Đề tham khảo theo cấu trúc mới 2025 của Bộ -đề số 25

ĐỌC HIỂU ( 4.0 điểm):

Đọc văn bản sau:

Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ,

Mùi hoa thiên lý thoảng chiều thu.

Con cò bay lả trong câu hát,

Giấc trẻ say dài nhịp võng ru.

Lá thấp cành cao gió đuổi nhau,

Góc vườn rụng vội chiếc mo cau.

Trái na mở mắt, nhìn ngơ ngác,

Đàn kiến trường chinh(1) tự thuở nào.

Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non,

Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con.

Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín,

Điểm nhạt da trời những chấm son. (…)

(Trích Chiều thu, Nguyễn Bính, NXB Văn học, 1993)

* Chú thích: (1) “Trường chinh” nghĩa là một cuộc chiến đấu, một hành trình kéo dài và vất vả.

Trả lời các câu hỏi:

Câu 1. Xác định đề tài của văn bản?

Câu 2. Chỉ ra cách gieo vần và ngắt nhịp trong hai câu thơ: Lá thấp cành cao gió đuổi nhau,/ Góc vườn rụng vội chiếc mo cau.

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong hai câu thơ: Lá thấp cành cao gió đuổi nhau,/ Góc vườn rụng vội chiếc mo cau.

Câu 4.  Nhận xét về vẻ đẹp của bức tranh mùa thu làng quê qua đoạn thơ:

Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non,

Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con.

Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín,

Điểm nhạt da trời những chấm son.

Câu 5. Từ đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, hãy cho biết ý nghĩa của của quê hương đối với cuộc đời mỗi con người. (Trả lời khoảng 5 dòng).

VIẾT. ( 6.0 điểm)

Câu 1. ( 2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận ( Khoảng 200 chữ) làm rõ vẻ đẹp nhân vật cô áo lụa hồng trong văn bản sau:

CÔ ÁO LỤA HỒNG

                                                                                                   Thạch Lam

[…]

Nhiều lần, theo sau một cô thiếu nữ xinh xắn một thôi đường cũng khá mỏi chân, Hiệp chỉ muốn tiến lên tìm cách làm quen hay nói chuyện với thiếu nữ. Nhưng cái tính rụt rè làm cho Hiệp, khi sắp sửa nói, lại ngượng nghịu, tự thấy câu mình sắp nói không có ý nghĩa gì hết. Thành thử, dưới đôi con mắt ngạc nhiên của thiếu nữ, Hiệp lúng túng rồi lại lùi xuống giữ cái địa vị đi theo như cũ.

[…]

Có lẽ thiếu nữ cũng biết anh ta theo, nên thỉnh thoảng nàng quay lại nhìn Hiệp mỉm cười. Qua phố hàng Ngang, hàng Đường, chợ Đồng Xuân… thiếu nữ rẽ qua hàng Lược, rồi đứng dừng lại trên hè, ngơ ngác nhìn hai dãy phố như người tìm số nhà.

Cố thu hết can đảm trong người, Hiệp bước rảo đến trước mặt thiếu nữ. Chàng ngả mũ chào rất lễ phép:

– Thưa cô… thưa cô…

[…]

Thấy cái vẻ lúng túng của Hiệp, thiếu nữ như có ý thương hại. Đột ngột nàng hỏi:

– Anh Tân đấy à?

Hiệp đứng ngây người ra một lát. Nhưng một ý nghĩ thoáng qua trong óc Hiệp, một cách có thể thoát khỏi cái thời khắc ngượng nghịu, Hiệp liền liều trả lời:

– Vâng… chính tôi…

Thiếu nữ bỗng có vẻ vồn vã, ân cần, bước lại gần Hiệp, nói:

– Chết chửa! Thế mà tôi không nhận ra đấy. Trông bây giờ anh khác hẳn trước kia, nhớn hơn nhiều…

[…]

Hai người vừa đi vừa nói chuyện. Câu chuyện mỗi lúc thêm thân mật, như hai người bạn cũ gặp nhau. Hiệp đóng vai anh Tân nào đó thật là hoàn toàn, trả lời một cách kín đáo… Có khi Hiệp cũng ngập ngừng về một câu nói, nhưng thiếu nữ hình như vui mừng gặp người cũ, không để ý đến gì cả.

Đến lúc chia tay, anh ta đã biết rõ thiếu nữ là Lan, lưu học sinh trường nữ sư phạm. Anh ta lại biết cả số nhà ở hàng Lược và lại được cô hẹn đến chủ nhật sau đến cửa trường học đón cô đi chơi.

[…]

Hôm ấy gặp Lan, Hiệp cảm động, hồi hộp […]

Hiệp lại ngập ngừng:

– Câu chuyện của anh… em tha thứ cho nhé. Hôm ấy, anh đã nói dối em, vì anh…không phải là Tân!

Lan cười ròn vui vẻ, đáp:

– Em cũng không phải là Lan!

[…]

Hiệp ngơ ngác; chàng hỏi :

– Thế là làm sao? Anh không hiểu.

Lan lấy tay che miệng, giảng:

– Có gì đâu. Hôm ấy em thấy anh cứ lúng túng mãi, nên em mới giả vờ hỏi thế cho anh đỡ ngượng, chứ có anh Tân, anh Tiếc nào đâu.

[…]

(Tuyển tập truyện ngắn Thạch Lam, NXB Văn học, 1998)

 

Câu 2. ( 4,0 điểm)

Cuộc sống của mỗi người đều có những khác biệt, có nên tôn trọng những khác biệt đó?

Viết bài văn nghị luận ( khoảng 600 chữ) trình bày ý kiến của anh/chị về việc tôn trọng sự khác biệt ở mọi người trong xã hội hiện nay.

————————HẾT————————-

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4.0
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 Đề tài thiên nhiên (chiều thu).

 

0.5
2 – Vần: nhau-cau

– Nhịp: 4/3

(HS trả lời đúng mỗi ý thì cho 0,25 điểm)

0.5
3 – BPTT nhân hóa: gió đuổi nhau

– Tác dụng: Miêu tả vẻ đẹp nổi bật của mùa thu và làm cho câu thơ sinh động (gợi hình gợi cảm), hấp dẫn hơn.

(HS trả lời đúng mỗi ý thì cho 0,25 điểm; HS không chỉ ra được BPTT, mặc dù nêu được tác dụng, cho 0.0 điểm)

1.0
4 HS có thể thể nêu cảm nhận bức tranh chiều thu qua những hình ảnh: Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non, Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con -> đồng lúa đẹp, giàu sức sống; Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín,/Điểm nhạt da trời những chấm son -> âm thanh tiếng chim tươi vui, trái cây chín ngọt, sắc màu da trời tươi sáng…

=> Với BPTT liệt kê, nhân hóa… bức tranh thiên nhiên chiều thu được miêu tả thanh thoát, tươi tắn, gợi khung cảnh yên bình của làng quê…

(HS có thể nêu những cảm nhận khác nhau miễn sao phù hợp với nội dung và nghệ thuật của đoạn trích).

1.0
5 – Gợi ý ý nghĩa của của quê hương đối với cuộc đời mỗi con người:

+ Quê hương không chỉ nuôi lớn chúng ta về mặt thể chất mà nuôi dưỡng những tình cảm đẹp đẽ cho tâm hồn mỗi người.

+ Quê hương dạy chúng ta biết yêu thương, gắn bó với gia đình, họ hàng, làng xóm.

+ Góp phần quan trọng trong việc hình thành nên nhân cách, lối sống và bản sắc của mỗi người.

+ Quê hương tạo nên sức mạnh tinh thần mạnh mẽ để con người vượt qua mọi khó khăn, thách thức của hoàn cảnh.

+ Là điểm tựa tinh thần vững chãi, nơi nuôi dưỡng những ước mơ, khát vọng…

1.0
II   VIẾT 6,0
 

 

1 Viết đoạn văn nghị luận ( Khoảng 200 chữ) làm rõ làm rõ vẻ đẹp nhân vật cô áo lụa hồng trong văn bản sau: 2.0
a. Xác định được về hình thức, dung lượng của đoạn văn ( khoảng 200 chữ). Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp; song hành hoặc móc xích. 0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.25
c.Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận.

Xác định được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận, sau đây là một số gợi ý: + Cô gái áo lụa hồng: Hiểu được sự lúng túng của Hiệp và giúp Hiệp thoát khỏi tình trạng đó bằng cách giả vờ nhận nhầm người

+ Anh thực sự có cảm tình với cô gái và không muốn tiếp tục mối quan hệ bằng sự giả dối nên đã nói thật, ngược lại cô gái cũng thú nhận việc cố ý nhận nhầm người để có cớ cho chàng trai nói chuyện

=> Cô gái trong truyện thông minh, tinh tế lại duyên dáng, khéo léo trong giao tiếp.

 

0.5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được thao tác lập luận, phương thức biểu đạt hợp lý để triển khai vấn đề.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng,  bằng chứng hợp lý.

0.5
e. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0.25
g. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. 0.25
2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

           Cuộc sống của mỗi người đều có những khác biệt, có nên tôn trọng những khác biệt đó?

Viết bài văn nghị luận ( khoảng 600 chữ) trình bày ý kiến của anh/chị về việc tôn trọng sự khác biệt ở mọi người trong xã hội hiện nay.

 

 

4.0
a. Đảm bảo đúng kiểu bài văn nghị luận  xã hội 0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: việc tôn trọng sự khác biệt ở mọi người trong xã hội hiện nay.

 

0.5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận.

– Xác định được ý chính của bài viết.

– Xác định các ý theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận:

* Giới thiệu được  vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề nghị luận.

* Triển khai vấn đề cần nghị luận:

– Giải thích: Sự khác biệt: những cá tính, nét riêng, đặc trưng của một người, một sự vật nào đó mà khi chỉ cần nhắc về đặc điểm đó ta sẽ hình dung ra ngay người, vật ấy.Mỗi người, mỗi vật đều có những nét đặc trưng riêng, sự khác biệt riêng, chúng ta cần biết tôn trọng những đặc điểm đó.

– Bày tỏ quan điểm của người viết:

– Những biểu hiện của việc tôn trọng sự khác biệt ở mọi ngườiNgười biết tôn trọng sự khác biệt là người biết lắng nghe những quan điểm, chia sẻ, góc nhìn của người khác một cách trân trọng và tỉ mỉ. Chúng ta có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm của người khác nhưng không tìm cách vùi dập hoặc coi thường suy nghĩ của họ.

– Ý nghĩa của việc tôn trọng sự khác biệt ở mọi người, đặc biệt là trong quá trình hình thành lối sống tích cực ở mỗi ngườiếu con người biết đón nhận những sự khác biệt trong cuộc sống, tất cả chúng ta sẽ cùng nhau hòa đồng, hòa hợp trong một cộng đồng. Điều này sẽ giúp cho mỗi người mở rộng mối quan hệ của mình, sẽ giúp cho mọi người đến gần với nhau hơn, mọi người cùng nhau chung tay tập trung phát triển những mặt khác của cuộc sống thay vì đi soi mói, đàm tiếu về nhau. Nếu một xã hội mà sự khác biệt luôn được tôn trọng thì ở đó những rào cản thông thường sẽ không còn, con người sẽ cùng nhau vững bước, xây dựng một cộng đồng chung lớn mạnh.

– Phản bác những ý kiến trái chiều: Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người không biết tôn trọng quan điểm của người khác, sự khác biệt của người khác, luôn cho mình là nhất, quan điểm của mình là đúng và người khác là sai,…

– Lấy được dẫn chứng và phân tích dẫn chứng.

– Mở rộng, bày tỏ quan điểm trái chiều, hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện hơn.

* Khẳng định lại quan điểm cá nhân và rút ra bài học cho bản thân.

 

1.0-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d.  Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

Học sinh lựa chọn được 2 luận điểm để bày tỏ được quan điểm của cá nhân.

– Lựa chọn được thao tác lập luận, phương thức biểu đạt hợp lý để triển khai vấn đề.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng,  bằng chứng hợp lý.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ quan điểm của cá nhân nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1.5
e. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt, liên kết bài văn

0.25

 

g Sáng tạo: Bài viết có suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. 0.5

 

Tổng điểm 10.0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *