lòng mình.

Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ về vấn đề trên.          

              

Câu 2 (14 điểm):

Bàn về thơ, nhà nghiên cứu văn học Chu Văn Sơn cho rằng:

Gốc của thơ đâu phải là chuyên chế câu tạo chữ, trái lại thơ là phần người được gắn vào ngôn ngữ, là phận người cất thành tiếng, thậm chí là mệnh người kí trú trong lời. Thơ đòi người thơ phải chưng cất chất người trong mình mà tinh luyện thành ngôn từ.”

           Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

 

——–Hết——–

 

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

 

Họ và tên thí sinh:……………………………………Số báo danh:…………………………

 

 

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN

      (HDC gồm 06 trang)

HDC ĐỀ THI KHẢO SÁT HSG LẦN 2

NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11

 

Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề

 

YÊU CẦU CHUNG

– Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.

– Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa.

– Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm.

YÊU CẦU CỤ THỂ

Câu Ý Nội dung Điểm
1   Suy nghĩ về bài học được gợi ra câu nói của Georges Duhamel: “Đừng sợ máy móc bên ngoài. Hãy sợ máy móc của chính lòng mình.” 6,0
    a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Mỗi người hãy biết sợ sự chai sạn, máy móc hoá, rập khuôn khô cứng của chính tâm hồn mình. 0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp tốt các lí lẽ, dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

 
* Giải thích 1,0
   1. Giải thích  

– “Sợ”: trạng thái lo lắng, hoang mang, bất an.

– “Sợ bị thay thế bởi máy móc”: sợ bị lấn át, bị “vô hiệu hoá” khi máy móc ngày càng đa năng, thay con người làm nhiều việc.

– “Máy móc bên ngoài”: máy móc theo nghĩa thực, chỉ sự tồn tại mang tính vật chất của máy móc.

– “Máy móc của chính lòng mình”: máy móc theo nghĩa ẩn dụ chỉ sự rập khuôn, vô cảm, xơ cứng của tâm hồn mỗi con người.

ð Câu nói của Georges đã gửi đến thông điệp: Thay vì nỗi sợ bị thừa thãi trước sự xuất hiện và phát triển của máy móc, công nghệ; mỗi người hãy biết sợ sự chai sạn, máy móc hoá, rập khuôn khô cứng của chính tâm hồn mình.

 
* Bàn luận 2,5
– Nỗi sợ bị thay thế bởi máy móc là một nỗi sợ có cơ sở trong thời đại ngày nay. Thời đại công nghiệp hoá, số hoá lên ngôi đã hỗ trợ con người trong nhiều hoạt động sống. Ngược lại, con người dễ rơi vào trạng thái tiêu cực trước nguy cơ trở nên thừa thải, vô dụng trước sự tiện nghi của máy móc.

– Tâm hồn trở thành máy móc mới là nỗi sợ đáng lo ngại hơn cả, bởi:

+ Con người là chủ thể sáng tạo và điều khiển máy móc, máy móc bên ngoài không thể thay thế vai trò độc tôn của con người.

+ Những giá trị bên trong tâm hồn mới quyết định ý nghĩa cuộc sống. Khi để tâm hồn rơi vào chai lì, vô cảm, rập khuôn, bị động thì con người đang tự đánh mất đi đặc quyền của con người, rơi vào sống mòn, sống phí,…

– Từ nỗi sợ máy móc của lòng mình, mỗi người cần luôn nuôi dưỡng xúc cảm với cuộc đời, phát huy tính sáng tạo, tâm thế chủ động… để tạo ra những giá trị sống đúng nghĩa cho chính mình và góp phần tạo ra xã hội văn minh, nhân ái.

(Trong quá trình bàn luận, học sinh phải đưa ra những dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện, xác đáng để làm rõ vấn đề)

 

 

 

 

 

 

* Mở rộng 0,5
 Phê phán: những con người bị động chìm đắm trong những nỗi sợ; những người sống hời hợt, vô cảm,…

– Bên cạnh đó, con người cũng cần quan tâm đến những nỗi sợ khác: những hiểm hoạ của thiên nhiên, …Nỗi sợ máy móc đôi khi cũng là điều cần thiết để ta làm chủ máy móc, làm chủ những phát minh của chính mình.

 
* Bài học nhận thức và hành động 0,5
  – Ý thức đúng đắn vai trò của máy móc và về tình trạng sống của chính mình để thức dậy những giá trị người bên trong.

– Cần có những hành động tích cực để tối ưu hoá chức năng của máy móc; bên cạnh đó cần thực hành lối sống yêu thương, sáng tạo, tự chủ,…

(HS liên hệ bản thân)

 
d. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0,5
e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25
2            Bàn về thơ, nhà nghiên cứu văn học Chu Văn Sơn cho rằng:

            Gốc của thơ đâu phải là chuyên chế câu tạo chữ, trái lại thơ là phần người được gắn vào ngôn ngữ, là phận người cất thành tiếng, thậm chí là mệnh người kí trú trong lời. Thơ đòi người thơ phải trưng cất chất người trong mình mà tinh luyện thành ngôn từ.”

           Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

 

14,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 0,5
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Bản chất của thơ là ở nội dung, tư tưởng, ở khả năng thể hiện chiều sâu tâm hồn con người và sự quan tâm phản ánh số phận con người. Mặt khác, nhà thơ cũng cần tìm kiếm ngôn từ đẹp đẽ phù hợp nhất để truyền tải nội dung. Nội dung và hình thức trong thơ phải có sự thống nhất cao độ. 0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 12,0
* Giải thích 2,0
  – “Thơ là phần người được gắn vào ngôn ngữ”: thơ qua phương tiện ngôn ngữ, phải hướng về con người, vì con người, khám phá sự sống và tâm hồn con người.

– Thơ là “phận người cất thành tiếng”, “mệnh người kí trú trong lời”: thơ chính là những chiêm nghiệm về thế sự nhân sinh, những được – thua, thành – bại, may – rủi, sướng – khổ… của con người trong cuộc thế phù du…, được gửi qua “lời” thơ, “tiếng” thơ – chất liệu của thơ ca, có cấu tạo, tổ chức đặc biệt để gây ấn tượng thẩm mĩ với người đọc.

– “Người thơ”: là con người thi sĩ, nhà thơ, tồn tại với tư cách là một cái tôi mang cảm xúc cá thể, với sứ mệnh kiếm tìm những trải nghiệm về cái đẹp.

-“ Thơ đòi người thơ phải chưng cất chất người trong mình mà tinh luyện thành ngôn từ”: nghĩa rằng, người làm thơ cần có sự chắt lọc, đào sâu cảm xúc, suy nghĩ, nghiền ngẫm những vấn đề thế sự nhân sinh, về con người; phải có cho mình những xúc cảm nhân văn, từ đó “tinh luyện thành ngôn từ”- đó là quá trình chọn lọc, sắp xếp các yếu tố ngôn ngữ (âm điệu, vần điệu, thanh điệu, thể thơ, …) một cách công phu, khổ nhọc để tạo ra tác phẩm thơ ca có giá trị.

à Ý kiến trên đã khẳng định bản chất của thơ là ở nội dung, tư tưởng, ở khả năng thể hiện chiều sâu tâm hồn con người và sự quan tâm phản ánh số phận con người. Mặt khác, nhà thơ cũng cần tìm kiếm ngôn từ đẹp đẽ phù hợp nhất để truyền tải nội dung. Nội dung và hình thức trong thơ phải có sự thống nhất cao độ.

 
* Bàn luận 2,0
– Một trong những thiên chức cao cả của văn chương nói nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng, là phản ánh con người và hướng tới phục vụ con người. Nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng cho rằng: “Văn học và hiện thực là hai vòng tròn đồng tâm và tâm điểm là con người”. Văn học có khả năng nhân đạo hoá con người, giúp con người nhận thức rõ hơn về bản thân, làm cho người gần người hơn, biết yêu thương nhiều hơn. Cùng bàn về vấn đề này, trong “ Ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh nhận định: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương muôn vật, muôn loài”. Viết về con người, hướng con người tới cái Chân – Thiện – Mĩ không chỉ là yêu cầu đối với văn chương mà còn là thước đo giá trị của tác phẩm văn chương chân chính.

– Bất kỳ một tác phẩm văn học nghệ thuật nào cũng có mối quan hệ hữu cơ giữa hai mặt cốt lõi là hình thức nghệ thuật và nội dung tư tưởng. Đó cũng chính là mối quan hệ của cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Hình thức nghệ thuật là cái biểu đạt, là chất liệu, thủ pháp tổ chức nên tác phẩm nghệ thuật. Nội dung tư tưởng chính là cái được biểu đạt tồn tại bên trong hình thức biểu đạt được tổ chức thành chỉnh thể tác phẩm nghệ thuật. Chỉ chú ý một mặt sẽ khó đạt được sự hoàn thiện cho một tác phẩm nghệ thuật đích thực. Có nội dung tư tưởng hay, nhưng cần được chuyển vào các phương tiện biểu hiện độc đáo bằng một quá trình sáng tạo khổ nhọc công phu (“Phải phí tổn hàng ngàn cân quặng chữ/ Để thu về một chữ mà thôi/ Và chữ ấy làm cho rung động/ Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài” – Maiacopxki). Trong thơ, đó là hệ thống từ ngữ, cấu tứ, hình ảnh, thể thơ, giọng điệu, âm điệu…tinh tế, mới lạ, có giá trị thẩm mĩ cao.

 
* Chứng minh:

– Học sinh tự lựa chọn dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận theo quan điểm của mình.

– Tuy nhiên cần lưu ý chọn đúng những bài thơ mang đậm tính nhân văn, nội dung hướng về con người, về thế sự nhân sinh; có sức gợi sâu sắc những ám ảnh, những day dứt phận người được bạn đọc nhiều thế hệ yêu thích, trân trọng

– Khi phân tích dẫn chứng cần chú ý đến việc cảm nhận, phân tích kết hợp hài hòa cả nội dung và hình thức nghệ thuật (thể loại, hình tượng, ngôn ngữ, nhịp điệu, BPTT…).

Dẫn chứng có thể lấy cả trong và ngoài chương trình.

7,0
 * Đánh giá chung 1,0
– Ý kiến hoàn toàn đúng đắn, sâu sắc, khẳng định bản chất của thơ là ở nội dung, tư tưởng, ở khả năng thể hiện chiều sâu tâm hồn con người và sự quan tâm phản ánh số phận con người. Mặt khác, nhà thơ cũng cần tìm kiếm ngôn từ đẹp đẽ phù hợp nhất để truyền tải nội dung. Nội dung và hình thức trong thơ phải có sự thống nhất cao độ.

– Ý kiến cũng đặt ra yêu cầu đối với người sáng tác và người tiếp nhận:

+ Người sáng tác: Nhà thơ cần có cái nhìn sâu sắc trước cuộc đời với những cảm xúc mãnh liệt, chân thành; yêu đời, yêu người bằng cả tấm lòng; từ đó chắt lọc, đào sâu và gửi gắm vào ngôn ngữ được trau dồi, tinh luyện để tạo nên những tác phẩm hay, chứa đựng tính nhân văn cao cả, đem đến cho người đọc những tình cảm tốt đẹp.

+ Người tiếp nhận: cần nuôi dưỡng cho mình những tình cảm đúng, tình cảm lớn để cảm thụ văn thơ và từ đó khám phá được những cái hay, cái đẹp của văn thơ. Bên cạnh đó, người đọc cũng cần tiếp cận tác phẩm trên nhiều phương diện: hình thức đến nội dung để đồng điệu với cảm xúc của người nghệ sĩ và thâm nhập vào thế giới vi diệu, bí ẩn của thơ ca; cần tinh tế và kiên nhẫn trong cảm nhận để có thể phát hiện được những vẫn đề nhân sinh được thể hiện trong bài thơ.

 
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,5
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu tiếng Việt. 0,5
Tổng điếm 20

 

 

————- HẾT ———-

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *