Đề tham khảo theo cấu trúc mới 2025 của Bộ -đề số 38

ĐỀ THAM KHẢO THEO CẤU TRÚC CỦA BỘ GD&ĐT

PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

XUÂN VỀ TRÊN CÁNH ĐỒNG HOA CẢI

(1)Thèm nắng ấm quá chừng. Thèm mùa xuân về ngập tràn trong màu nắng vàng như những giọt mật ong non sóng sánh. Má thò tay vào tải bốc mấy cục than cho vào cái thau nhôm, nhóm mồi lửa rồi đưa cái quạt mo cau phe phẩy và bắt đầu hong lạnh. Ấm chân ấm tay má mới rúc vô mền đi ngủ, lòng thì bâng quơ, biết chừng nào xuân mới về. Mới than hôm trước, hôm sau trời như hiểu nỗi lòng của má, cái lạnh đã bớt đi một cách rõ rệt, những bước đi của má được thanh thoát hơn, và tấm lưng không còn bị kêu rắc mỗi lần má di chuyển.

[…]

 (2)Mảnh ruộng mùa đông buồn hiu bỗng bừng lên một màu vàng miên man vô tận, những bông cải đang ngồng lên kiêu hãnh, phất phơ trong gió. Thấp thoáng trong đám lá xanh, tay má nhổ cỏ dại, nụ cười nhăn nhúm xuyên qua cánh hoa vàng tơ. Má kêu con Hai, thằng Út tranh thủ ra ruộng mà chơi vì cải đang giữa vụ rất đẹp.

(3)Mặc dù đã lớn nhưng má biết ký ức của bầy con vẫn đọng lại ở ruộng cải. Hai đứa con lớn tướng bỗng chốc bé lại như thuở lên bảy, lên mười. Thằng Út chạy nhanh tới những vồng cải đang nở rộ nhất rồi cười thật tươi kêu chị Hai tới chụp ảnh. Con Hai chạy theo thằng Út, tới nơi thở hổn hển, rồi bắt đầu kể. Út có nhớ nơi này chị em mình cùng mấy bạn trong làng chơi trò chơi tuổi thơ không? Ngồng cải Tết làm vương miện, bông cải xinh đính vào túi áo làm cô dâu chú rể. Có đứa còn nói sau này lớn lên, sẽ cưới đúng mùa hoa cải. Liệu chúng còn nhớ không ta?

(4)Má để mặc cho bầy con vùng vẫy, cười đùa, ôn lại ký ức, còn bản thân thì đi tới những vạt cải còn non ngắt một nắm cho vào rổ. Trưa nay trên mâm cơm sẽ có những cọng hoa cải vàng ươm quyện thơm mùi hương tỏi. Đĩa rau mùa xuân. Cái tên má đặt dễ thương gì đâu. Là món nhớ món thương của bầy con khi xa nhà, tới mùa xuân hoa cải nở rộ. Màu vàng hoa cải lấm chấm trên cọng lá xanh xanh dễ nào quên được khi ký ức cứ rưng rức, nhớ nhung của những ngày đầu xuân nhà nghèo với bữa cơm đạm bạc.

[…]

 (5) Những lần má kể cho bầy con nghe, cây cải đã vượt qua bao nhiêu đợt rét mướt mà kiêu hãnh vươn lên. Hoa cải bình dị, chân chất như chính nơi nó được sinh ra. Má luôn bảo bầy con phải nhìn cây cải mà học tập, mà vươn lên trong cuộc sống. Chiều nay, đứa con gái của má lại một mình ra đồng hoa cải. Hoa đồng nội thật đẹp, mùa xuân thật lỗng lẫy hơn nhờ có những bông hoa cải vàng ươm. Sau một năm nhiều biến động, khó khăn dồn dập, lòng con như hoang hoải mà chẳng biết tìm về nơi nào để bấu víu.

(6) Má như hiểu được lòng con, kêu ra đồng cải dạo bước cho tâm hồn thong thả an yên. Và thật lạ, khi con bước giữa mùa xuân, màu hoa cải, lòng như được vỗ về, bao âu lo tan trong màu hoa cải vàng miên man.

(7) Vài hôm nữa nắng lên hẳn, hoa cải cũng sẽ lụi tàn, thời gian lại đong đưa. Mùa cải khác lại đợi chờ. Con xa quê, bước chân về lại xứ người mang theo nỗi nhớ một mùa cải bình dị. Má tất tả bước chân ống cao ống thấp tiễn bầy con lên ga tàu. Má xoa đôi má bầy con, ôm lấy thật chặt như ngày xưa còn thơ bé. Má không quên mang một bó hoa cải, nói kèm theo lên phố cho đỡ nhớ nhà, nhớ quê. Tàu lăn bánh, những cũ càng con gửi lại phía sau, thấy tim mình tan chảy trong màu hoa cải vàng tươi, trong mùa xuân ngọt ngào phía trước…

                     (Đào Thanh Tùng, Báo Giáo dục thời đại, ngày 6 tháng 2 năm 2022)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. (0,5 điểm) Những tín hiệu nào trong văn bản cho thấy mùa xuân đã về trên cánh đồng hoa cải?

Câu 2. (0,5 điểm) Xác định cách giải thích nghĩa của từ “kí ức (Kí ức là quá trình tâm lý phản ánh lại trong óc những hình ảnh của sự vật đã tri giác được hoặc những tư tưởng, tình cảm, hành động về những sự vật đó.).

Câu 3. (1,0 điểm)  Phân tích tác dụng của việc kết hợp yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình có trong đoạn (3) và (4).

Câu 4. (1,0 điểm) Trong đoạn (5) má đã dặn: “…cây cải đã vượt qua bao nhiêu đợt rét mướt mà kiêu hãnh vươn lên. Hoa cải bình dị, chân chất như chính nơi nó được sinh ra. Má luôn bảo bầy con phải nhìn cây cải mà học tập, mà vươn lên trong cuộc sống”. Hãy trình bày suy nghĩ của anh/ chị về triết lí mà má đã gửi gắm qua lời dạy trên.

Câu 5. (1,0 điểm) Trong văn bản má đặt tên cho đĩa rau là “Đĩa rau mùa xuânanh/ chị có đồng tình hay không? Lí giải?

PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) làm rõ tác dụng của việc kết hợp hai yếu tố tự sự và trữ tình trong văn bản sau:

MÙA ĐÔNG PHƯƠNG NAM

Năm nay gió bấc đến hẹn lại về như mọi năm, vẫn là làn gió cuối thu trở ngọn se se lạnh rồi tan đi trong những cơn mưa cuối mùa. Trời tiếp tục oi bức với những vầng mây xám che kín cả bầu trời. Rồi những cơn mưa rào xua đi sức nóng, những cơn bão từ biển đông tạo thành vùng áp thấp nhiệt đới lùa vào thềm lục địa Nam bộ từng cơn mưa dai dẳng. Cứ tưởng cơn bấc nhẹ sẽ kéo theo mùa đông non đi qua như những năm trước. Nào ngờ, vừa qua tháng mười âm lịch ít ngày, dương lịch bước vào hạ tuần để chào mùa Noel mới thì bỗng dưng trời chuyển lạnh, lạnh đến rét run người nếu không nhờ đến những chiếc áo ấm. Cái lạnh làm tôi nhớ lại thời thơ ấu của mình. Đêm đêm ngồi trước ngọn đèn dầu học bài phải trùm thêm cái mền mà còn run, trong khi má tôi và mấy đứa em thơ đang đốt đống lửa ngoài sân để sưởi. Giáp Tết, gần như nhà nào trong xóm quê của tôi cũng nướng bánh phồng nếp. Người già, trẻ con quây quần quanh ngọn lửa, vừa nhai bánh phồng vừa sưởi ấm. Hương vị bánh phồng khó phai trong ký ức, vừa dòn dòn ngọt ngọt vừa phao phao trong cổ họng đã làm nên kỉ niệm một thời mà dù xa quê đằng đẵng mấy chục năm trời ta vẫn không quên được. Điều thú vị là bánh phồng phải nướng bằng lửa ngọn. Ngọn lửa khi vàng khi đỏ bập bùng trong sương lạnh nhưng hơi ấm lại lan tỏa vào tận đáy lòng. Một mùi thơm mộc mạc như rơm như cỏ nhưng sao cứ quấn quít vào tuổi thơ của mỗi người một nỗi nhớ, một niềm yêu kỳ diệu.

                     (Trịnh Bửu Hoài, bongtram, http://www.bongtram.com/2019/01/mua-ong-phuong-nam-tan-van-trinh-buu.html)

Câu 2. (4,0 điểm)

Thầy muốn nhắn nhủ với các em rằng: Biển học là mênh mông, trong đó sách vở tuy quan trọng nhưng cũng chỉ là vùng biển gần bờ mà thôi. Nền giáo dục của chúng ta đang bắt đầu đổi mới theo xu hướng tiến bộ hơn, tích cực hơn, theo đó học sinh muốn thành đạt thì ngoài kiến thức sách vở, họ còn phải thành thạo các kĩ năng xã hội, kĩ năng sống để phát triển toàn diện, họ cần phải được trang bị các giá trị chuẩn mực về tính cách, phẩm chất và những đạo đức tốt đẹp.

(Trích bài phát biểu của thầy Văn Như Cương nhân Lễ khai giảng trường THPT Lương Thế Vinh – Hà Nội, theo VNEXPRESS, ngày 06/9/2015)

Từ nội dung nhắn nhủ trong bài phát biểu của thầy Văn Như Cương, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận bàn về một trong những giá trị đạo đức tốt đẹp cần có của học sinh để có thể phát triển toàn diện bản thân.

—HẾT—

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA LỚP 11

MÔN NGỮ VĂN

(Đáp án gồm 02 trang)

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4,0
  1 Những tín hiệu cho thấy mùa xuân đã về trên cánh đồng hoa cải:

+ Cái lạnh đã bớt đi một cách rõ rệt

+ Mảnh ruộng mùa đông buồn hiu bỗng bừng lên một màu vàng miên man vô tận, những bông cải đang ngồng lên kiêu hãnh, phất phơ trong gió.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời 1 yếu tố: 0,25 điểm

0,5
  2 Cách giải thích nghĩa của từ “kí ức”  (Kí ức là quá trình m lý phản ánh lại trong óc những hình ảnh của sự vật đã tri giác được hoặc những tư tưởng, tình cảm, hành động về những sự vật đó.).

-Cách giải thích theo nội dung nghĩa của từ

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời sai đáp án: không cho điểm.

0,5
  3 Tác dụng của việc kết hợp yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình có trong đoạn (3) và (4).

-Yếu tố tự sự: kể lại kí ức tuổi thơ

-Yếu tố trữ tình: Bộc lộ tình cảm vui mừng với kí ức tuổi thơ và tình cảm trân quý với những gì gắn bó với má với món ăn đạm bạc quê nhà. (dễ nào quên được khi ký ức cứ rưng rức, nhớ nhung của những ngày đầu xuân nhà nghèo với bữa cơm đạm bạc.)

-Tác dụng:

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt…

+Vừa tái hiện những kí ức tuổi thơ gắn với cánh đồng hoa cải vừa bộc lộ trực tiếp tâm tư, tình cảm của tác giả…

     Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt khác, miễn hợp lí, thuyết phục.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời được 1 ý yếu tố tự sự hoặc trữ tình: 0,25 điểm

-Học sinh trả lời được tác dụng 1 ý 0,25 điểm

1,0
  4 Suy nghĩ về triết lí sống được người mẹ nhắc nhở các con trong đoạn (5)

-Suy nghĩ: Triết lí, lời dạy của má rất đúng đắn và cần thiết, con người cần phải khắc phục khó khăn, đương đầu khó khăn mà vươn lên, bởi cuộc sống luôn chưa đựng gian khổ, trắc trở…

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án 1,0 điểm.

Học sinh diễn đạt chưa trọn vẹn 0,5 điểm (có thể diễn đạt khác, miễn hợp lí)

-Học sinh trả lời còn chung chung chưa rõ 0,25 điểm (có thể diễn đạt khác, miễn hợp lí).

1,0
  5 Học sinh thể hiện thái độ đồng tình hay không đồng tình về cách má đặt tên cho đĩa rau là “Đĩa rau mùa xuân

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh chọn câu trả lời đồng tình/không đồng tình: 0,25 điểm

 – Học sinh lí giải rõ ràng hợp lí: 0,75 điểm

-Học sinh lí giải còn chung chung: 0,5 điểm

-Học sinh lí giải xa với cách đã chọn, chưa rõ vấn đề: 0,25 điểm

1,0
II   VIẾT 6,0
  1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) làm rõ tác dụng của việc kết hợp hai yếu tố tự sự và trữ tình trong văn bản Mùa đông phương Nam 2,0
    a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành

0,25
    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: rõ tác dụng của việc kết hợp hai yếu tố tự sự và trữ tình trong văn bản Mùa đông phương Nam

0,25
    c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:

+ Xác định đúng một số yếu tố tự sự trong văn bản như Đêm đêm ngồi trước ngọn đèn dầu học bài phải trùm thêm cái mền mà còn run, trong khi má tôi và mấy đứa em thơ đang đốt đống lửa ngoài sân để sưởi…

+ Xác định đúng một số yếu tố tự sự trong văn bản như Một mùi thơm mộc mạc như rơm như cỏ nhưng sao cứ quấn quít vào tuổi thơ của mỗi người một nỗi nhớ, một niềm yêu kỳ diệu …

+ Tác dụng: Những câu văn kết hợp cả yếu tố tự sự lẫn trữ tình gợi lên khung trời ký ức tuổi thơ, về những người, những việc thân thương cùng nỗi nhớ nhung của tác giả

– Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.

0,5
    d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vẫn đề nghị luận: tác dụng của việc kết hợp hai yếu tố tự sự và trữ tình trong văn bản Mùa đông phương Nam.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp: kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

0,5
    đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn

0,25
    e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
  2           Thầy muốn nhắn nhủ với các em rằng: Biển học là mênh mông, trong đó sách vở tuy quan trọng nhưng cũng chỉ là vùng biển gần bờ mà thôi. Nền giáo dục của chúng ta đang bắt đầu đổi mới theo xu hướng tiến bộ hơn, tích cực hơn, theo đó học sinh muốn thành đạt thì ngoài kiến thức sách vở, họ còn phải thành thạo các kĩ năng xã hội, kĩ năng sống để phát triển toàn diện, họ cần phải được trang bị các giá trị chuẩn mực về tính cách, phẩm chất và những đạo đức tốt đẹp.

(Trích bài phát biểu của thầy Văn Như Cương nhân Lễ khai giảng trường THPT Lương Thế Vinh – Hà Nội, theo VNEXPRESS, ngày 06/9/2015)

Từ nội dung nhắn nhủ trong bài phát biểu của thầy Văn Như Cương, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận bàn về một trong những giá trị đạo đức tốt đẹp cần có của học sinh để có thể phát triển toàn diện bản thân.

4,0
    a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội

0,25
    b. Xác định đúng vẫn đề nghị luận: một trong những giá trị đạo đức tốt đẹp cần có của học sinh để có thể phát triển toàn diện bản thân. 0,5
    c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

– Xác định được các ý chính của bải viết

– Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.

* Triển khai vấn đề nghị luận:

– Giải thích được một giá trị đạo đức tốt đẹp cần có của học sinh

+ Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết: Nêu biểu hiện cụ thể của phẩm chất đạo đức tốt đẹp của học sinh

+ Bàn luận về vai trò, ý nghĩa của một giá trị đạo đức tốt đẹp cần có góp phần phát triển toàn diện bản thân học sinh.

+ Đưa ra được những lí lẽ và bằng chứng để chứng minh vai trò của một giá trị đạo đức tốt đẹp.

+ Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội

– Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện

* Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân

1,0
    d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1,5
    đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25
    e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5
Tổng điểm 10,0

BÀI VIẾT THAM KHẢO

Câu 1

Mở đầu đoạn văn là lời diễn tả khung cảnh gió bấc như mọi năm với làn gió se se lạnh, rồi sự oi bức của trời, cơn bão rào xua đi sức nóng. Trong đoạn văn có yêu tố miêu tả xen tự sự, miêu tả tiết trời như mọi năm từ đẩy làm cho tác giả nhớ về tuổi thơ của mình. Nghệ thuật xen nghệ thuật tác giả vừa sử dụng yếu tố tự sự kết hợp với trữ tình kể lại những kí ức lúc nhỏ, mỗi kí ức mang theo mỗi tâm trạng khác biệt. Như “Đêm đêm ngồi trước ngọn đèn dầu học bài phải trùm thêm cái mền mà còn run, trong khi má tôi và mấy đứa em thơ đang đốt đống lửa ngoài sân để sưởi.” Khi nhớ lại việc khó khăn  thuở nhỏ đêm đêm phải ngồi trước  ngọn đèn dầu học với một tiết trời lạnh lẽo, làm gợi lên cảm xúc, và ý chí phấn đầu của tác giả dù khó khăn nhưng vẫn cố gắng học. Rồi lại xen các kí ức về giáp tết mọi người từ già tới trẻ đều nao nức, “ Người già, trẻ con quây quần quanh ngọn lửa, vừa nhai bánh phồng vừa sưởi ấm ” tác giả đã sử dụng triệt để yếu tố tự sự trong đó có phần miêu tả để gợi lên cho mọi người về kí ức của mình trong mỗi dịp tết, một khung cảnh vui tươi của mọi người từ già tới trẻ ai cũng nôn nao về tết. “Một mùi thơm mộc mạc như rơm như cỏ nhưng sao cứ quấn quít vào tuổi thơ của mỗi người một nỗi nhớ, một niềm yêu kỳ diệu.” tại đây ta có thể thấy yếu tố trữ tình rõ nét, tác giả đã thể hiện niềm vui vẻ và hạnh phúc với nỗi nhớ về tuổi thơ có thể thấy tác giả đã có một tuổi thơ tuyệt vời, đơn giản, mộc mạc nhưng không kiếm phần hạnh phúc mỗi khi nhớ lại. Cách kết hợp nghệ thuật đang xen nhau cụ thể tại đây là yếu tố tự sự và trữ tình đã góp phần làm cho nội dung lôi cuốn hơn, mỗi dòng kể với yếu tố tự sự mang nét trữ tình, giúp người đọc cảm nhận được rõ nét câu chuyện và cảm nhận từng cảm xúc qua câu chữ của tác giả về các sự việc. Một tác phẩm hay không chỉ biết cách triển khai nội dung mà cón cần có các yếu tố nghệ thuật đan xen nhau giúp cho độc giả cảm nhận rõ câu chuyện mà còn cảm nhận được những ý nghũ cảm xúc sâu xa hơn. Tác giả đã thành công khi kết hợp hai yếu tố tự sự và trữ tình với nhau, gây lôi cuốn và đưa độc giả vào từng cảm xúc của nội dung câu chuyện, lạc vào một khung trời tuổi thơ mênh mông, ấm áp nào đó

Câu 2

Dàn ý:

-Mở bài: giới thiệu về câu nói của thầy Văn Như Cương và nêu ra một phẩm chất, giá trị đạo đức tiêu biểu mà bạn lựa chọn để viết

-Thân bài:

–        Giải thích, phân tích về giá trị đạo đức bạn chọn

–        Nêu biểu hiện của giá trị đó

–        Dẫn chứng cho các biệu hiện

–        Khẳng định đúng sai của giá trị đạo đức đó

–        Phê phán những hành vi không phù hợp với giá trị đạo đức bạn đã chọn

–        Khẳng định đúng sai câu nói của thầy Văn Như Cương (có thể nêu thêm một số phẩm chất đạo đức khác)

-Kết bài: tổng kết nội dung bài Nêu bài học về giá trị đạo đức của bạn đã chọn từ đó đưa ra nhận xét về lời nói của thầy Vân Như Cương

Bài viết tham khảo:

BÀI VIẾT THAM KHẢO

Dù cho ở thời đại nào từ xưa hay nay vấn đề giáo dục vẫn luôn được quan tâm con người luôn tìm cách tìm tòi học hỏi những điều mới và họ luôn đưa ra những cách thức giáo dục để nâng cao trí thức con người cũng như phát triển một xã hội đất nước bền vững. Có thể thấy việc đánh giá một người trong xã hội hiện nay không chủ yếu dựa vào năng lực mà còn dựa vào những phẩm chất đạo đức của họ như bài phát biểu của thầy Văn Như Cương đã nêu “Thấy muốn nhắn nhủ với các em rằng: Biển học là mênh mông, trong đó sách vở tuy quan trọng nhưng cũng chỉ là vùng biển gần bờ mà thôi. Nền giáo dục của chúng ta đang bắt đầu đổi mới theo xu hướng tiến bộ hơn, tích cực hơn, theo đó học sinh muốn thành đạt thì ngoài kiến thức sách vở, họ còn phải thành thạo các kĩ năng xã hội, kĩ năng sống để phát triển toàn diện, họ cần phải được trang bị các giá trị chuẩn mực về tính cách, phẩm chất và những đạo đức tốt đẹp”. Câu nói đó thể hiện rõ ngoài việc học ra thì học sinh còn cần phải trang bị cho mình những kĩ năng, phẩm chất đạo đức cần thiết như các kỹ năng về giao tiếp và ứng xử hai các phẩm chất đơn giản như giữ chữ tín có trách nhiệm… Và điều quan trọng nhất mà một học sinh cần có trong suốt cuộc đời của bản thân đó là đức tính phẩm chất trung thực.

Trung thực là một trong những phẩm chất mà mỗi người đã được dạy bảo từ nhỏ. Trung thực chính là thật thà, luôn tôn trọng sự thật, nói sự thật, làm theo sự thật, không gian dối người khác nhằm bất cứ mục đích gì, không làm những hành vi gian xảo. Người có đức tính trung thực là người tôn trọng sự thật lẽ phải không vì một số lợi ích cá nhân mà bao che gian dối bất cứ điều gì họ sẽ luôn sẵn sàng đứng lên để bảo vệ cho lý lẽ cho sự thật. Người có đức tính trung thực họ sẽ luôn giữ chữ tín với những người xung quanh không dối gian hai bao che cho bất kỳ ai nên luôn được những người xung quanh tin yêu, tin cậy và nhận được sự tin nhiệm cao trong xã hội

Việc rèn luyện đức tính trung thực không phải là một việc gì khó. Biểu hiện của đức tính trung thực rất đơn giản nó chỉ làm việc ta không nói dối trong cuộc sống luôn trung thực với một sự thật luôn tôn trọng sự thật lẽ phải. Biểu hiện đức tính trung thực có rất nhiều một trong số đó có thể như là trung thực trong việc tuân thủ pháp luật hay là nhặt được của rơi trả lại cho người bị mất, khi đã nói việc gì đó thì chúng ta nhất định phải làm luôn và phải có trách nhiệm với lời nói và hành động của mình cũng là một biểu hiện cho phẩm chất trung thực của bản thân. Và với trách nhiệm là một học sinh chúng ta cần nên trung thực trong học tập là một điều tất yếu không gian dối thầy cô bạn bè không làm trái các quy định của nhà trường nói riêng và nhà nước nói chung. Nhìn gần chớ có nhìn xa trung thực đơn giản nhất mà chúng ta mỗi con người luôn có thể rèn luyện được đó là trung thực với bố mẹ, gia đình không gian dối và nên luôn thật thà với bố mẹ.

Người có tính trung thực sẽ luôn nhận được sự tín nhiệm tin cậy của những người xung quanh. Và tính trung thực không phải khi có rồi thì nó vẫn như vậy mà chúng ta cần nên duy trì và rèn luyện nâng cao ý thức trung thực trong mỗi chúng ta. Bởi bên cạnh đó vẫn còn một số cá nhân tạo nên cho mình sự uy tín, trung thực cho bản thân để mọi người xung quanh tin tưởng nhưng lại vì lợi ích cá nhân mà lợi dụng lòng tin ấy để trục lại cho bản thân như đợt dịch Covid-19 vừa qua vì cái lợi ích trước mắt mà đẩy đồng bào mình vào cảnh túng khó của Công ty Việt Á cấu kết cùng các cán bộ của các tỉnh nâng khống giá bộ sinh phẩm kit xét nghiệm làm người dân phải mua với một mức giá quá cao. Và họ đã phải chịu xử lí nghiêm của pháp luật. Nhìn chung xã hội hiện nay vẫn còn một số bộ phận nhỏ vẫn chưa hiểu được hết những lợi ích của sự trung thu họ về một số lợi ích của bản thân hay vì một tình thương hại nhỏ cho một ai đó mà họ bao che đi sự thật điều đó sẽ gây nên sự không phân minh sự thật trong xã hội có thể sẽ làm cho xã hội về càng xấu đi bởi thế chúng ta cần và tìm hiểu rèn luyện về phẩm chất trung thực

Vậy nên khi làm một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần được học và tìm hiểu cũng như là rèn luyện sâu hơn về đức tính trung thực để không phải có những lựa chọn sai lầm chỉ vì một cái lợi trước mắt mà đánh mất đi sự tín nhiệm của mọi người. Trung thực không chỉ vì sự tín nhiệm của mọi người mà nó còn về bản thân của chúng ta trung thực tin vào lẽ phải tôn trọng sự thật không bao che cho bất cứ việc sai lầm nào để khiến cho tâm hồn của chúng ta được nhẹ nhàng hơn vì không phải toan tính lo nghĩ cho mọi việc mình nói dối bị lộ ra bởi chúng ta luôn tôn trọng sự thật đó là một nét đặc trưng của tính trung thực.

 

Như lời của thầy Vân Như Cương “Thấy muốn nhắn nhủ với các em rằng: Biển học là mênh mông, trong đó sách vớ tuy quan trọng nhưng cũng chỉ là vùng biển gần bờ mà thôi. Nền giáo dục của chúng ta đang bắt đầu đổi mới theo xu hướng tiến bộ hơn, tích cực hơn, theo đó học sinh muốn thành đạt thì ngoài kiến thức sách vở, họ còn phải thành thạo các kĩ năng xã hội, kĩ năng sống để phát triển toàn diện, họ cần phải được trang bị các giá trị chuẩn mực về tính cách, phẩm chất và những đạo đức tốt đẹp.” Câu nói này quả thật không sai xã hội ngày nay không chỉ nhìn nhận về kiến thức mà nó còn nhìn nhận vào những phẩm chất năng lực của một  người vậy nên ngoài phẩm chất trung thực vừa nêu trên chúng ta còn cần có những phẩm chất khác như sự kiên trì, ý thức trách nhiệm, giữ chữ tín, hay các năng lượng như năng lực giao tiếp, tìm tòi học hỏi, tư duy sáng tạo,… để không bị hụt lùi ở phía sau mỗi học sinh cần nên tráng miệng cho mình những cách học hiệu quả như kết hợp việc học các kiến thức vừa kết hợp với việc rèn luyện phẩm chất đạo đức năng lực tư duy để có thể phát triển toàn diện bản thân hơn. Ngoài những nỗ lực của học sinh thì còn cần phải có những nỗ lực của nhà nước, trường học, gia đình để làm sao có thể hướng cho con em tới con đường phát triển toàn diện bản thân.

 

Đang là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường hay sau này là một con người nhỏ bé trong vũ trụ xã hội này thì chúng ta vẫn nên kiên trì rèn luyện đức tính trung thực của bản thân không nên vì một cái lợi ích nào trước mắt bạn mắt nên sự trung thực tôn trọng sự học lẽ phải mà ngay từ đầu chúng ta xây dựng. Ngoài ra chúng ta cũng cần góp phần nâng cao việc giáo dục giới trẻ thời nay cụ thể hơn là giáo dục các bạn học sinh thời nay về việc ngoài đầu tư kiến thức cho bản thân ra chúng ta cần đầu tư cho mình những phẩm chất đạo đức có giá trị để góp phần hoàn thiện toàn diện bản thân, và làm cho xã hội ngày càng giàu đẹp văn minh.. Giáo dục không chỉ hướng tới tri thức mà còn dạy ta cách làm người nên ngoài tri thức ta cần có các phảm chất giá trị đạo đức tốt đẹp khác. “ Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt được sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến cái chân và thực hành cái thiện. – Vijaya Lakshmi Pandit –”

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *