Đề tham khảo theo cấu trúc mới 2025 của Bộ -đề số 10

ĐỌC HIỂU ( 4.0 điểm):

 Đọc văn bản sau:

( Lược phần đầu truyện : Như thường lệ, lão Hạc và ông giáo ngồi chuyện vãn với nhau. Những câu chuyện xoay xung quanh cuộc sống hàng ngày, trong đó có chuyện lão Hạc không muốn bán con chó. Ông giáo “tôi” không để tâm vì đã nghe nhiều lần. Ông giáo cũng từng như lão Hạc, không muốn bán sách nhưng rồi vẫn phải bán…Câu chuyện lại xoay qua đứa con của lão Hạc, vì phẫn chí không có tiền cưới vợ mà bỏ đi làm đồn điền cao su, để lại lão với con chó vàng ở nhà bầu bạn sớm tối bên nhau. Lão rất quí con chó, ăn gì cũng chia cho nó. Cảnh mất mùa, thiên tai, ốm đau  khiến cuộc sống của lão thiếu thốn. Lão quyết tâm bán chó, gửi toàn bộ tiền bán chó và mảnh vườn nhờ ông giáo giữu hộ, sau này thằng con trai lão về thì trao lại cho nó….

…Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy, hay bữa trai, bữa ốc. Tôi nói chuyện lão với vợ tôi. Thị gạt phắt đi:

– Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ! Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ! Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão? Chính con mình cũng đói…

Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương… Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận. Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc. Nhưng hình như lão cũng biết vợ tôi không ưng giúp lão. Lão từ chối tất cả những cái gì tôi cho lão. Lão từ chối một cách gần như là hách dịch. Và lão cứ xa tôi dần dần…

Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ… Một hôm, tôi phàn nàn về việc ấy với binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi: Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo:

– Lão làm bộ đây! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu. Lão vừa xin tôi một ít bả chó…

Tôi trố to đôi mắt, ngạc nhiên. Hắn thì thầm:

– Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão… Lão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với tôi uống rượu.

Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết. Một người như thế ấy!… Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!… Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ một ngày một thêm đáng buồn…

*

* *

Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào”

( Nam Cao- Trích Lão Hạc)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5

Câu 1: Truyện Lão Hạc sử dụng ngôi kể thứ mấy?

Câu 2: Tìm các từ ngữ thể hiện phản ứng của lão Hạc khi được ông giáo giúp đỡ ?

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên”.

Câu 4: Nhận xét về lời nói của vợ ông giáo “Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ! Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ! Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão? Chính con mình cũng đói…”

Câu 5: Qua đoạn trích, anh/chị suy nghĩ như thế nào  về ý nghĩa của sự đồng cảm đối với người khác trong hoàn cảnh khó khăn ?

VIẾT. ( 6.0 điểm)

Câu 1. ( 2,0 điểm)

           Viết đoạn văn nghị luận ( Khoảng 200 chữ) nhận xét về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật lão Hạc trong ngữ liệu trên.

Câu 2. ( 4,0 điểm). Viết đoạn văn nghị luận ( Khoảng 200 chữ)  trình bày Suy nghĩ của anh chị về vấn đề  ảnh hưởng của những cá nhân  nổi tiếng  đối với giới trẻ hiện nay.

                                                        HƯỚNG DẪN

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4.0
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 – Ngôi kể :Thứ 3

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

0.5
2 – Liệt kê một số từ ngữ miêu tả phản ứng của lão Hạc: Biết, từ chối, xa tôi, không hiểu

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời như đáp án hoặc có 3 phương án: 0,5 điểm

– Trả lời có 2 phương án: 0,25 đ

– Không trả lời: 0,0 điểm.

0.5
3 – Phép liệt kê:

– Tác dụng:

+Nhằm nhấn mạnh, tăng sức gợi hình gợi cảm

+ Khắc sâu hình ảnh cái chết dữ dội của lão Hạc. Đó là cái chết đau đớn vật vã đúng như hình ảnh một con chó bị bả

+ Cái chết của lão khiến nhân vật người xem cũng như độc giả đều cảm thấy bàng hoàng xót thương

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm

– Trả lời được 1 ý tương đương như đáp án: 0,5 điểm

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm

1.0
4 Nhận xét về lời nói của vợ ông giáo

+ Câu 1: Cho lão chết-> đây là một lời nói thể hiện sự tàn nhẫn,

+ Câu 2,3: Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ! Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ-> Đúng vì lão Hạc có tiền bán chó, có vườn nhưng lại không dùng số của cải vật chất đó chi dùng cho bản thân mà đem gói gém gửi gắm ông giáo, để giành cho con

+ Câu 4,5: Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão? Chính con mình cũng đói…”-> Nói rất đúng về hoàn cảnh sống của “thị” và ông giáo

=> Tóm lại: Lời của “thị” thoạt nghe có vẻ tàn nhẫn nhưng không thể không thừa nhận là có lý. Lời nói cũng chứa đựng sự bất lực đau khổ của nhân vật.

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm

– Trả lời tương đương như đáp án được 1/2 số ý: 0,5 – 0,75 điểm

– Trả lời tương đương như đáp án được 1/3 số ý: 0,25 – 0,5 điểm

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

1.0
5 Suy nghĩ về ý nghĩa của sự đồng cảm đối với người khác trong hoàn cảnh khó khăn:

– Sự đồng cảm giúp chúng ta có thái độ đối xử chân thành

– Sự động cảm giúp người khác không cảm thấy tự ti, mặc cảm

– Sự đồng cảm giúp duy trì những mối quan hệ tốt đẹp

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm

– Trả lời tương đương như đáp án 2  ý:  0,75 điểm

– Trả lời tương đương như đáp án 1 ý:  0,5 điểm

– Trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

(Lưu ý: HS có thể có cách diễn đạt khác, miễn là lí giải hợp lí, thuyết phục thì vẫn cho điểm)

1.0
II   VIẾT 6,0
 

 

1 Viết đoạn văn nghị luận ( Khoảng 200 chữ) làm rõ đặc điểm về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong đoạn trích 2.0
a. Xác định được về hình thức, dung lượng của đoạn văn ( khoảng 200 chữ). Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp; song hành hoặc móc xích. 0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong đoạn trích 0.25
c.Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận.

Xác định được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận, sau đây là một số gợi ý:

– Đặt nhân vật vào hoàn cảnh có vấn đề: Hoàn cảnh nghèo khổ , ốm đau không còn có cách mưu sinh. Có chút tiền, vườn lại muốn giành dụm cho con

– Lựa chọn, sắp đặt các sự việc chi tiết độc đáo, giàu ấn tượng, đầy kịch tính.

+ Sự việc Binh Tư và lão Hạc bàn về việc đánh bẫy bả chó rồi mới đến việc lão Hạc tự tử

+ Chi tiết lão Hạc chết: được đặc tả tỉ tỉ qua lời kể của nhân vật trong truyện

0.5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được thao tác lập luận, phương thức biểu đạt hợp lý để triển khai vấn đề.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng,  bằng chứng hợp lý.

0.5
e. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0.25
g. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. 0.25
2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Viết đoạn văn nghị luận ( Khoảng 200 chữ)  trình bày Suy nghĩ của anh chị về vấn đề  ảnh hưởng của những cá nhân  nổi tiếng  đối với giới trẻ hiện nay. 4.0
a. Đảm bảo đúng kiểu bài văn nghị luận  xã hội 0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ảnh hưởng của những cá nhân nổi tiếng đối với giới trẻ 0.5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận.

– Xác định được ý chính của bài viết.

– Xác định các ý theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận:

* Giới thiệu được  vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề nghị luận.

* Triển khai vấn đề cần nghị luận:

– Giải thích:“cá nhân nổi tiếng” là những người như thế nào ? : Những người đó thường được nhận biết, công nhận và được người khác chú ý đến thông qua công việc, thành tựu, tài năng, hoặc sự gây ấn tượng.

– Bày tỏ quan điểm của người viết:

+ Ảnh hưởng tiêu cực: Mạnh mẽ, dễ dàng và tức thời là các cá nhân trong ngành giải trí, hoạt động thường xuyên trên mạng xã hội. Có thể họ chỉ nổi tiếng vì vai diễn hay vì một phát ngôn nhưng lại khiến rất nhiều đối tượng thanh thiếu niên chịu nahr hưởng về trang phục, phát ngôn, lối sống, tư duy…

+ Ảnh hưởng tích cực: Là những cá nhân có thành tựu có  đóng góp trong những lĩnh vực như nghiên cứu khoa học, học tập sản xuất. Sự xuất hiện của các cá nhân này chủ yếu sẽ định hướng tư duy lối sống lý tưởng khát vọng, khiến giới trẻ noi theo và muốn trở thành bản sao tốt đẹp của họ

Hs: Lấy được dẫn chứng và phân tích dẫn chứng.

– Mở rộng, bày tỏ quan điểm trái chiều, hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện hơn.

– Dễ ảnh hưởng và tác động nhanh là các cá nhân nổi tiếng trên mạng xã hội hay ngành giải trí hơn là các cá nhân làm trong các lĩnh vực sản xuất hay nghiên cứu khoa học….

– Lý do: Không gian mạng, ngành giải trí xuất hiện hàng ngày trong khi các lĩnh vực khác khả năng xuất hiện, thời lượng đưa tin đến công chúng, nhất là giới trẻ ít hơn. Vì vậy giới trẻ không quan tâm hơn biết đến ít hơn

– Khẳng định lại quan điểm cá nhân và rút ra bài học cho bản thân.

– Ảnh hưởng của cá nhân nổi tiếng đối với giới trẻ là việc thường sảy ra, có thể tức thời và lâu dài

– Để giới trẻ tiếp nhận được những tác động tích cực, cần nhiều người tham gia, nhất là phía gia đình và thày cô, nhà trường. Cần có những định hướng, xây dựng hình mẫu chuẩn để giới trẻ nhận biết và lựa chọn noi gương

– Xây dựng cho giới trẻ hình mẫu để theo đuổi nhưng cũng cần có những kế hoạch, biện pháp kích thích động viên kịp thời

– Hình mẫu điển hình nhưng là con người, cũng có thể có vài điểm điểm chưa hoàn thiện, chưa nổi bật nên phải hiểu để học hỏi noi gương điểm tích cực, nổi bật; điểm chưa nổi bật hoặc tiêu cực cần nhận ra để khắc phục…..

1.0-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d.  Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

Học sinh lựa chọn được 2 luận điểm để bày tỏ được quan điểm của cá nhân.

– Lựa chọn được thao tác lập luận, phương thức biểu đạt hợp lý để triển khai vấn đề.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng,  bằng chứng hợp lý.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ quan điểm của cá nhân nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1.5
e. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt, liên kết bài văn

0.25

 

 Sáng tạo: Bài viết có suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. 0.5

 

Tổng điểm 10.0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *